Chọn nghề theo sở thích? – THUYẾT CON NHÍM TRONG LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP TƯƠNG LAI

Chọn ngành hay chọn trường đại học từ xưa đến nay chưa bao giờ là điều dễ dàng dành cho các bạn trẻ lớp 12, thậm chí với sinh viên sau khi tốt nghiệp rồi, việc chọn nghề cũng là một câu hỏi đau đầu, khi mà sự trải nghiệm còn quá non nớt.

Chọn ngành hay chọn trường đại học từ xưa đến nay chưa bao giờ là điều dễ dàng dành cho các bạn trẻ lớp 12, thậm chí với sinh viên sau khi tốt nghiệp rồi, việc chọn nghề cũng là một câu hỏi đau đầu, khi mà sự trải nghiệm còn quá non nớt. Đối mặt với hàng ngàn thông tin trên mạng internet, liệu bạn trẻ có tự tin rằng sẽ chắt lọc được thông tin hữu ích cho sự lựa chọn của bản thân? Vậy tại sao không áp dụng “khoa học” trong việc chọn ngành, chọn trường?

1. Thuyết con nhím là gì? Áp dụng trong việc chọn ngành như thế nào?

Bắt đầu từ câu chuyện ngụ ngôn về nhím và cáo

Truyện kể rằng, trong khu rừng nọ có một con Cáo khôn ngoan, ranh mãnh với nhiều chiêu trò tinh quái, còn Nhím là con vật nhỏ bé, cục mịch và di chuyển chậm chạp. Ngày qua ngày, Cáo luôn nghĩ ra nhiều chiêu trò để tấn công nhím nhưng lần nào cũng bị thất bại, thân mình cắm chi chít gai. Sau tất cả, cáo vẫn không bao giờ hiểu được rằng: Dù Cáo có nhiều trò ma mãnh đến mấy cũng không thể bắt được Nhím chỉ thành thục một kỹ năng, đó chính là tự vệ.

Hành động cuộn tròn người lại và xù gai tuy hết sức đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả bất ngờ
Từ câu chuyện ngụ ngôn đó, triết gia Isaiah Berlin đã phân chia con người thành 2 nhóm:
=> Người “Cáo”: Là người luôn đặt ra nhiều mục tiêu, với từng chiến lược cụ thể nhưng khó đạt được hiệu quả trong dài hạn
=> Người “Nhím”: Là người chỉ tập trung vào một mục tiêu, và giải quyết mọi việc theo cách đơn giản nhất.

Nói kỹ hơn về nhóm Người “Nhím”, họ sẽ tập trung vào điểm mạnh duy nhất của bản thân, nhờ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh và sự khác biệt với mọi người xung quanh, từ đó giành chiến thắng. Đó cũng chính là luận điểm quan trọng nhất hình thành nên Thuyết con Nhím (Hedgehog concept) mà Jim Collins đã đề cập đến trong cuốn sách kinh điển “Good to great” năm 2001.
Hẳn là các bạn đang rất băn khoăn Thuyết con Nhím có liên quan gì đến việc chọn ngành, chọn trường? Hãy nhìn sơ đồ sau bạn sẽ rõ:

Theo thuyết con nhím, chọn lựa ngành nghề lý tưởng sẽ là điểm giao thoa của ba yếu tố: điều bạn thực sự đam mê, điều bạn thật sự giỏi và nhu cầu xã hội. Hay nói cách khác chọn đúng ngành chính là việc chọn đúng sở thích, phù hợp với năng lực và đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Giờ đây, điều cuối cùng bạn cần làm chính là vận dụng Thuyết con nhím một cách hiệu quả. Hãy trả lời 3 câu hỏi sau:

Câu hỏi 1: Bạn đã biết đam mê của chính mình?

Trong Binh pháp tôn tử có câu “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Đúng vậy, chỉ khi nào bạn thực sự hiểu chính mình, biết mình có hứng thú, đam mê với điều gì, bạn sẽ có lòng quyết tâm và thực hiện điều đó. Hãy thành thật với chính mình nhé! Điều gì làm bạn thích thú? Hay đơn giản là môn học nào, lĩnh vực nào mà bạn quan tâm sâu sắc? Từ đó khoanh vùng các ngành, các trường mà bạn yêu thích
Ví dụ: Bạn thích lĩnh vực về kinh doanh từ đó khoanh vùng các trường đại học có Ngành Quản trị Kinh doanh và Kinh tế như: Đại học Kinh tế – Luật ĐHQG TP.HCM, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Đại học Kinh Tế TP. HCM…

Câu hỏi 2: Thứ bạn làm giỏi nhất?
Còn gì thú vị hơn khi tự khám phá khả năng của bạn thân? Và một công cụ giúp bạn tự kiểm nghiệm đó chính là mô hình phân tích SWOT (phân tích Strengths – điểm mạnh, Weaknesses – điểm yếu, Opportunities – cơ hội và Threat – thách thức). Dựa vào đó, bạn có thể tìm ra điểm mạnh của bản thân và chọn ngành phù hợp với năng lực. Cơ sở để bạn có thể phân tích là kết quả học tập cấp 3 hay những lời nhận xét, đánh giá của mọi người xung quanh

Câu hỏi 3: Nhu cầu của xã hội là gì?

Đây là lúc mà bạn nên cập nhật và chắt lọc những thông tin trên internet. Chọn được nghề mà phù hợp với nhu cầu của xã hội sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được một công việc với mức thu nhập ổn định sau khi tốt nghiệp.
Ví dụ: Trí tuệ nhân tạo- đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu với sản phẩm là những chú robot thông minh có thể giúp con người hoàn thành một số công việc đơn giản. Đây là một lĩnh vực cực kỳ năng động và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, và ở Việt Nam cũng không ngoại lệ. Từ đó sẽ chọn lọc những trường có đào tạo về Trí tuệ nhân tạo để tìm hiểu chuyên sâu hơn như: Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Bách Khoa TP. HCM, Đại học Bách Khoa Hà Nội…

Tìm điểm giao thoa nghề nghiệp trong thuyết Con nhím có dễ dàng?
Đây là điều quan trọng nhất, quyết định việc bạn áp dụng thuyết con nhím có hiệu quả hay không.
Ví như bạn là người tính nhẩm nhanh, thường đạt điểm cao trong môn toán, các ngành như kiểm toán, kế toán, tài chính sẽ là sự lựa chọn phù hợp cho bạn.

2. Sở thích trong Hedgehog Concept (thuyết con nhím )

Trong thuyết con nhím, sở thích của bạn là một trong những nhân tố chính để tương tác và xác định được ngành nghề nào là đúng, là phù hợp với bạn. Và các nhân tố chính khác phải lưu tâm cùng là Năng lực của bạn – thứ bạn giỏi, và nhu cầu thị trường lao động – thứ xã hội cần. sở thích là một nhân tố cơ bản cùng các nhân tó khác như năng lực, khả năng, cá tính, giá trị nghề nghiệp. Và tất cả những nhân tố này phải được tham gia vào quá trình phát triển của bản thân, không ngừng trao dồi, phát triển và tương tác cùng các nhân tố khác để cùng phát triển và tạo nên nghề nghiệp tương lai vững chắc.

Như vậy, sở thích là một nhân tố quan trọng trong hoạt động hướng nghiệp, chọn ngành chọn nghề. Và sở thích cần được bồi dưỡng, phát triển để giúp phần tạo nên một lựa chọn phù hợp tối ưu cho bản thân mỗi cá nhân. Ngoài sở thích thì cũng cần lưu tâm đến các yếu tố khác.

Chia sẻ bài viết
Facebook
Twitter
LinkedIn
WhatsApp