Ngành Luật Kinh tế là gì? Nên học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp ra sao?

Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ. Và dẫn đến sự gia tăng các hoạt động kinh tế, thương mại,… giữa các quốc gia. Điều này tạo ra nhu cầu lớn về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực Luật Kinh tế. Nhằm giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong hoạt động kinh tế quốc tế. Vậy ngành Luật Kinh tế là gì? Nên học ở đâu thì uy tín? Đâu là cơ hội nghề nghiệp cho ngành học này. Tất cả sẽ được giải đáp qua nội dung bài viết bên dưới.
ngành luật kinh tế là gì

Luật Kinh tế là bộ luật gồm các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh. Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu nhân lựa của ngành này rất lớn. Chỉ xét riêng các chức danh tư pháp Việt Nam, lĩnh vực này cần khoảng 13.000 luật sư (theo thông tin ước tính của Bộ Tư pháp). Do đó, trong mùa tuyển sinh năm nay, ngành Luật Kinh tế đã thu hút rất nhiều bạn học sinh đăng ký.

Trong bài viết dưới đây, Tuyển sinh UEL sẽ gửi đến bạn thông tin khái niệm về ngành Luật kinh tế là gì? Ngành này sẽ học những môn gì? Nên học ở đâu? Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua nội dung bài viết bên dưới

ngành luật kinh tế là gì
Giải đáp thông tin về ngành Luật Kinh tế

Ngành Luật Kinh tế là gì?

Ngành Luật Kinh tế là ngành học đào tạo về các quy phạm pháp luật. Điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất, trao đổi. Hay phân phối và tiêu dùng của các chủ thể kinh tế. Ngành Luật Kinh tế được đào tạo theo hướng ứng dụng. Trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng và tố chất cần thiết để làm việc trong lĩnh vực kinh tế – pháp luật.

NGÀNH LUẬT KINH TẾ LÀ GÌ

Xem thêm:

Ngành Luật Kinh tế được đào tạo theo hướng ứng dụng
Ngành Luật Kinh tế được đào tạo theo hướng ứng dụng

Tại sao nên chọn học ngành Luật Kinh tế?

Có nhiều lý do nên chọn học ngành Luật Kinh tế. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến.

TẠI SAO NÊN CHỌN HỌC NGÀNH LUẬT KINH TẾ

Kiến thức ngành sâu rộng

Ngành Luật Kinh tế là một ngành học sở hữu các kiến thức sâu rộng. Giúp sinh viên hiểu được bản chất của các hoạt động kinh tế, các quy luật kinh tế. Và những tác động của chính sách kinh tế đối với đời sống xã hội.

Kiến thức sâu rộng về Luật Kinh tế giúp sinh viên có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể kể đến như:

  • Luật sư: Chuyên viên tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực kinh doanh, thương mại, đầu tư, tài chính,…
  • Chuyên viên pháp chế: Làm việc ở các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế.
  • Chuyên viên pháp lý trong các cơ quan nhà nước: Như cơ quan quản lý kinh tế, thương mại, đầu tư,…
Theo đuổi ngành Luật Kinh tế với kiến thức sâu rộng
Theo đuổi ngành Luật Kinh tế với kiến thức sâu rộng

Ngành học không bao giờ lỗi thời

Những hoạt động thương mại hay kinh doanh phát triển không ngừng theo xã hội. Chính vì vậy, các vấn đề pháp lý trong kinh doanh ngày càng được chú trọng. Để đảm bảo công việc kinh doanh hợp pháp, các tổ chức hay doanh nghiệp đều cần bộ phận pháp lý về Luật Kinh tế. Thế nên, sinh viên theo đuổi ngành học Luật Kinh tế được xem là không bao giờ lỗi thời.

Luật Kinh tế là ngành học không bao giờ lỗi thời
Luật Kinh tế là ngành học không bao giờ lỗi thời

Tố chất cần có khi học ngành Luật Kinh tế

Để học tốt ngành Luật Kinh tế, sinh viên cần sở hữu hoặc trau dồi những tố chất sau đây:

  • Trí tuệ: Ngành Luật Kinh tế đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu rộng, khả năng tư duy logic và phân tích vấn đề. Sinh viên cần có trí tuệ tốt để tiếp thu và vận dụng kiến thức một cách hiệu quả.
  • Công bằng, trung thực: Luật Kinh tế là ngành học điều chỉnh các quan hệ kinh tế. Vì thế đòi hỏi sinh viên cần có sự công bằng, trung thực trong khi giải quyết các vấn đề pháp lý.
  • Khả năng làm việc nhóm: Ngành Luật Kinh tế yêu cầu sinh viên thường xuyên làm việc nhóm. Điều này để giải quyết các vấn đề pháp lý phức tạp. Do đó, sinh viên cần có khả năng làm việc nhóm tốt, phối hợp hiệu quả với các thành viên khác trong nhóm.
  • Khả năng giao tiếp tốt: Làm việc trong lĩnh vực Luật Kinh tế thường phải giao tiếp với các đối tượng khác nhau. Từ khách hàng, đối tác đến các cơ quan nhà nước. Do đó, sinh viên cần có khả năng giao tiếp tốt. Từ đó có thể truyền đạt thông tin và thuyết phục người khác.
  • Khả năng chịu áp lực: Do phải thường xuyên xử lý các vấn đề pháp lý phức tạp nên sinh viên cần có sự tập trung cao. Đặc biệt là khả năng chịu áp lực tốt.

Ngoài ra, niềm đam mê với ngành học là yếu tố quan trọng. Đam mê, nhiệt huyết với ngành sẽ giúp bạn vượt qua mọi trở ngại trong học tập. Từ đó có được cơ hội việc làm rộng mở.

NHỮNG TỐ CHẤT CẦN CÓ KHI HỌC NGÀNH LUẬT KINH TẾ

Ngành Luật Kinh tế sẽ học những gì?

Với ngành Luật Kinh tế, bạn sẽ được học với nhiều môn học khác nhau. Từ kiến thức cơ bản đến nâng cao. Chương trình đào tạo ngành Luật Kinh tế hiện nay tại trường Đại học Kinh tế – Luật gồm 3 khối kiến thức:

  • Kiến thức cơ sở: Kiến thức về kinh tế học, luật học,.. Những môn học này giúp sinh viên có nền tảng kiến thức vững chắc. Từ đó tiếp thu tốt các môn học chuyên ngành.
  • Kiến thức chuyên ngành: Kiến thức về luật thương mại, luật đầu tư, luật tài chính, luật kinh doanh quốc tế,… Sinh viên sẽ nắm vững các quy định pháp luật trong từng lĩnh vực kinh tế cụ thể. Và có thể tư vấn pháp luật, giải quyết các vấn đề pháp lý trong hoạt động kinh doanh.
  • Kiến thức thực hành: Như thực hành Luật Kinh tế. Sinh viên rèn luyện các kỹ năng thực hành pháp luật và vận dụng thật tốt kiến thức đã học vào thực tiễn.
Khối lượng kiến thức đào tạo ngành Luật Kinh tế tại UEL gồm 130 tín chỉ
Khối lượng kiến thức đào tạo ngành Luật Kinh tế tại UEL gồm 130 tín chỉ

Nên học ngành Luật Kinh tế ở trường nào?

Trước khi nộp đơn xét tuyển vào trường có ngành Luật Kinh tế, bạn nên xem xét thật kỹ. Dưới đây là một số trường Đại học đào tạo ngành Luật Kinh tế uy tín tại Việt Nam mà bạn có thể tham khảo.

  • Đại học Luật Hà Nội: Đây là trường đại học TOP đầu về đào tạo luật ở Việt Nam.
  • Đại học Kinh tế Quốc dân: Trường có thế mạnh đào tạo các ngành kinh tế, trong đó có ngành Luật Kinh tế.
  • Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh: Trường có đội ngũ giảng viên giỏi, chương trình đào tạo chất lượng và cơ sở vật chất hiện đại.
  • Đại học Ngoại thương: Trường đào tạo các ngành kinh tế đối ngoại, gồm cả ngành Luật Kinh tế.

Bên cạnh đó, bạn có thể cân nhắc trường Đại học Kinh tế – Luật TP.HCM – UEL. Đây là một trong những trường Đại học hàng đầu về đào tạo luật tại Việt Nam. Ngành Luật Kinh tế của UEL được đào tạo theo hướng ứng dụng. Trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng tốt nhất sau khi tốt nghiệp.

Tìm hiểu thêm: Chương trình đào tạo Ngành Luật Kinh Tế tại UEL

UEL - trường Đại học hàng đầu về đào tạo kinh tế, kinh doanh và luật tại Việt Nam
UEL – trường Đại học hàng đầu về đào tạo kinh tế, kinh doanh và luật tại Việt Nam

Tại UEL có đội ngũ giảng viên giỏi, giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết với nghề. Vì thế, sinh viên sẽ được đào tạo với chất lượng tốt nhất. Đồng thời, chương trình đào tạo ngành Luật Kinh tế của UEL theo hướng ứng dụng. Mỗi sinh viên sẽ có đầy đủ kiến thức, kỹ năng để trở thành chuyên gia thực thụ trong ngành. 

Ngoài ra, trường còn tạo điều kiện cho sinh viên được học tập với môi trường năng động. Thông qua các hoạt động ngoại khóa, tham gia câu lạc bộ,… Điều này giúp sinh viên phát huy tối đa khả năng của mình. Không những thế, cơ sở vật chất của UEL hiện đại về phòng học, thí nghiệm, thư viện,… Đáp ứng tốt cho nhu cầu học cũng như nghiên cứu của sinh viên.

Nếu yêu thích ngành Luật Kinh tế tại UEL, bạn có thể đăng ký xét tuyển bằng 5 phương thức tuyển sinh sau đây:

UEL có 5 phương thức xét tuyển ngành Luật Kinh tế
UEL có 5 phương thức xét tuyển ngành Luật Kinh tế

Học ngành Luật Kinh tế ra trường làm gì?

Học ngành Luật Kinh tế ra trường làm gì là thắc mắc cũng như lo lắng của nhiều thí sinh. Ngành Luật Kinh tế là một ngành học có cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong 4 lĩnh vực khác nhau dưới đây.

  • Luật sư: Làm việc trong các lĩnh vực kinh doanh, thương mại, đầu tư, tài chính,… Phụ trách tư vấn pháp luật, giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong hoạt động kinh doanh.
  • Chuyên viên pháp chế: Có thể làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc các lĩnh vực khác nhau.
  • Chuyên viên pháp lý: Là người có nhiệm vụ thực hiện các công việc pháp lý trong các cơ quan nhà nước. Như cơ quan quản lý kinh tế, thương mại, đầu tư,… Chuyên viên pháp lý chịu trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản pháp luật, giải quyết các vụ việc hành chính,…
  • Giảng viên Luật Kinh tế: Có nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu và đào tạo sinh viên ngành Luật Kinh tế tại các trường Đại học, Cao đẳng.
NGÀNH LUẬT KINH TẾ RA TRƯỜNG LÀM NGHỀ GÌ

Mức lương của ngành Luật Kinh tế hiện nay

Dưới đây là thông tin về mức lương tham khảo của ngành Luật Kinh tế hiện nay. Trên thực tế, mức lương từ 5.000.000 – 100.000.000 VNĐ/ Tháng sẽ có sự chênh lệch dựa vào vị trí, kinh nghiệm, doanh nghiệp tuyển dụng.

VỊ TRÍMỨC LƯƠNG KHỞI ĐIỂM (VNĐ/tháng)MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH (VNĐ/tháng)MỨC LƯƠNG CAO NHẤT (VNĐ/tháng)
Luật sư mới ra trường5.000.000 – 10.000.000 triệu15.000.000 – 30.000.000 triệu50.000.000 – 100.000.000 triệu
Chuyên viên pháp chế mới ra trường5.000.000 – 8.000.000 triệu8.000.000 – 15.000.000 triệu25.000.000 – 50.000.000 triệu
Chuyên viên pháp lý mới ra trường5.000.000 – 8.000.000 triệu8.000.000 – 15.000.000 triệu25.000.000 – 50.000.000 triệu
Giảng viên ngành Luật Kinh tế mới ra trường10.000.000 – 15.000.000 triệu15.000.000 – 25.000.000 triệu35.000.000 – 50.000.000 triệu
Bảng thông tin mức lương tham khảo của ngành Luật Kinh tế

Mức lương của ngành Luật Kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đề cập ở trên. Tuy nhiên, nhìn chung, mức lương của ngành học này hiện nay khá cao.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế có thể làm giảng viên tại trường
Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế có thể làm giảng viên tại trường

Ngành Luật Kinh tế thi khối nào?

Ngành Luật Kinh tế thường có 5 tổ hợp xét tuyển sau tại các trường Đại học, Cao đẳng:

  • Khối A00: Toán, Lý, Hóa
  • Khối A01: Toán, Lý, Tiếng Anh
  • Khối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý
  • Khối D01: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh
  • Khối D07: Toán, Hóa, Tiếng Anh
Có thể xét tuyển ngành Luật Kinh tế qua nhiều tổ hợp môn khác nhau
Có thể xét tuyển ngành Luật Kinh tế qua nhiều tổ hợp môn khác nhau

Ngoài ra, một số trường đại học còn tuyển sinh ngành Luật Kinh tế theo 3 tổ hợp môn khác như:

  • Khối A19: Toán, Ngữ Văn, Khoa học Tự nhiên
  • Khối D03: Ngữ Văn, Toán, Pháp
  • Khối D14: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý, Tiếng Anh

Thí sinh cần tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của các trường đại học để lựa chọn tổ hợp môn phù hợp.

Điểm chuẩn ngành Luật Kinh tế 

Bạn có thể tham khảo điểm chuẩn ngành Luật Kinh tế năm 2023 của một số trường Đại học sau đây.

TRƯỜNGĐIỂM CHUẨNTRƯỜNGĐIỂM CHUẨN
ĐH Kinh tế – Luật TPHCM25,02 – 26,20ĐH Luật Hà Nội27.5
ĐH Kinh tế Quốc dân26.5ĐH Thương mại26.0
ĐH Luật TPHCM27.0ĐH Kinh tế – Tài chính25.5
ĐH Ngoại Thương26.5ĐH Luật – ĐH Huế25.0
Bảng điểm chuẩn ngành Luật Kinh tế năm 2023

FAQ – Câu hỏi thương gặp về Ngành Luật Kinh Tế

Nữ giới có nên học ngành Luật Kinh tế không?

Nếu bạn là nữ và đang băn khoăn không biết nên học ngành luật nào. Ngành Luật Kinh tế sẽ là một trong những ngành phù hợp nhất với các bạn nữ. Bởi ngành học này yêu cầu về độ tỉ mỉ, kiên nhẫn trong học tập cũng như làm việc. Và phái nữ thường sở hữu những cá tính này.

Ngành Luật Kinh tế là một trong những ngành phù hợp nhất với nữ giới
Ngành Luật Kinh tế là một trong những ngành phù hợp nhất với nữ giới

Tất nhiên, việc học ngành Luật Kinh tế cũng có những khó khăn nhất định. Sinh viên cần có khả năng học tập tốt, chịu được áp lực cao và kiên trì, quyết tâm cao độ.

Học ngành Luật Kinh tế có khó không?

Học ngành Luật Kinh tế có khó hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như khả năng học tập, tính cách và mục tiêu nghề nghiệp của mỗi người. Nhìn chung, học ngành Luật Kinh tế không quá khó nếu bạn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và nỗ lực hết mình.

Ngành Luật Kinh tế hiện nay là một ngành học có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường luôn song hành với sự phát triển của hệ thống pháp luật Kinh tế. Vì thế, nếu yêu thích ngành này, bạn hãy đăng ký xét tuyển vào trường Đại học Kinh tế – Luật TPHCM. Sinh viên học tập tại UEL sẽ có cơ hội phát triển toàn diện. Từ kiến thức chuyên môn đến các kỹ năng mềm, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

{ “@context”: “https://schema.org/”, “@type”: “CreativeWorkSeries”, “name”: “Ngành Luật Kinh tế là gì? Nên học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp ra sao?”, “aggregateRating”: { “@type”: “AggregateRating”, “ratingValue”: “5”, “ratingCount”: “8”, “bestRating”: “5” }} { “@context”: “https://schema.org”, “@type”: “FAQPage”, “mainEntity”: [{ “@type”: “Question”, “name”: “Ngành Luật Kinh tế là gì?”, “acceptedAnswer”: { “@type”: “Answer”, “text”: “Ngành Luật Kinh tế là ngành học đào tạo về các quy phạm pháp luật. Điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất, trao đổi. Hay phân phối và tiêu dùng của các chủ thể kinh tế. Ngành Luật Kinh tế được đào tạo theo hướng ứng dụng. Trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng và tố chất cần thiết để làm việc trong lĩnh vực kinh tế – pháp luật.” } },{ “@type”: “Question”, “name”: “Mức lương của ngành Luật Kinh tế hiện nay”, “acceptedAnswer”: { “@type”: “Answer”, “text”: “Dưới đây là thông tin về mức lương tham khảo của ngành Luật Kinh tế hiện nay. Trên thực tế, mức lương từ 5.000.000 – 100.000.000 VNĐ/ Tháng sẽ có sự chênh lệch dựa vào vị trí, kinh nghiệm, doanh nghiệp tuyển dụng.” } },{ “@type”: “Question”, “name”: “Nữ giới có nên học ngành Luật Kinh tế không?”, “acceptedAnswer”: { “@type”: “Answer”, “text”: “Nếu bạn là nữ và đang băn khoăn không biết nên học ngành luật nào. Ngành Luật Kinh tế sẽ là một trong những ngành phù hợp nhất với các bạn nữ. Bởi ngành học này yêu cầu về độ tỉ mỉ, kiên nhẫn trong học tập cũng như làm việc. Và phái nữ thường sở hữu những cá tính này.” } }] }
Chia sẻ bài viết
Facebook
Twitter
LinkedIn
WhatsApp