Nhu cầu đào tạo ngành quản trị kinh doanh vẫn rất lớn

Nhiều doanh nghiệp bị thiếu hụt nguồn nhân lực quản trị kinh doanh. Điều này chứng tỏ nhu cầu đào tạo ngành này vẫn rất lớn

Thiếu hụt nguồn nhân lực

Hiện nay, có thể thấy hơn 80% doanh nghiệp đang hoạt động điều là các doanh nghiệp thương mại. Phòng kinh doanh và marketing là hai phòng ban được các doanh nghiệp thương mại đặc biệt quan tâm bởi hai phòng này đóng vai trò then chốt trong việc đem lại doanh thu cho công ty. Từ đó, nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho hai phòng ban này rất lớn.

Nhu cầu tuyển dụng sinh viên ngành quản trị kinh doanh hiện nay luôn đứng đầu bảng tuyển dụng trên các website tìm kiếm việc làm như Glints, TopCV, v.v… Theo báo cáo Thị trường việc làm và thị hiếu người dùng của Glints, nhu cầu săn đón ứng viên thuộc nhóm ngành kinh doanh, marketing ghi nhận xu hướng tăng khoảng 20%. Trong giai đoạn 2020 đến 2025, chỉ riêng tại TPHCM sẽ cần khoảng 270.000 vị trí việc làm dành cho nguồn nhân lực liên quan đến ngành Quản trị kinh doanh, theo dự báo của Trung tâm dự báo Nhu cầu Nhân lực và Thông tin Thị trường lao động TPHCM. Điều này cho thấy cơ hội việc làm của sinh viên ngành quản trị kinh doanh là rất lớn.

Theo báo cáo thị trường tuyển dụng của trang TopCV, gần 42% doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân sự. Nhóm doanh nghiệp có quy mô từ 300 – 500 nhân sự có tỷ lệ thiếu hụt lên đến 54,8%. Kinh doanh là lĩnh vực thứ 2 trong tốp 10 lĩnh vực có tỷ lệ thiếu hụt nhân sự cao nhất. Cụ thể, tỷ lệ thiếu hụt nhân sự trong các ngành như sau:

STTLĩnh vựcTỷ lệ (%)
1Bất động sản54
2Kinh doanh48,1
3Tài chính/ Ngân hàng44,6
4CNTT43,3
5Sản xuất40,2
6Xuất nhập khẩu38,1
7Ngành hàng tiêu dùng nhanh37,9
8Điện/ Điện tử35,6
9Giáo dục35
10Du lịch30

Trong đó, các vị trí công việc được doanh nghiệp tuyển dụng nhiều nhất là:

STTVị trí công việcTỷ lệ (%)
1Nhân viên kinh doanh62,5
2Marketing23,4
3CNTT – IT19,1
4Kế toán – Tài chính17,3
5Chăm sóc khách hàng13,5
6Hành chính nhân sự12,7
Các vị trí công việc được doanh nghiệp tuyển dụng nhiều nhất năm 2020

Phát triển chương trình đào tạo

Kết hợp những phân tích trên có thể khẳng định, đào tạo QTKD phù hợp với chuyển đổi số, kinh tế số là xu hướng phù hợp với định hướng phát triển của Chính phủ và nhu cầu thực tiễn doanh nghiệp ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

Hơn một nửa số nhà tuyển dụng (55,2%) được khảo sát cho rằng, số lượng hồ sơ ứng viên không đủ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng chính là lý do lớn nhất khiến doanh nghiệp của mình bị thiếu hụt nguồn nhân lực. Điều này chứng tỏ sức “nóng” của đào tạo Quản trị kinh doanh vẫn rất lớn. Quan trọng là chất lượng sinh viên sau khi ra trường có đảm bảo về kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và các năng lực khác phù hợp với nhu cầu tuyển dụng hay không.

Tại UEL, chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh có mục tiêu chung là cung cấp cho người học những kiến thức tổng quát trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, tự nhiên, xã hội và nhân văn và chuyên ngành quản trị kinh doanh giúp họ có tư duy hệ thống logic, khả năng chuyển tải kiến thức thành những kỹ năng nghề nghiệp, tố chất cá nhân, kỹ năng nghiên cứu, phân tích, phản biện và tư vấn chính sách, kỹ năng giao tiếp và thiết lập những mối quan hệ thành công trong các lĩnh vực quản lý và quản trị kinh doanh. Đồng thời, giúp người học xây dựng những phẩm chất cá nhân và đạo đức nghề nghiệp, có khả năng thiết kế, vận hành và quản lý các ý tưởng kinh doanh tự lập thân, lập nghiệp, và cơ hội học tập suốt đời.

Kết quả học tập mong đợi của Chương trình đào tạo cử nhân Quản trị kinh doanh trong trường Đại học Kinh tế-Luật, ĐHQG-HCM được xây dựng ở cấp độ 3, bao gồm các khía cạnh chi tiết và cụ thể: kiến thức cơ bản và lập luận ngành, kỹ năng chuyên môn và tố chất cá nhân, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, cũng như phẩm chất cá nhân và đạo đức nghề nghiệp hướng tới mục tiêu học tập suốt đời cho người học.

Trên cơ sở đó, sinh viên tốt nghiệp có khả năng sáng tạo các ý tưởng về kinh doanh (conceiving – C), triển khai xây dựng các phương án, dự án trong kinh doanh (design – D), và tổ chức thực hiện các phương án, dự án đó (implement – I), cũng như ánh giá các phương án, dự án, chính sách về kinh doanh (evaluate – E) đặt trong các bối cảnh về xã hội và ngoại cảnh, bối cảnh về doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Các năng lực có được từ Chương trình đào tạo cử nhân Quản trị kinh doanh đạt chuẩn quốc tế giúp người học có thể vận dụng linh hoạt vào thực tiễn đời sống trong môi trường sản xuất và kinh doanh mang tính toàn cầu, gọi tắt là C-D-I-E.

Cơ hội nghề nghiệp rộng mở

Nhóm 1: Chuyên viên phân tích, dự báo, tư vấn chính sách hoặc chuyên gia cao cấp trong kinh doanh. Những chuyên viên có kiến thức và đam mê kinh doanh, trong tương lai sẽ là nhà quản lý cao cấp trong các doanh nghiệp ở các vị trí có liên quan đến Quản trị và Kinh doanh như: chuyên viên hoạch định, khai thác và sử dụng nguồn nhân lực trong tổ chức, phân tích, thẩm định và đề xuất các phương án đầu tư kinh doanh, phát triển thị trường, chăm sóc khách hàng và xây dựng thương hiệu sản phẩm, và triển vọng trong tương lai sẽ trở thành những chuyên gia phân tích, tư vấn, trợ lý Tổng giám đốc hoặc Hội đồng quản trị thuộc các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong môi trường toàn cầu. Những chuyên viên cao cấp này có khả năng thích ứng trong bối cảnh công việc có tính cạnh tranh cao, có đủ năng lực làm việc tại các tổ chức, các doanh nghiệp, có khả năng hoạch định, điều hành, tổ chức thực hiện và quản lý; có đủ năng lực đảm nhận các chức vụ lãnh đạo từ cấp phòng, ban trong tổ chức, cũng như các chương trình, dự án thuộc các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, tổ chức của Chính phủ và phi chính phủ cả ở trong và ngoài nước.

Nhóm 2: Chủ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Khi tốt nghiệp sinh viên có thể là chuyên viên có năng lực, tiến tới trở thành chuyên gia có trình độ cao, có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lý một doanh nghiệp, có đam mê và tinh thần sẵn sàng khởi nghiệp sáng tạo, trong tương lai sẽ đi theo thiên hướng trở thành những chủ doanh nghiệp có trí tuệ và bản lĩnh kinh doanh, tự lập thân, lập nghiệp.

Nhóm 3: Giảng viên và nghiên cứu viên. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có khả năng nghiên cứu và công bố kết quả để có thể làm trợ giảng và tiến tới trong tương lai trở thành giảng viên có học vị cao tại các trường đại học; chuyên viên nghiên cứu, tư vấn, phân tích, hoạch định chính sách, tham gia đề xuất, xây dựng và phát triển các ý tưởng sáng tạo, mô hình kinh doanh mới trong lĩnh vực Quản trị và Kinh doanh cho mọi tổ chức thuộc chính phủ, phi chính phủ và các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Xem thêm:

Ngành Quản Trị Kinh Doanh là gì? Học gì, ở đâu, việc làm

Chia sẻ bài viết
Facebook
Twitter
LinkedIn
WhatsApp