FAQ
- Home
- FAQ
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại), giỏi ngôn ngữ Tiếng Anh là lợi thế và có nhiều cơ hội, hiện tại người học chưa giỏi tiếng Anh có thể đăng ký chương trình chuẩn. Trong quá trình học sinh viên sẽ được tiếp cận được các phương pháp học tập hiệu quả, sinh viên có thể áp dụng vào môn học Tiếng Anh đạt chuẩn đầu ra của chương trình và đáp ứng tốt môi trường quốc tế.
Học chuyên ngành Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại), để nâng cao kỹ năng, chuyên môn, sinh viên có thể làm thêm các công việc có liên quan đến kinh doanh, kinh tế quốc tế.
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại) hiện đã có nhiều khóa học đã thực hiện các chương trình trao đổi quốc tế ngắn hạn, dài hạn với các quốc gia phát triển trên thế giới như Pháp, Đức, Ba Lan, Thái Lan, Indonesia,…
Câu lạc bộ Kinh doanh quốc tế tại Khoa Kinh tế đối ngoại với tuổi đời hơn 10 năm sẽ là nơi để sinh viên chuyên ngành kinh tế quốc tế/ kinh doanh quốc tế tại UEL và Tp Hồ Chí Minh tham gia các cuộc thi học thuật, seminar chuyên môn và NCKH
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại) cơ hội nghề nghiệp đa dạng. Do đó, sinh viên đáp ứng yêu cầu kiến thức, kỹ năng, thái độ của chương trình đào tạo thì không khó xin việc. Thêm vào đó trong quá trình đào tạo, sinh viên có cơ hội làm quen, thực hành với kỹ năng xin việc thông qua các chương trình giao lưu với cựu sinh viên thành đạt, lãnh đạo các DN liên quan, chương trình kiến tập và thực tập tại các DN.
Theo báo cáo của UNCTAD mới nhất năm 2022, thương mại hàng hóa thế giới vẫn phát triển mạnh mẽ, tất cả các nền kinh tế thương mại lớn đều chứng kiến xuất nhập khẩu tăng trên mức trước đại dịch COVID19, trong đó thương mại hàng hóa ở các nước đang phát triển tăng mạnh hơn so với các nước phát triển. Hơn thế nữa, ASEAN dự báo châu Á, ASEAN và Thái Lan, là Đông Nam Á và Nam Á sẽ dẫn đầu thế giới về tăng trưởng xuất khẩu trong 5 năm tới. Do đó, cơ hội việc làm của ngành rất lớn.Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế đều là những ngành thuộc nhóm kinh tế và gắn liền với tính toàn cầu hóa, nhưng vẫn có sự khác nhau ở một số điểm đặc thù. Kinh tế quốc tế (International Economics) là một ngành học nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau về nền kinh tế giữa các quốc gia, bao gồm các hoạt động giao dịch, mua bán của các quốc gia hay các tổ chức kinh tế của nước này với nước khác. Thông qua đó, các nước thỏa thuận đi đến một mục tiêu chung, lợi ích chung về kinh tế. Các môn học chuyên ngành tiêu biểu của ngành Kinh tế quốc tế: Thương mại quốc tế; Đầu tư quốc tế; Tài chính quốc tế; Quản trị xuất nhập khẩu; Quản trị đa văn hóa và xuyên quốc gia,… Còn Kinh doanh quốc tế là ngành học cung cấp những kiến thức chung về quản trị kinh doanh, về chiến thuật, chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia. Nói một cách dễ hiểu, Kinh doanh quốc tế là toàn bộ các hoạt động giao dịch, kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia, nhằm thỏa mãn các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế. Xét về phạm vi thì Kinh doanh quốc tế sẽ tập trung vào mảng kinh doanh nhiều hơn, còn Kinh tế quốc tế là sự phủ rộng ở các khía cạnh khác nhau của nền kinh tế. Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại), sau khi tốt nghiệp ra trường sinh viên có đủ năng lực làm việc tại các cơ quan hoạch định chính sách kinh tế của Việt Nam, các cơ sở đào tạo, các cơ quan nghiên cứu về kinh tế quốc tế của Việt Nam và nước ngoài hoặc các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam có quan hệ kinh tế với nước ngoài, các công ty liên doanh, văn phòng đại diện của nước ngoài và các công ty nước ngoài tại Việt Nam. Các lĩnh vực làm việc cũng rất đa dạng như xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, marketing quốc tế, logistics, giao nhận, vận tải quốc tế, đầu tư quốc tế, kinh doanh quốc tế, giảng dạy, tài chính – ngân hàng…Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế, Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh doanh quốc tế có đủ năng lực làm việc trong các tổ chức sau: Các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh quốc tế; Các công ty đa quốc gia; Các công ty, tổ chức nghiên cứu, tư vấn về thị trường, tài chính – đầu tư quốc tế”
Ngoài bằng cử nhân Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại), để có lợi thế hơn, Sinh viên có thể có thêm các chứng chỉ về các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh; các công cụ phân tích dữ liệu mới.
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại) trang bị cho người học những kỹ năng, phẩm chất cần thiết để có thể thích ứng, nhạy bén và tự tin trước những thay đổi của môi trường kinh tế toàn cầu. Bằng cách cung cấp những trải nghiệm học tập khác nhau trong và ngoài lớp học, người học được khuyến khích phát triển kỹ năng tư duy toàn cầu, có trải nghiệm học tập hiệu quả tại UEL để trở thành nền tảng của học tập suốt đời.
Kỹ năng, phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp: Thể hiện khả năng phân tích, tổng hợp dữ liệu, thông tin để giải quyết vấn đề và ra quyết định kinh doanh hiệu quả; Có khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức; có khả năng tư duy phản biện và tư duy hệ thống trong nhiều bối cảnh kinh doanh khác nhau.
Làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp: Có khả năng làm việc với người khác trong các bối cảnh kinh doanh và nghề nghiệp khác nhau; có khả năng giao tiếp trong các bối cảnh khác nhau; có kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ.
Năng lực thực hành nghề nghiệp: Hiểu rõ bối cảnh bên ngoài, xã hội và môi trường; hiểu rõ bối cảnh doanh nghiệp và môi trường kinh tế quốc tế; áp dụng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực kinh tế quốc tế.Học chuyên ngành Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại), người học cần có tố chất: Khả năng sử dụng ngoại ngữ; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình tốt; có khả năng tư duy phản biện và tư duy hệ thống trong nhiều bối cảnh kinh doanh khác nhau; Sáng tạo, năng động và tự tin.
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại) cung cấp những kiến thức từ cơ bản theo chiều rộng: sinh viên hiểu biết về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học pháp lý, khoa học kinh tế để có thể áp dụng kiến thức thành công trong nhiều lĩnh vực và các vị trí tuyển dụng, đến kiến thức chuyên sâu: sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản về Kinh tế, kinh doanh và chuyên sâu về Kinh tế quốc tế (Kinh tế quốc tế, Đàm phán quốc tế, thanh toán quốc tế, Vận tải quốc tế, logistics, quản trị xuất nhập khẩu, Marketing quốc tế, Kinh tế đối ngoại…. ) để sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động hoặc tiếp tục học ở bậc sau đại học trong và ngoài nước.
Học xong, Chuyên ngành Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại), sinh viên có thể học cao học ở nhiều trường trong và ngoài nước. Hiện UEL đã có chính sách xét tuyển thẳng lên cao học cho các cử nhân tốt nghiệp loại giỏi trở lên. Trường hợp sinh viên năm 3,4 có số tín chỉ tích lũy đến thời điểm xét tuyển đạt trên 50% chương trình đào tạo đang theo học, điểm trung bình tích luỹ đạt loại khá trở lên (điểm trung bình tích luỹ từ 7,0 điểm trở lên, theo thang điểm 10) nếu có nguyện vọng học thạc sĩ cũng được xét tuyển. Ngoài ra, sau khi học xong nhiều sinh viên đã xin được học bổng cao học ở nước ngoài.
Hiện tại, thu nhập trung bình của cựu sinh viên FIER mới tốt nghiệp dao động từ 6 triệu đến 10 triệu đồng và khoảng 10% trong số đó được trả hơn 15 triệu đồng/tháng.
Cơ hội việc làm của sinh viên ngành Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại): Sinh viên tốt nghiệp chương trình có đủ năng lực làm việc tại các cơ quan hoạch định chính sách kinh tế của Việt Nam, các cơ sở đào tạo, các cơ quan nghiên cứu về kinh tế quốc tế của Việt Nam và nước ngoài hoặc các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam có quan hệ kinh tế với nước ngoài, các công ty liên doanh, văn phòng đại diện của nước ngoài và các công ty nước ngoài tại Việt Nam. Các lĩnh vực làm việc cũng rất đa dạng như xuất nhập khẩu, logistics, đầu tư quốc tế, kinh doanh quốc tế, giảng dạy, tài chính – ngân hàng…
Nhìn chung, chương trình định hướng nghề nghiệp sinh viên theo 4 nhóm nghề nghiệp chính:
Nhóm 1: Các trường đại học, viện nghiên cứu. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc với tư cách giảng viên, chuyên viên nghiên cứu, tư vấn, phân tích hoạch định chính sách
Nhóm 2: Các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Các công việc sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm là chuyên viên quan hệ quốc tế trong các cơ quan/Vụ/Viện về các vấn đề kinh tế đối ngoại và kinh doanh quốc tế như Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Vụ hợp tác quốc tế của các Bộ, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Quốc tế, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở thương mại, Cục xúc tiến thương mại…
Nhóm 3: Các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Trong nhóm này bao gồm chuyên viên có năng lực, trong tương lai có khả năng trở thành doanh nhân hoặc nhà quản lý cao cấp trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở các vị trí có liên quan đến kinh tế đối ngoại như chuyên viên kinh doanh xuất nhập khẩu, logistics, phát triển thị trường quốc tế và thương hiệu, thanh toán quốc tế, quan hệ quốc tế,…
Nhóm 4: Các tổ chức, định chế kinh tế quốc tế. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể trở thành các chuyên viên có năng lực, trong tương lai trở thành các chuyên gia trong các tổ chức quốc tế như ILO, UNCTAD, ADB, IMF, World Bank, NGOs…Cơ hội việc làm của sinh viên ngành Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại): Sinh viên tốt nghiệp chương trình có đủ năng lực làm việc tại các cơ quan hoạch định chính sách kinh tế của Việt Nam, các cơ sở đào tạo, các cơ quan nghiên cứu về kinh tế quốc tế của Việt Nam và nước ngoài hoặc các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam có quan hệ kinh tế với nước ngoài, các công ty liên doanh, văn phòng đại diện của nước ngoài và các công ty nước ngoài tại Việt Nam. Các lĩnh vực làm việc cũng rất đa dạng như xuất nhập khẩu, logistics, đầu tư quốc tế, kinh doanh quốc tế, giảng dạy, tài chính – ngân hàng…
Nhìn chung, chương trình định hướng nghề nghiệp sinh viên theo 4 nhóm nghề nghiệp chính:
Nhóm 1: Các trường đại học, viện nghiên cứu. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc với tư cách giảng viên, chuyên viên nghiên cứu, tư vấn, phân tích hoạch định chính sách
Nhóm 2: Các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Các công việc sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm là chuyên viên quan hệ quốc tế trong các cơ quan/Vụ/Viện về các vấn đề kinh tế đối ngoại và kinh doanh quốc tế như Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Vụ hợp tác quốc tế của các Bộ, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Quốc tế, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở thương mại, Cục xúc tiến thương mại…
Nhóm 3: Các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Trong nhóm này bao gồm chuyên viên có năng lực, trong tương lai có khả năng trở thành doanh nhân hoặc nhà quản lý cao cấp trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở các vị trí có liên quan đến kinh tế đối ngoại như chuyên viên kinh doanh xuất nhập khẩu, logistics, phát triển thị trường quốc tế và thương hiệu, thanh toán quốc tế, quan hệ quốc tế,…
Nhóm 4: Các tổ chức, định chế kinh tế quốc tế. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể trở thành các chuyên viên có năng lực, trong tương lai trở thành các chuyên gia trong các tổ chức quốc tế như ILO, UNCTAD, ADB, IMF, World Bank, NGOs…Chuyên ngành Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại), Sinh viên có thể kiến tập, thực tập ở Các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại (Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Vụ hợp tác quốc tế của các Bộ, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Quốc tế, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở thương mại, Cục xúc tiến thương mại…); Các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế (DN xuất khẩu, nhập khẩu, DN kinh doanh quốc tế, Ngân hàng có hoạt động thanh toán quốc tế; Các DN vận tải quốc tế; các DN logistics; các DN giao nhận quốc tế; các DN mua hàng quốc tế,…..); Các tổ chức, định chế kinh tế quốc tế (ILO, UNCTAD, ADB, IMF, World Bank, NGOs)
Tất cả các phòng học tại UEL đều được trang bị đầy đủ phương tiện phục vụ cho việc học như máy lạnh, máy chiếu, cùng với đó là phòng kinh doanh thông minh, phòng máy tính, thư viện với đầy đủ đầu sách chuyên ngành