FAQ
- Trang chủ
- FAQ
Sau khi có kết quả test TA, sinh viên có thể đăng ký bồi dưỡng tại các trung tâm, lớp học bên ngoài theo nguyện vọng cá nhân. Khi thi đạt chứng chỉ sinh viên nộp về trường và nhập học chương trình chính khóa
Chương trình cử nhân Anh quốc UEL yêu cầu:
1. Tốt nghiệp THPT
2. Học bạ cấp 3 trung bình 3 năm >=6.5
3. Có trình độ tiếng Anh tương đương B2 theo khung tham chiếu Châu Âu (IELTS 5.5, TOEFL iBT 71…)
Nếu em trúng tuyển vào ngành KDQT nghĩa là em đã đạt yêu cầu 1 là đã tốt nghiệp THPT. Em cần nộp hồ sơ qua hệ quốc tế và xét tiếp yêu cầu 2, 3 cụ thể về điểm học bạ cấp 3 trung bình 3 năm >=6.5 và chứng chỉ tiếng Anh tương đương B2 theo khung tham chiếu Châu ÂuKinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế đều là những ngành thuộc nhóm kinh tế và gắn liền với tính toàn cầu hóa, nhưng vẫn có sự khác nhau ở một số điểm đặc thù. Kinh tế quốc tế (International Economics) là một ngành học nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau về nền kinh tế giữa các quốc gia, bao gồm các hoạt động giao dịch, mua bán của các quốc gia hay các tổ chức kinh tế của nước này với nước khác. Thông qua đó, các nước thỏa thuận đi đến một mục tiêu chung, lợi ích chung về kinh tế. Các môn học chuyên ngành tiêu biểu của ngành Kinh tế quốc tế: Thương mại quốc tế; Đầu tư quốc tế; Tài chính quốc tế; Quản trị xuất nhập khẩu; Quản trị đa văn hóa và xuyên quốc gia,… Còn Kinh doanh quốc tế là ngành học cung cấp những kiến thức chung về quản trị kinh doanh, về chiến thuật, chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia. Nói một cách dễ hiểu, Kinh doanh quốc tế là toàn bộ các hoạt động giao dịch, kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia, nhằm thỏa mãn các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế. Xét về phạm vi thì Kinh doanh quốc tế sẽ tập trung vào mảng kinh doanh nhiều hơn, còn Kinh tế quốc tế là sự phủ rộng ở các khía cạnh khác nhau của nền kinh tế. Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại), sau khi tốt nghiệp ra trường sinh viên có đủ năng lực làm việc tại các cơ quan hoạch định chính sách kinh tế của Việt Nam, các cơ sở đào tạo, các cơ quan nghiên cứu về kinh tế quốc tế của Việt Nam và nước ngoài hoặc các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam có quan hệ kinh tế với nước ngoài, các công ty liên doanh, văn phòng đại diện của nước ngoài và các công ty nước ngoài tại Việt Nam. Các lĩnh vực làm việc cũng rất đa dạng như xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, marketing quốc tế, logistics, giao nhận, vận tải quốc tế, đầu tư quốc tế, kinh doanh quốc tế, giảng dạy, tài chính – ngân hàng…Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế, Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh doanh quốc tế có đủ năng lực làm việc trong các tổ chức sau: Các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh quốc tế; Các công ty đa quốc gia; Các công ty, tổ chức nghiên cứu, tư vấn về thị trường, tài chính – đầu tư quốc tế”
Nếu em chọn lựa Trường Đại học Kinh tế -Luật vì yêu thích và cũng yêu thích các ngành học khác có điểm chuẩn thấp hơn của Trường thì sự lựa chọn của em với ngành yêu thích thứ 2 không làm em mất đi cơ hội học Kinh doanh quốc tế. Sau khi hoàn thành chương trình năm thứ 1, điểm trung bình của em từ mức Khá trở lên thì em có thể đăng ký song ngành ở chương trình đào tạo Kinh doanh quốc tế. Thời gian tối đa hoàn tất cả 2 chương trình không quá 8 năm.
Tất cả các phòng học tại UEL đều được trang bị đầy đủ phương tiện phục vụ cho việc học như máy lạnh, máy chiếu, cùng với đó là phòng kinh doanh thông minh, phòng máy tính, thư viện với đầy đủ đầu sách chuyên ngành