FAQ
- Home
- FAQ
Trong chương trình đào tạo, từ năm thứ hai, sinh viên ngành Luật của Đại học Kinh tế-Luật sẽ đi kiến tập và năm thứ tư đi thực tập ở các cơ quan tư pháp như Toà án, Kiểm sát, Công an, Công chứng, Công ty, văn phòng Luật…. và các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để giúp sinh viên làm quen với các công việc liên quan đến ngành Luật khi tốt nghiệp.
Trường đại học Kinh tế – Luật có biên bản ghi nhớ hợp tác với nhiều doanh nghiệp, đơn vị trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực quản lý, bao gồm những doanh nghiệp tiếp nhận sinh viên thực tập. Ngoài ra, riêng Khoa Hệ thống thông tin cũng có trên 150 doanh nghiệp trong hầu hết các lĩnh vực từ công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng, bán lẻ, kinh doanh thương mại, sản xuất và dịch. Sinh viên có thể thực tập ở nhiều vị trí công việc phù hợp với định hướng nghề nghiệp của mình. Tỉ lệ rất cao sinh viên đi thực tập còn được doanh nghiệp hỗ trợ thù lao trong thời gian thực tập, sau khi thực tập nhiều bạn được giữ lại làm việc chính thức. Theo khung thời gian đào tạo, sinh viên được xếp lịch thực tập vào học kỳ 2 của năm học cuối, tuy nhiên do nhu cầu tuyển thực sinh cao và nhiều sinh viên có được nơi thực tập tốt và đã hoàn tất chuẩn đầu ra tiếng Anh nên nhiều sinh viên bắt đầu thực tập từ đầu năm học cuối.
Trường đại học Kinh tế – Luật (UEL) có ký thỏa thuận hợp tác với nhiều doanh nghiệp, đơn vị trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, bao gồm những doanh nghiệp tiếp nhận người học kiến tập và thực tập. Chẳng hạn như Big4, SAP, Harvey Nash Việt Nam, KMS Technology, FPT, Lazada…Các công ty đều có các hướng nghề nghiệp liên quan tới thương mại điện tử nên việc kiến tập và thực tập của người học được linh động và dễ dàng.
Sinh viên ngành Hệ thống thông tin quản lý thuộc Trường đại học Kinh tế – Luật (UEL) có thể thực tập ở cả các doanh nghiệp về công nghệ, và các doanh nghiệp về kinh doanh quản lý. Cụ thể, sinh viên có thể tham gia thực tập tại các doanh nghiệp phần mềm, chuyên cung cấp, triển khai các dự án công nghệ thống thông tin trong quản trị như: Microsoft, SAP, Global CyberSoft, Nashtech… Hoặc cũng có thể thực tập tại các doanh nghiệp kiểm toán, tư vấn, giám sát dự án như các công ty kiểm toán Ernst & Young, PwC, KMPG, Deloitte. Ngoài ra sinh viên cũng có thể thực tập tại các doanh nghiệp sử dụng các giải pháp công nghệ thông tin trong quản trị kinh doanh như các ngân hàng (HSBC, Techcombank, MB bank…), các công ty sản xuất, thương mại, dịch vụ (Tập đoàn Hoa Sen, Nguyễn Kim, Thế giới Di động…).
Sinh viên chuyên ngành Kiểm toán có thể thực tập tại bộ phận kiểm toán, tư vấn thuế, tư vấn tài chính tại các công ty kiểm toán; tại bộ phận kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ, bộ phận tuân thủ, quản lý rủi ro, bộ phận kế toán – tài chính, phân tích tài chính trong các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước; tại các công ty dịch vụ kế toán – thuế…
Học chuyên ngành kế toán của Trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL) có thể kiến tập, thực tập ở hầu hết tất cả các tổ chức vì tổ chức nào cũng có kế toán hoặc kiểm toán. Ví dụ: doanh nghiệp trong, ngoài nước; các định chế tài chính nói chung; cơ quan hành chính; đơn vị sự nghiệp; các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận…
Có thể kiến tập, thực tập ở các công ty lữ hành, khách sạn lớn và các doanh nghiệp và nghiên cứu về lĩnh vực liên quan đến các hoạt động quản trị, kinh doanh ở các doanh nghiệp đó
Có thể kiến tập, thực tập ở các doanh nghiệp và nghiên cứu về lĩnh vực liên quan đến các hoạt động quản trị và kinh doanh ở các doanh nghiệp đó
Học Marketing có thể kiến tập, thực tập ở bất kỳ doanh nghiệp nào vì doanh nghiệp nào cũng có bộ phận liên quan đến Marketing. Ngoài ra, sinh viên có thể kiến tập, thực tập những công ty, agency về truyền thông, quảng cáo …
Bộ phận quản lý, kiểm soát hệ thống tài chính tại các cơ quan quản lý tài chính Nhà nước; phát triển sản phẩm công nghệ tài chính tại các doanh nghiệp dịch vụ tài chính ngân hàng; các công ty Fintech; các dự án sáng tạo khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech; Giảng viên và nghiên cứu viên chuyên môn fintech
Các cơ quan quản lý mảng Tài chính ngân hàng như: Ngân hàng nhà nước, Thuế, Hải Quan, Kho bạc; Các tổ chức tài chính, các trung gian phi tài chính khác và bộ phận tài chính tại các doanh nghiệp.
Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế, Sinh viên có thể kiến tập, thực tập ở Các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh quốc tế; Các công ty đa quốc gia; Các công ty, tổ chức nghiên cứu, tư vấn về thị trường, tài chính – đầu tư quốc tế
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại), Sinh viên có thể kiến tập, thực tập ở Các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại (Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Vụ hợp tác quốc tế của các Bộ, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Quốc tế, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở thương mại, Cục xúc tiến thương mại…); Các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế (DN xuất khẩu, nhập khẩu, DN kinh doanh quốc tế, Ngân hàng có hoạt động thanh toán quốc tế; Các DN vận tải quốc tế; các DN logistics; các DN giao nhận quốc tế; các DN mua hàng quốc tế,…..); Các tổ chức, định chế kinh tế quốc tế (ILO, UNCTAD, ADB, IMF, World Bank, NGOs)
Sinh viên có thể kiến tập, thực tập tại:
– Các cơ quan, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
– Các đơn vị sự nghiệp và hành chính nhà nước
– Các đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức tài chính tín dụng, quỹ đầu tư
– Các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, chương trình nghiên cứu hỗ trợ phát triển
– Các trường Đại học, Viện nghiên cứu, các tổ chức tư vấn kinh tế.Sinh viên có thể kiến tập, thực tập tại:
– Các cơ quan quản lý kinh tế Nhà nước ờ trung ương và địa phương, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các tổ chức tài chính, tín dụng;
– Các trường Đại học, Viện nghiên cứu, các tổ chức tư vấn kinh tế.
– Các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ
– Các tổ chức xã hội, đoàn thể.
– Tiếp tục học ở các bậc sau đại học (trong và ngoài nước) các chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh tế (Kinh tế học; Kinh tế phát triển; Kinh tế & Quản lý công; Kinh tế Tài chính – Ngân hàng, …).”