FAQ
- Home
- FAQ
Sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức chung về pháp luật và kiến thức chuyên ngành về pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh như: Luật doanh nghiệp; Luật doanh nghiệp nhà nước; Luật hợp tác xã; Luật thương mại; Luật đầu tư; Luật phá sản … và các kiến thức pháp luật khác điều chỉnh gián tiếp các hoạt động kinh doanh như Luật dân sự; Luật sở hữu trí tuệ; Luật đất đai; Luật môi trường; Luật thuế; Luật lao động … Đồng thời, sinh viên sẽ được trang bị các kỹ năng tư vấn pháp luật về kinh doanh; trình tự thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp, soạn thảo hợp đồng, giải quyết tranh chấp trong lĩnh kinh doanh…
Sinh viên chuyên ngành Luật thương mại quốc tế sẽ được trang bị đầy đủ khối kiến thức nền tảng về pháp luật và khối kiến thức chuyên ngành, chuyên sâu phục vụ trực tiếp cho nghề nghiệp thực tiễn sau khi tốt nghiệp ra trường gồm: Pháp luật thương mại quốc tế WTO; thiết chế thương mại khu vực (Asean/ EU/ Bắc Mỹ..), liên khu vực; các khu vực mậu dịch tự do; hiệp định thương mại; Hiệp định đầu tư; pháp luật thương mại của các đối tác quan trọng của Việt Nam như: EU, Nhật Bản, Hoa kỳ; Australia, Hàn Quốc, Newzeland, Canada…; pháp luật về hợp đồng thương mại quốc tế và giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế.
Bên cạnh đó, sinh viên học chuyên ngành luật thương mại quốc tế sẽ cung cấp, rèn luyện các kĩ năng mềm như: Kỹ năng giao tiếp, đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng; Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh; Kỹ năng phân tích, đánh gía thị trường; nghiệp vụ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế…Chuyên ngành Luật Dân sự cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu về pháp luật nói chung và pháp luật dân sự nói riêng.
Chuyên ngành Luật Tài chính – Ngân hàng cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu về pháp luật nói chung và pháp luật dân sự nói riêng.
Chuyên ngành Luật và Chính sách công cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu về pháp luật nói chung và pháp luật công, chính sách công nói riêng.Thương mại điện tử (E-Commerce) là hình thức kinh doanh sử dụng nền tảng công nghệ thông tin cùng với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, thanh toán, trao đổi thông tin trực tuyến.
Chương trình đào tạo ngành Thương mại điện tử cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên sâu của thương mại điện tử, các phương pháp phân tích, thiết kế hệ thống kinh doanh trực tuyến, kế toán, tiếp thị, thanh toán điện tử, nền kinh tế điện tử, công nghệ web và mạng xã hội, đặc điểm người sử dụng web,… kỹ năng phân tích, tổng hợp, lập giải pháp, triển khai khả năng tư duy, rèn luyện đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp.
Đào tạo cử nhân ngành Hệ thống thông tin quản lý với chuyên ngành Kinh doanh số và trí tuệ nhân tạo có đầy đủ kiến thức chuyên môn cần thiết kết hợp giữa kinh tế, công nghệ thông tin và toán nhằm nắm vững các quy trình kinh doanh để thu thập, tổ chức quản lý và phân tích dữ liệu trong kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Chương trình đào tạo tập trung vào những kiến thức chuyên sâu về thu thập, quản lý và phân tích dữ liệu, kỹ thuật khai phá dữ liệu, các công nghệ trong trí tuệ nhân tạo, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực kinh doanh và quản lý như kinh doanh, marketing, quản lý chuỗi cung ứng, quản trị khách hàng, bán lẻ, nhân sự và tài chính, các công nghệ chuyển đổi số và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững. Ngoài kiến thức và kỹ năng chuyên môn, các kỹ năng mềm – kỹ năng làm việc trong môi trường toàn cầu, ngoại ngữ cũng được chú trọng đào tạo để sinh viên ra trường có thích ứng nhanh với môi trường làm việc.
Ngành Hệ thống thông tin quản lý (MIS – Management Information System) đào tạo nguồn nhân lực có khả năng phân tích, tư vấn, thiết kế, phát triển và triển khai các giải pháp hệ thống thông tin (như các hệ thống ERP, CRM, SCM, SRM…), với các kiến thức liên ngành công nghệ, kinh doanh và quản lý, đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn lực chất lượng cao trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Bên cạnh kiến thức về kinh doanh, quản lý, sinh viên còn có thế mạnh là được trang bị kiến thức về công nghệ thông tin ứng dụng trong quản trị kinh doanh, mà đây là kiến thức rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay của đất nước ta. Các doanh nghiệp muốn phát triển, muốn gia tăng năng lực cạnh tranh đều phải ứng dụng thật nhiều công nghệ thông tin trong quản trị.
Chuyên ngành kế toán của Trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL) cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội và chuyên sâu về kế toán, trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực kế toán, nắm vững các quy định tài chính – kế toán, kiểm toán do Bộ Tài chính và Nhà nước ban hành. Cụ thể như sau:
– Kiến thức chung về tự nhiên xã hội: Áp dụng kiến thức cơ bản khối ngành kinh tế quản lý giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội
– Kiến thức chung về ngành kế toán kiểm toán: Áp dụng kiến thức cơ sở ngành kế toán kiểm toán để tạo nền tảng cho việc học tập và nghiêu cứu chuyên sâu trong lĩnh vực kế toán và am hiểu kiểm toán
– Kiến thức chuyên ngành kế toán: Áp dụng kiến thức chuyên ngành giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực kế toán, tư vấn kế toán thuế, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản trị doanh nghiệp…Chuyên ngành kiểm toán cung cấp các kiến thức có hệ thống, để sinh viên đáp ứng yêu của nhà tuyển dụng và thị trường lao động khi tốt nghiệp, bao gồm:
Kiến thức chung về tự nhiên xã hội: nhằm áp dụng kiến thức cơ bản khối ngành kinh tế quản lý giải quyết các vấn đề vấn đề kinh tế xã hội.Kiến thức ngành Kế toán, kiểm toán, tài chính, kinh doanh: nhằm áp dụng kiến thức ngành kế toán, kiểm toán, tài chính, kinh doanh để giải quyết các vấn đề trong tổ chức; tạo nền tảng cho việc học tập và nghiêu cứu chuyên sâu trong lĩnh vực.
Kiến thức chuyên ngành Kiểm toán: nhằm áp dụng kiến thức chuyên sâu giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực kiểm toán, tư vấn, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản trị doanh nghiệp.
Ngoài những kiến thức chung, Chương trình đào tạo Quản trị du lịch và lữ hành cung cấp những kiến thức chuyên sâu về ngành Quản trị kinh doanh và quản trị trong lĩnh vực du lịch và lữ hành như: kiến thức quản trị và kinh doanh về du lịch, lữ hành, nhà hàng, khách sạn.
Ngoài những kiến thức chung như kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở của khối ngành Kinh tế và Kinh doanh, kiến thức cơ sở của nhóm ngành Kinh doanh, chuyên ngành Quản trị kinh doanh cung cấp những kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành quản trị kinh doanh như quản trị chiến lược, quản trị nguồn nhân lực, quản trị marketing, quản trị sản xuất, quản trị dự án, quản trị tbán hàng, quản trị rủi ro, nghệ thuật lãnh đạo, văn hóa doanh nghiệp, hành vi tổ chức, hành vi khách hàng…
Chuyên ngành Marketing cung cấp cho người học những kiến thức tổng quát trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, tự nhiên, xã hội và nhân văn và chuyên ngành marketing giúp người học có đủ năng lực và kiến thức nghiên cứu thị trường, nắm bắt hành vi khách hàng, từ đó thiết lập và vận hành các chiến lược và chiến dịch Marketing cho doanh nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên học ngành công nghệ tài chính đạt các chuẩn kiến thức sau đây:
– Kiến thức về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên;
– Kiến thức cơ bản và nâng cao về khoa học máy tính, khoa học dữ liệu;
– Kiến thức cơ bản và nâng cao về kinh tế, kinh doanh trong thời đại kỷ nguyên số;
– Kiến thức cơ bản và nâng cao về tài chính, quản lý tài chính và đầu tư trong thời đại kỷ nguyên số;Chào bạn, mục tiêu của ngành Toán Kinh tế là ứng dụng Toán trong kinh tế và kinh doanh. Do đó chương trình sẽ không đào tạo quá sâu về lĩnh vực Toán (lý thuyết).
Chương trình không yêu cầu em phải biết trước về công nghệ thông tin (CNTT). Trong chương trình các môn học liên quan đến CNTT được xây dựng từ cơ bản đến nâng cao. Phương pháp giảng dạy hiện đại lấy người học làm trung tâm sẽ cung cấp và hỗ trợ các em xây dựng kiến thức và kỹ năng đáp ứng chương trình đào tạo.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên học ngành Tài chính-Ngân hàng đạt các chuẩn kiến thức sau đây:
– Thể hiện kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, công nghệ thông tin, khoa học xã hội và pháp luật;
– Thể hiện kiến thức nền tảng về kinh tế, kinh doanh và quản lý;
– Thể hiện đủ kiến thức chuyên môn từ cơ bản đến nâng cao để hệ thống hóa, tổng hợp và vận dụng các lý thuyết về thị trường tài chính, đầu tư tài chính, quản trị tài chính, tài chính công;
– Thể hiện đủ kiến thức chuyên môn từ cơ bản đến nâng cao để hệ thống hóa, tổng hợp và vận dụng các lý thuyết về chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương, quản trị các trung gian tài chính.Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế: Cung cấp những kiến thức từ Kiến thức cơ bản theo chiều rộng: sinh viên hiểu biết về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học pháp lý, khoa học kinh tế để có thể áp dụng kiến thức thành công trong nhiều lĩnh vực và các vị trí tuyển dụng; đến những Kiến thức chuyên sâu: sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản về Kinh tế, kinh doanh và chuyên sâu về Kinh doanh quốc tế (Kinh doanh quốc tế; Hệ thống thông tin trong kinh doanh; Quản trị chuỗi cung ứng; Thanh toán quốc tế; Quản trị mua hàng toàn cầu; Thẩm định và quản trị dự án đầu tư; Quản trị tài chính đa quốc gia; Đàm phán kinh doanh quốc tế; Khởi nghiệp Kinh doanh quốc tế); để sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động hoặc tiếp tục học ở bậc sau đại học.
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại) cung cấp những kiến thức từ cơ bản theo chiều rộng: sinh viên hiểu biết về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học pháp lý, khoa học kinh tế để có thể áp dụng kiến thức thành công trong nhiều lĩnh vực và các vị trí tuyển dụng, đến kiến thức chuyên sâu: sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản về Kinh tế, kinh doanh và chuyên sâu về Kinh tế quốc tế (Kinh tế quốc tế, Đàm phán quốc tế, thanh toán quốc tế, Vận tải quốc tế, logistics, quản trị xuất nhập khẩu, Marketing quốc tế, Kinh tế đối ngoại…. ) để sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động hoặc tiếp tục học ở bậc sau đại học trong và ngoài nước.
Có 3 khối kiến thức lớn: 1) Thống kê/Toán cho kinh doanh 2) Công nghệ (máy tính/trí tuệ nhân tao) cho kinh doanh 3) Kiến thức kinh doanh, tài chính(kế toán/quản trị/tài chính …).
Trong đó, sinh viên được chú trọng bồi dưỡng các mảng kiến thức kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh: chứng khoán, bảo hiểm, đầu tư, marketing, chuỗi cung ứng….. những khối kiến thức quan trọng tạo nền tảng cho công việc của sinh viên sau này.Chuyên ngành Kinh tế học trang bị kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội và nhân văn để giải thích và giải quyết các vấn đề thực tiễn; kiến thức cơ sở ngành kinh tế học bao gồm tổng hợp kiến thức liên ngành tài chính, kế toán, đối ngoại, luật kinh tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, áp dụng kiến thức thống kê và định lượng trong việc nhận diện và lượng hóa các mối quan hệ kinh tế; kiến thức chuyên ngành kinh tế học, bao gồm áp dụng kiến thức kinh tế học vi mô trong giải quyết vấn đề của các chủ thể kinh tế và các cấu trúc thị trường; áp dụng kiến thức kinh tế học vĩ mô để phân tích, đánh giá và đề xuất chính sách kinh tế vĩ mô; áp dụng kiến thức phân nhánh của kinh tế học trong việc lựa chọn phân bổ hiệu quả nguồn lực.
Chuyên ngành Kinh tế & Quản lý công trang bị kiến thức nền tảng về tự nhiên, xã hội và nhân văn; kiến thức cơ sở ngành Kinh tế và quản lý công bao gồm tổng hợp kiến thức liên ngành kinh tế học, tài chính, kế toán, đối ngoại, quản trị, luật kinh tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, áp dụng kiến thức thống kê và định lượng trong việc nhận diện và lượng hóa các mối quan hệ kinh tế; kiến thức chuyên ngành kinh tế và quản lý bao gồm áp dụng phân nhánh của kinh tế học trong khu vực công để phân bổ hiệu quả nguồn lực xã hội; áp dụng kiến thức kinh tế và quản lý để phân tích, đánh giá, vận hành và đề xuất chính sách kinh tế, chương trình, dự án phát triển; áp dụng kiến thức về quản lý kinh tế để phân bổ hiệu quả nguồn lực trong các doanh nghiệp.