Mục tiêu chung
Đào tạo Cử nhân kinh tế ngành Tài chính-Ngân hàng hội đủ các năng lực và phẩm chất:
- Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, công nghệ thông tin, khoa học xã hội và pháp luật;
- Có kiến thức nền tảng vững chắc về kinh tế, kinh doanh và quản lý;
- Có kiến thức chuyên môn sâu về tài chính-ngân hàng;
- Có phẩm chất đạo đức, khả năng tư duy tốt và có đầy đủ các kỹ năng cần thiết;
Để người học có thể tự phát triển và vận dụng kiến thức được học để nghiên cứu, phân tích, hoạch định, giải quyết vấn đề, ra quyết định phục vụ cho công việc tác nghiệp, quản lý và lãnh đạo hiệu quả trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng.
Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể của chương trình đào tạo chuyên ngành tài chính là nhằm đảm bảo cho sinh viên có được nền tảng kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, kiến thức nền tảng vững chắc về kinh tế tài chính-ngân hàng và kiến thức chuyên sâu về tài chính doanh nghiệp và đầu tư; có kỹ năng tư duy nhạy bén, kỹ năng thực hành thành thạo, thái độ ứng xử chuyên nghiệp, có tư cách đạo đức tốt, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng; sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở các tổ chức tài chính-ngân hàng hàng đầu trong và ngoài nước.
CHUẨN ĐẦU RA
Kiến thức
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên học ngành Tài chính – Ngân hàng đạt các chuẩn kiến thức sau đây:
- Thể hiện kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, công nghệ thông tin, khoa học xã hội và pháp luật;
- Thể hiện kiến thức nền tảng về kinh tế, kinh doanh và quản lý;
- Thể hiện đủ kiến thức chuyên môn từ cơ bản đến nâng cao để hệ thống hóa, tổng hợp và vận dụng các lý thuyết về thị trường tài chính, đầu tư tài chính, quản trị tài chính, tài chính công;
- Thể hiện đủ kiến thức chuyên môn từ cơ bản đến nâng cao để hệ thống hóa, tổng hợp và vận dụng các lý thuyết về chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương, quản trị các trung gian tài chính.
Thái độ
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên học ngành tài chính-ngân hàng đạt các chuẩn về thái độ sau đây:
- Có phẩm chất đạo đức, trách nhiệm công dân và ý thức cộng đồng, góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội;
- Có tinh thần tuân thủ luật pháp, các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và xã hội;
- Có thái độ làm việc chuyên nghiệp
Kỹ năng
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên học ngành tài chính-ngân hàng đạt các chuẩn kỹ năng sau đây:
- Kỹ năng thực hành chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực: Thể hiện kỹ năng thực hành, sử dụng tốt công nghệ và công cụ để tác nghiệp, hoạch định và quản lý trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng;
- Kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề và ra quyết định trong lĩnh vực: Thể hiện kỹ năng tìm kiếm, thu thập, tổng hợp và phân tích dữ liệu để nhận diện, đánh giá, giải quyết vấn đề và ra quyết định;
- Kỹ năng làm việc độc lập: Thể hiện khả năng phản biện, tư duy sáng tạo, khả năng nghiên cứu và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường thay đổi;
- Kỹ năng giao tiếp: Trình bày, diễn giải, truyền đạt vấn đề và giải pháp đến người khác một cách hiệu quả;
- Kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác: Thể hiện kỹ năng lắng nghe, quản lý cá nhân, hợp tác, thiết lập quan hệ và làm việc nhóm;
- Kỹ năng hội nhập: Thể hiện khả năng thích nghi tốt với môi trường mới, sự biến động của môi trường sống và làm việc;
- Kỹ năng học tập suốt đời: Thể hiện kỹ năng tự học, sử dụng công nghệ mới và nghiên cứu.
CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
Với chuẩn đầu ra được xây dựng khoa học phục vụ cho tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu đào tạo của Khoa Tài chính – Ngân hàng, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tài chính-ngân hàng thể hiện đầy đủ phẩm chất đạo đức, kiến thức, kỹ năng và sức khỏe để đảm nhiệm công việc và phát triển nghề nghiệp với tư cách là chuyên gia toàn diện trong ngành tài chính-ngân hàng. Cụ thể các cơ quan và vị trí công việc như sau:
- Cơ quan quản lý nhà nước về tài chính, ngân hàng (Phòng, Sở, Bộ tài chính, Chi cục, Cục, Tổng cục thuế, Ủy ban chứng khoán nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Ngân hàng nhà nước…);
- Các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, WB, ADB…);
- Ngân hàng, các trung gian tài chính (công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư ủy thác, ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty cho thuê tài chính, công ty tài chính vi mô…), công ty dịch vụ thanh toán;
- Các doanh nghiệp phi tài chính (công ty sản xuất, dịch vụ, thương mại, công ty kiểm toán, tư vấn tài chính…);
- Cơ quan nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng (trường, viện đào tạo, trung tâm nghiên cứu, cơ quan nghiên cứu, phân tích chính sách…)
Sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí công việc chuyên môn đa dạng từ chuyên viên trong các cơ quan quản lý, chuyên viên ở phòng tài chính của doanh nghiệp, nhà môi giới, phân tích chứng khoán, phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, quản lý quỹ đầu tư, quản lý tín dụng, quản lý nguồn vốn, kinh doanh ngoại tệ, quản lý ngân quỹ, quản lý thuế, chuyên viên nghiên cứu .v.v. cho đến các vị trí cao cấp như chiến lược gia tài chính, nhà hoạch định chính sách tài khóa, hoạch định chính sách tiền tệ và quản lý vĩ mô, quản lý nhà nước trong lĩnh vực chuyên ngành và các cơ quan nghiên cứu khác có liên quan.
THỜI GIAN ĐÀO TẠO
4 năm
Tối đa 6 năm và sinh viên có thể học vượt nếu hoàn thành các môn tiên quyết
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA
130 tín chỉ
không bao gồm phần kiến thức: ngoại ngữ, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng
QUY ĐỊNH ĐÀO TẠO
Theo hệ thống tín chỉ được chia làm 8 học kỳ
- Khối kiến thức giáo dục cơ bản: học kỳ 1, học kỳ 2, học kỳ 3
- Khối kiến thức cơ sở của khối ngành: học kỳ 4
- Khối kiến thức ngành: học kỳ 5, học kỳ 6, học kỳ 7
- Thực tập cuối khóa, khóa luận tốt nghiệp hoặc học chuyên đề: học kỳ 8
Xem thêm:
- Ngành tài chính ngân hàng là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành tài chính là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương?