Mục lục
ToggleĐối tượng và điều kiện xét tuyển
Người dự tuyển trình độ tiến sĩ phải đáp ứng các điều kiện sau:
Người đã tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp trình độ thạc sĩ, người đã tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp trình độ đại học chính quy loại giỏi có điểm trung bình tích lũy từ 8.0 trở lên (theo thang điểm 10) ngành phù hợp với ngành đăng ký dự tuyển trình độ tiến sĩ, hoặc người đã tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành đào tạo tiến sĩ.
Xem thêm: Thông báo tuyển sinh Thạc Sĩ Luật Kinh Tế tại Trường đại học Kinh tế – Luật
Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu; hoặc bài báo, báo cáo khoa học đã công bố; hoặc có thời gian công tác từ 02 năm (24 tháng) trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các CSĐT, tổ chức khoa học và công nghệ.
Có năng lực ngoại ngữ được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 của Quyết định số 21/QĐ-ĐHQG, ngày 06 tháng 01 năm 2023 của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ thạc sĩ và tiến sĩ ban hành kèm theo Quyết định số 113/QĐ-ĐHQG ngày 04 tháng 02 năm 2021.
Đối với người dự tuyển là người Việt Nam tốt nghiệp tại các CSĐT nước ngoài, văn bằng và bảng điểm do CSĐT nước ngoài cấp phải được công chứng tiếng Việt và nộp kèm văn bản công nhận của Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo khi nộp hồ sơ dự tuyển. Trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp bất khả kháng khác, CSĐT có thể ra quyết định công nhận trúng tuyển có điều kiện và yêu cầu người dự tuyển nộp văn bản công nhận của Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời gian 12 tháng kể từ ngày ra quyết định công nhận trúng tuyển có điều kiện.
Thông tin liên hệ Trung tâm Công nhận văn bằng, Cục Quản lý chất lượng – Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Địa chỉ: Nhà 8C, ngõ 30 Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Điện thoại: 024 38683359; 024 38683359
- Email:cnvb@moet.edu.vn
- Website: naric.edu.vn
Mục tiêu của chương trình đào tạo
Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ Luật Kinh tế định hướng nghiên cứu nhằm đào tạo đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học có trình độ về lý luận và năng lực thực tiễn đặc biệt cao về lĩnh vực Luật Kinh tế; có năng lực nghiên cứu, giảng dạy, hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học độc lập, sáng tạo; có khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn liên quan đến pháp luật kinh tế; có khả năng giảng dạy, truyền bá pháp lý, tham gia hoạch định, xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật nói chung và pháp luật kinh tế nói riêng của quốc gia, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, hội nhập quốc tế và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Với kiến thức, kỹ năng, thái độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao nhất, người học sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Luật Kinh tế sẽ là nguồn nhân lực đặc biệt có thể làm việc trong môi trường toàn cầu và tiếp tục học tập, nghiên cứu trình độ sau tiến sĩ trong nước và quốc tế.
Mục tiêu cụ thể
Về kiến thức:
- Nắm vững, cập nhật toàn diện, chuyên sâu về lý luận và thực tiễn của pháp luật kinh tế. Đồng thời, phân tích, bình luận, đánh giá bài bản, khoa học các học thuyết, trường phái, quan điểm về pháp luật kinh tế.
- Luận giải và dự báo được sự thay đổi, phát triển của khoa học luật Kinh tế của Việt Nam, khu vực và thế giới.
- Có khả nǎng nghiên cứu độc lập, sáng tạo nhằm giải quyết các vấn đề khoa học và thực tiễn liên quan đến pháp luật kinh tế. Trên cơ sở đó, đưa ra được giải pháp mới, ưu việt vào hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật kinh tế.
Về kỹ năng:
- Có kỹ nǎng làm chủ lý luận khoa học, phương pháp nghiên cứu khoa học phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, truyền bá tư tưởng pháp lý, tư duy pháp lý hiện đại, kỹ năng tranh biện học thuật về các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến pháp luật kinh tế.
- Có kĩ nǎng phát hiện, phân tích, đánh giá, bình luận và giải quyết những vấn đề mới có ý nghīa khoa học, đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu khoa học, xây dựng, thực thi pháp luật, đặc biệt là lĩnh vực pháp luật kinh tế.
- Có kỹ năng phân tích, đánh giá, bình luận và so sánh pháp luật nói chung và pháp kinh tế nói riêng của Việt Nam với pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế, phục vụ cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
Về thái độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm:
- Có năng lực quản lý và phẩm chất chuyên gia để đảm nhiệm nhiều vị trí công tác khác nhau tại các cơ quan Nhà nước từ trung ương tới địa phương; tại các các cơ sở nghiên cứu, đào tạo; tại các tổ chức quốc tế liên chính phủ và phi chính phủ; tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nghiệp có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực chât lượng cao trong lĩnh vực pháp luật kinh tế.
- Có năng lực thích ứng, làm chủ, định hướng và dẫn dắt chuyên môn trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy và giải quyết các mối quan hệ liên quan đến lĩnh vực pháp luật kinh tế trong điều kiện biến động, thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ.
- Có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp cao; có tinh thần bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý, lẽ công bằng và ý thức phục vụ nhân dân và phụng sự Tổ quốc.
Về công bố khoa học:
- Nghiên cứu sinh là tác giả chính của báo cáo hội nghị khoa học, bài báo khoa học được công bố trong các ấn phẩm thuộc danh mục WoS/Scopus, hoặc chương sách tham khảo do các nhà xuất bản quốc tế có uy tín phát hành, hoặc bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước được Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định khung điểm đánh giá tới 0,75 điểm trở lên theo ngành đào tạo, hoặc sách chuyên khảo do các nhà xuất bản có uy tín trong nước và quốc tế phát hành; các công bố phải đạt từ 2,0 điểm trở lên tính theo điểm tối đa do Hội đồng Giáo sư Nhà nước quy định cho mỗi loại công trình (không chia điểm khi có đồng tác giả);
- Hoặc tác giả của ít nhất 01 kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ đã đăng ký và được cấp bằng độc quyền sáng chế quốc gia, quốc tế và ít nhất 01 bài công bố trong kỷ yếu hội thảo quốc tế, tạo chí khoa học trong nước được Hội đồng giáo sư nhà nước quy định khung điểm đánh giá tới 0,75 điểm trở lên (áp dụng cho nghiên cứu sinh tất cả các ngành);
- Các bài báo, báo cáo khoa học, kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ phải liên quan và đóng góp quan trọng cho kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án.
Nội dung chương trình đào tạo Tiến sĩ Luật kinh tế
Chương trình đào tạo của ngành Luật kinh tế được cấu trúc như sau:
Tổng số tín chỉ: 90 tín chỉ (Không bao gồm ngoại ngữ), trong đó:
- Kiến thức ngành bắt buộc: 8 tín chỉ
- Kiến thức ngành tự chọn: 2 tín chỉ
- Tiểu luận tổng quan: 4 tín chỉ
- Các chuyên đề tiến sĩ: 06 tín chỉ (Chuyên đề 1: 03 tín chỉ; Chuyên đề 02: 03 tín chỉ).
- Tốt nghiệp: Luận án tiến sĩ 70 tín chỉ
Hồ sơ đăng ký xét tuyển
Để đăng ký tham gia xét tuyển trình độ tiến sĩ tại Trường Đại học Kinh tế – Luật, người dự tuyển cần chuẩn bị đầy đủ theo danh mục hồ sơ và đăng ký trực tuyến tại trang https://dkxtsdh.uel.edu.vn/tuyen-sinh-tien-si/
TT | Danh mục hồ sơ xét tuyển |
1 | Giấy đăng ký xét tuyển NCS năm 2024 |
2 | Bằng đại học kèm bảng điểm |
3 | Bằng thạc sĩ kèm bảng điểm |
4 | Bằng cấp, chứng chỉ ngoại ngữ |
5 | Lý lịch khoa học |
6 | Đề cương dự tuyển (theo mẫu) |
7 | Minh chứng công trình nghiên cứu khoa học (bài báo, bài đăng kỷ yếu hội thảo khoa học: có trang bìa, nội dung, trang mục lục có thông tin ISSN, ISBN) |
8 | Giấy đồng ý của cán bộ hướng dẫn khoa học kèm lý lịch khoa học và minh chứng khoa học của cán bộ hướng dẫn (nếu có) |
9 | Thư giới thiệu của 02 nhà khoa học có cùng chuyên ngành đăng ký xét tuyển |
10 | Căn cước công dân |
Thời gian tuyển sinh hàng năm
STT | Nội dung | Thời gian |
1 | Thời gian nhận hồ sơ tuyển sinh trực tuyến và đăng ký ôn thi Tiếng Anh (nếu có)Link đăng ký | 30/3/2023 – 06/5/2023 |
2 | Thông báo ôn thi Tiếng Anh và đăng ký lớp ôn(tối thứ 7, sáng chiều Chủ nhật) hoặc (tối 2, 4, 6)(Link truy cập xem thông báo ôn và đăng ký lớp ôn) | 06/5/2023 – 04/6/2023 |
3 | Thí sinh nhận giấy báo dự tuyển | 26/5 – 30/5/2023 |
4 | Phỏng vấn | 10, 11/06/2023 |
5 | Thi môn Tiếng Anh | 18/06/2023 |
6 | Thí sinh nhận giấy báo trúng tuyển | Cuối tháng 6/2023 |
7 | Lễ khai giảng | Tháng 7/2023 |
8 | Thời gian đào tạo | 07/2023 – 07/2025 |
Học phí và các khoản phí liên quan
Mức học phí của các ngành sẽ được thông tin cụ thể tại thông báo tuyển sinh hàng năm của Trường Đại học Kinh tế – Luật
Lệ phí xét tuyển: 300.000 đồng/ hồ sơ
Thông tin chuyển khoản Số tài khoản: 0071001191324 Tên ngân hàng: Ngân hàng VIETCOMBANK – CN TP.HCM Tên tài khoản: Trường Đại học Kinh tế – Luật Cú pháp: <THS2024><DOT2> <Họ tên> <số điện thoại>Ví dụ: THS2024 DOT2 NguyenVanA 0909888999 |
Người dự tuyển có nhu cầu xuất hóa đơn điện tử, vui lòng gửi yêu cầu đến email hocphi@uel.edu.vn* Trường không hoàn trả lại khoản thu dịch vụ tuyển sinh, lệ phí xét tuyển liên quan đến hồ sơ xét tuyển không hợp lệ trong mọi trường hợp |
Tham khảo:
STT | Ngành/Chuyên ngành | Học kỳ I, 2024-2025 |
1 | Kinh tế học | 16.750.000 đ |
2 | Kinh tế học (Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý công) | |
3 | Kinh tế chính trị | |
4 | Kinh tế và Quản lý công | |
5 | Kinh tế quốc tế | |
6 | Tài chính – Ngân hàng | |
7 | Kế toán | |
Lộ trình tăng học phí: 10% – 15%/năm*Mức thu học phí trễ hạn: Nhóm ngành Khoa học xã hội và hành vi và nhóm ngành Kinh doanh và Quản lý: 1.542.000đ/tháng |
Thông tin liên hệ
PHÒNG SAU ĐẠI HỌC VÀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Thời gian làm việc: từ thứ 2 – thứ 6; 8h30 – 12h00, 13h30-15h30
📞 Số điện thoại: (028) 888 999 09
📩 Email: tuyensinhsaudaihoc@uel.edu.vn
🌐 Website: https://psdh.uel.edu.vn/ hoặc https://tuyensinh.uel.edu.vn/
📥 Zalo nhận thông tin thạc sĩ: https://zalo.me/g/xfspah639
📥 Zalo nhận thông tin tiến sĩ: https://zalo.me/g/bhigfl880
Cơ hội việc làm sau chương trình Tiến sĩ Luật kinh tế
Bằng tiến sĩ không chỉ giúp bạn nâng cao kiến thức chuyên môn mà còn mở rộng mạng lưới quan hệ, nâng cao uy tín cá nhân và khả năng cạnh tranh trong thị trường lao động.

Người học có nhiều cơ hội việc làm sau khi hoàn thành chương trình tiến sĩ Luật kinh tế:
Học thuật và Nghiên cứu
- Giảng viên đại học: Trở thành giảng viên tại các trường đại học, giảng dạy các môn liên quan đến luật kinh tế.
- Nhà nghiên cứu: Làm việc tại các viện nghiên cứu luật pháp, kinh tế hoặc các tổ chức phi chính phủ.
- Xuất bản học thuật: Viết sách, bài báo khoa học về luật kinh tế và các lĩnh vực liên quan.
Chính sách và Pháp chế
- Chuyên gia pháp chế: Tư vấn pháp luật tại các cơ quan nhà nước, tổ chức phi chính phủ hoặc tổ chức quốc tế.
- Chuyên gia xây dựng chính sách: Tham gia xây dựng và sửa đổi các chính sách pháp luật, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế và thương mại.
- Chuyên viên pháp lý cấp cao: Làm việc trong các cơ quan tư pháp, như tòa án, viện kiểm sát.
Doanh nghiệp và Luật sư
- Luật sư chuyên ngành kinh tế: Tư vấn và đại diện cho doanh nghiệp trong các vụ kiện tụng hoặc giao dịch thương mại quốc tế.
- Chuyên gia tuân thủ pháp luật: Đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh.
- Quản lý cấp cao: Tham gia vào ban quản lý của các công ty lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực pháp chế hoặc quản trị rủi ro.
Lĩnh vực quốc tế
- Chuyên gia luật thương mại quốc tế: Làm việc tại các tổ chức quốc tế như WTO, APEC, ASEAN hoặc các công ty đa quốc gia.
- Tư vấn pháp lý quốc tế: Tư vấn về luật pháp trong các giao dịch xuyên biên giới.
Khởi nghiệp hoặc Tư vấn độc lập
- Chuyên gia tư vấn độc lập: Hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân về các vấn đề pháp lý và kinh tế.
- Khởi nghiệp công ty luật: Thành lập và điều hành công ty luật chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực kinh tế.
Công việc trong lĩnh vực công nghệ và sáng tạo
- Tư vấn pháp luật công nghệ: Tư vấn về pháp lý liên quan đến công nghệ, sở hữu trí tuệ, và chuyển đổi số.
- Chuyên gia về kinh tế số: Đóng góp vào việc xây dựng khung pháp lý cho nền kinh tế số.
Chức vụ lãnh đạo
- Lãnh đạo cơ quan quản lý: Đảm nhận các vị trí lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức liên quan đến kinh tế và luật pháp.
- Chuyên gia hoạch định chiến lược: Tham gia vào các dự án chiến lược trong lĩnh vực luật kinh tế.
Xem thêm:
- Chương trình Tiến sĩ Kinh tế chính trị tại Trường Đại học Kinh tế – Luật
- Chương trình Tiến sĩ Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Kinh tế Luật