FAQ
- Trang chủ
- FAQ
Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế đều là những ngành thuộc nhóm kinh tế và gắn liền với tính toàn cầu hóa, nhưng vẫn có sự khác nhau ở một số điểm đặc thù. Kinh tế quốc tế (International Economics) là một ngành học nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau về nền kinh tế giữa các quốc gia, bao gồm các hoạt động giao dịch, mua bán của các quốc gia hay các tổ chức kinh tế của nước này với nước khác. Thông qua đó, các nước thỏa thuận đi đến một mục tiêu chung, lợi ích chung về kinh tế. Các môn học chuyên ngành tiêu biểu của ngành Kinh tế quốc tế: Thương mại quốc tế; Đầu tư quốc tế; Tài chính quốc tế; Quản trị xuất nhập khẩu; Quản trị đa văn hóa và xuyên quốc gia,… Còn Kinh doanh quốc tế là ngành học cung cấp những kiến thức chung về quản trị kinh doanh, về chiến thuật, chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia. Nói một cách dễ hiểu, Kinh doanh quốc tế là toàn bộ các hoạt động giao dịch, kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia, nhằm thỏa mãn các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế. Xét về phạm vi thì Kinh doanh quốc tế sẽ tập trung vào mảng kinh doanh nhiều hơn, còn Kinh tế quốc tế là sự phủ rộng ở các khía cạnh khác nhau của nền kinh tế. Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại), sau khi tốt nghiệp ra trường sinh viên có đủ năng lực làm việc tại các cơ quan hoạch định chính sách kinh tế của Việt Nam, các cơ sở đào tạo, các cơ quan nghiên cứu về kinh tế quốc tế của Việt Nam và nước ngoài hoặc các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam có quan hệ kinh tế với nước ngoài, các công ty liên doanh, văn phòng đại diện của nước ngoài và các công ty nước ngoài tại Việt Nam. Các lĩnh vực làm việc cũng rất đa dạng như xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, marketing quốc tế, logistics, giao nhận, vận tải quốc tế, đầu tư quốc tế, kinh doanh quốc tế, giảng dạy, tài chính – ngân hàng…Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế, Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh doanh quốc tế có đủ năng lực làm việc trong các tổ chức sau: Các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh quốc tế; Các công ty đa quốc gia; Các công ty, tổ chức nghiên cứu, tư vấn về thị trường, tài chính – đầu tư quốc tế”
Ngoài bằng cử nhân Kinh doanh quốc tế để có lợi thế hơn, Sinh viên có thể có thêm các chứng chỉ về các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh; các công cụ phân tích dữ liệu mới.
Ngoài bằng cử nhân Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại), để có lợi thế hơn, Sinh viên có thể có thêm các chứng chỉ về các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh; các công cụ phân tích dữ liệu mới.
Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế: Cung cấp những kiến thức từ Kiến thức cơ bản theo chiều rộng: sinh viên hiểu biết về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học pháp lý, khoa học kinh tế để có thể áp dụng kiến thức thành công trong nhiều lĩnh vực và các vị trí tuyển dụng; đến những Kiến thức chuyên sâu: sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản về Kinh tế, kinh doanh và chuyên sâu về Kinh doanh quốc tế (Kinh doanh quốc tế; Hệ thống thông tin trong kinh doanh; Quản trị chuỗi cung ứng; Thanh toán quốc tế; Quản trị mua hàng toàn cầu; Thẩm định và quản trị dự án đầu tư; Quản trị tài chính đa quốc gia; Đàm phán kinh doanh quốc tế; Khởi nghiệp Kinh doanh quốc tế); để sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động hoặc tiếp tục học ở bậc sau đại học.
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại) trang bị cho người học những kỹ năng, phẩm chất cần thiết để có thể thích ứng, nhạy bén và tự tin trước những thay đổi của môi trường kinh tế toàn cầu. Bằng cách cung cấp những trải nghiệm học tập khác nhau trong và ngoài lớp học, người học được khuyến khích phát triển kỹ năng tư duy toàn cầu, có trải nghiệm học tập hiệu quả tại UEL để trở thành nền tảng của học tập suốt đời.
Kỹ năng, phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp: Thể hiện khả năng phân tích, tổng hợp dữ liệu, thông tin để giải quyết vấn đề và ra quyết định kinh doanh hiệu quả; Có khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức; có khả năng tư duy phản biện và tư duy hệ thống trong nhiều bối cảnh kinh doanh khác nhau.
Làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp: Có khả năng làm việc với người khác trong các bối cảnh kinh doanh và nghề nghiệp khác nhau; có khả năng giao tiếp trong các bối cảnh khác nhau; có kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ.
Năng lực thực hành nghề nghiệp: Hiểu rõ bối cảnh bên ngoài, xã hội và môi trường; hiểu rõ bối cảnh doanh nghiệp và môi trường kinh tế quốc tế; áp dụng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực kinh tế quốc tế.Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế trang bị cho người học những kỹ năng sau:
Kỹ năng, phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp: Thể hiện khả năng phân tích, tổng hợp dữ liệu, thông tin để giải quyết vấn đề và ra quyết định kinh doanh hiệu quả; Có khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức; Có khả năng tư duy phản biện và tư duy hệ thống trong nhiều bối cảnh kinh doanh khác nhau; Có thái độ tư tưởng đúng đắn và khả năng học tập suốt đời; Có đạo đức, công bằng và các trách nhiệm khác đối với cộng đồng.
Làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp: Có khả năng làm việc với người khác trong các bối cảnh kinh doanh và nghề nghiệp khác nhau; Có khả năng giao tiếp trong các bối cảnh khác nhau; Có kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ.
Năng lực thực hành nghề nghiệp: Hiểu rõ bối cảnh bên ngoài, xã hội và môi trường; Hiểu rõ bối cảnh doanh nghiệp và kinh doanh quốc tế; Hình thành ý tưởng kinh doanh quốc tế; Thiết kế dự án kinh doanh quốc tế; Đánh giá dự án kinh doanh quốc tế; Hoàn thiện dự án kinh doanh quốc tế.Học chuyên ngành Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại), người học cần có tố chất: Khả năng sử dụng ngoại ngữ; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình tốt; có khả năng tư duy phản biện và tư duy hệ thống trong nhiều bối cảnh kinh doanh khác nhau; Sáng tạo, năng động và tự tin.
Học chuyên ngành Kinh doanh quốc tế, người học cần có tố chất: Khả năng sử dụng ngoại ngữ; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình tốt; có khả năng tư duy phản biện và tư duy hệ thống trong nhiều bối cảnh kinh doanh khác nhau; Sáng tạo, năng động và tự tin. Bên cạnh đó, ngoài các phẩm chất của một sinh viên nói chung, sinh viên cần rèn luyện, học tập để hội tụ được các phẩm chất chuyên môn đặc thù của ngành học đó là “kinh doanh” và “quốc tế”
Nội dung chương trình đào tạo ngành Kinh tế học cùng với các hoạt động ngoại khóa trong chương trình được thiết kế theo hướng trang bị đầy đủ kiến thức – kỹ năng chuyên môn cho người học. Trình tự các môn học trong chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng từng bước nâng cao và hoàn thiện kiến thức – kỹ năng chuyên môn cho người học. Đồng thời với nội dung và phương pháp giảng dạy của Thầy Cô qua từng môn học sẽ giúp người học có cơ hội trau dồi kiến thức và rèn luyện kỹ năng. Do đó, bạn sẽ hoàn toàn tự tin khi tham gia và cạnh tranh trên thị trường lao động, bạn cũng sẽ có đủ năng lực tiếp tục học và tích lũy thêm nếu cần theo yêu cầu của từng vị trí công việc trong tương lai.
Chương trình đào tạo của ngành Kinh tế học trang bị cho những người học đầy đủ kiến thức – kỹ năng để người học tự tin bước chân vào thị trường lao động. Bên cạnh đó, sinh viên của ngành có thể làm việc ở nhiều vị trí công việc khác nhau trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp công và tư nên khả năng được tuyển dụng là rất lớn
Chương trình đào tạo của ngành Kinh tế học trang bị cho những người học đầy đủ kiến thức – kỹ năng để người học tự tin bước chân vào thị trường lao động. Bên cạnh đó, sinh viên của ngành có thể làm việc ở nhiều vị trí công việc khác nhau trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp công và tư nên khả năng được tuyển dụng là rất lớn
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại) cung cấp những kiến thức từ cơ bản theo chiều rộng: sinh viên hiểu biết về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học pháp lý, khoa học kinh tế để có thể áp dụng kiến thức thành công trong nhiều lĩnh vực và các vị trí tuyển dụng, đến kiến thức chuyên sâu: sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản về Kinh tế, kinh doanh và chuyên sâu về Kinh tế quốc tế (Kinh tế quốc tế, Đàm phán quốc tế, thanh toán quốc tế, Vận tải quốc tế, logistics, quản trị xuất nhập khẩu, Marketing quốc tế, Kinh tế đối ngoại…. ) để sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động hoặc tiếp tục học ở bậc sau đại học trong và ngoài nước.
Nội dung chương trình đào tạo ngành Kinh tế học cùng với các hoạt động ngoại khóa trong chương trình được thiết kế theo hướng trang bị đầy đủ kiến thức – kỹ năng chuyên môn cho người học. Trình tự các môn học trong chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng từng bước nâng cao và hoàn thiện kiến thức – kỹ năng chuyên môn cho người học. Đồng thời với nội dung và phương pháp giảng dạy của Thầy Cô qua từng môn học sẽ giúp người học có cơ hội trau dồi kiến thức và rèn luyện kỹ năng. Do đó, bạn sẽ hoàn toàn tự tin khi tham gia và cạnh tranh trên thị trường lao động, bạn cũng sẽ có đủ năng lực tiếp tục học và tích lũy thêm nếu cần theo yêu cầu của từng vị trí công việc trong tương lai.
Bạn có thể tham khảo điểm chuẩn năm 2023 của Khối ngành Luật của Trường Đại học Kinh tế-Luật (UEL) tại địa chỉ: https://tuyensinh.uel.edu.vn/uel-cong-bo-ket-qua-trung-tuyen-dai-hoc-nam-2023/
Tags: UELđiểm chuẩnĐiểm chuẩn trúng tuyển tùy theo phương thức xét tuyển, theo phương thức điểm thi THPT năm 2023 ngành CNTC là 26,23. Tham khảo thêm tại: https://tuyensinh.uel.edu.vn/phuong-thuc-xet-tuyen/diem-trung-tuyen-qua-cac-nam
Điểm chuẩn của chuyên ngành Kinh tế học tại trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL) năm 2023 là 24,93 điểm. Về xu hướng điểm chuẩn năm nay rất khó để đưa ra câu trả lời chính xác. Bởi vì, điểm chuẩn tăng hay giảm phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: số hồ sơ nộp vào chương trình này; chất lượng điểm của các hồ sơ nội vào; độ khó dễ của đề thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Quý phụ huynh và các bạn học sinh có thể tham khảo thêm thông tin điểm chuẩn tại: https://tuyensinh.uel.edu.vn/phuong-thuc-xet-tuyen/diem-trung-tuyen-qua-cac-nam
Tags: điểm chuẩnUELChào bạn, Điểm tuyển sinh ngành Toán Kinh tế năm 2023 từ 24-25 cho các chương trình tiếng Việt và tiếng Anh. Với nhu cầu càng ngày càng tăng cao về nguồn nhân lực có khả năng làm việc với dữ liệu là mục tiêu đào tạo của ngành Toán kinh tế, chúng tôi tin rằng sẽ nhận được nhiều sự quan tâm của phụ huynh và học sinh và có lẽ sẽ dẫn đến xu hướng tăng điểm chuẩn tuyển sinh lên một chút.
Khoa Tài chính-Ngân hàng có hai câu lạc bộ: FBG và FTC hàng năm đều có các cuộc thi và khóa huấn luyện chuyên môn cho người tham gia. Ngoài ra, Khoa còn tạo điều kiện, hỗ trợ cho sinh viên tham gia các cuộc thi học thuật khác ở bên ngoài.
Điểm chuẩn trúng tuyển tùy theo phương thức xét tuyển, theo phương thức điểm thi THPT năm 2023 ngành Tài chính ngân hàng là 25,59. Tham khảo thêm tại: https://tuyensinh.uel.edu.vn/phuong-thuc-xet-tuyen/diem-trung-tuyen-qua-cac-nam
Em nên xét tuyển vào chương trình 100% tiếng Anh chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế. Sau khi tốt nghiệp em có thể làm việc trong các doanh nghiệp, công ty đa quốc gia, hãng luật quốc tế, quản trị các dự án đầu tư quốc tế, các Trung tâm trọng tài quốc tế, các tổ chức thương mại quốc tế, Sở Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao…