FAQ
- Trang chủ
- FAQ
Trường đại học Kinh tế – Luật có biên bản ghi nhớ hợp tác với nhiều doanh nghiệp, đơn vị trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực quản lý, bao gồm những doanh nghiệp tiếp nhận sinh viên thực tập. Ngoài ra, riêng Khoa Hệ thống thông tin cũng có trên 150 doanh nghiệp trong hầu hết các lĩnh vực từ công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng, bán lẻ, kinh doanh thương mại, sản xuất và dịch. Sinh viên có thể thực tập ở nhiều vị trí công việc phù hợp với định hướng nghề nghiệp của mình. Tỉ lệ rất cao sinh viên đi thực tập còn được doanh nghiệp hỗ trợ thù lao trong thời gian thực tập, sau khi thực tập nhiều bạn được giữ lại làm việc chính thức. Theo khung thời gian đào tạo, sinh viên được xếp lịch thực tập vào học kỳ 2 của năm học cuối, tuy nhiên do nhu cầu tuyển thực sinh cao và nhiều sinh viên có được nơi thực tập tốt và đã hoàn tất chuẩn đầu ra tiếng Anh nên nhiều sinh viên bắt đầu thực tập từ đầu năm học cuối.
Chương trình Kinh doanh số và Trí tuệ nhân tạo tại UEL đào tạo sinh viên năng lực cao trong việc ứng dụng Data analytics và AI trong kinh tế, kinh doanh và quản lý. Đây là một lĩnh vực đang ngày càng được quan tâm và phát triển. Nếu bạn có chuyên môn và kỹ năng trong lĩnh vực này, bạn có thể được tuyển dụng làm việc trong nhiều tổ chức và cơ quan, bao gồm:
Các công ty công nghệ: Các công ty công nghệ như FPT, VNPT, TMA, BOSCH, IBM, NASHTECH và các công ty phần mềm khác đều đang đầu tư mạnh mẽ vào Trí tuệ nhân tạo. Bạn có thể được tuyển dụng để phát triển các ứng dụng AI, thiết kế các hệ thống dữ liệu và phân tích dữ liệu cho các công ty này.
Các công ty kinh doanh và tập đoàn lớn trong nước: Các công ty và tập đoàn lớn cũng đang tìm kiếm các chuyên gia AI để phát triển các sản phẩm nâng cao hoạt động kinh doanh của học. Bạn có thể làm việc trong các công ty này để phân tích dữ liệu, phát triển các ứng dụng AI cho khách hàng hoặc để tối ưu hóa quy trình kinh doanh của công ty.
Ngân hàng và tài chính: Ngân hàng và các tổ chức tài chính đang sử dụng Trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu, xác định rủi ro và tối ưu hóa quá trình quản lý rủi ro. Bạn có thể được tuyển dụng để phát triển các mô hình dự báo và xác định rủi ro cho các tổ chức này.
Các công ty nước ngoài: Các công ty đa quốc gia sử dụng Trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu, đưa ra dự đoán và tối ưu hóa các quy trình quản lý và kinh doanh. Bạn có thể được tuyển dụng để làm việc bộ phận IT, bộ phận chiến lược, bộ phận kinh doanh,… để cùng phát triển các ứng dụng AI hoặc phân tích dữ liệu.
Như vậy, với kỹ năng và chuyên môn về Kinh doanh số và Trí tuệ nhân tạo, bạn có nhiều cơ hội việc làm ở Việt Nam.Tags: tuyển dụngUELHiện nay trên thị trường đang thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực có chuyên môn về Kinh tế số, Phân tích dữ liệu
kinh doanh, toán và trí tuệ nhân tạo, vì vậy nhu cầu tuyển dụng và trả lương cao hơn mặt bằng chung ở lĩnh vực này. Các bạn tìm kiếm thông tin từ các bài báo về tình hình nhân lực trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu sẽ thấy rõ điều này. Nhiều sinh viên của Khoa học chuyên ngành Thương mại điện tử, hệ thống thông tin quản lý nhưng do yêu thích lĩnh vực ứng dụng trí tuệ nhân tạo và kinh doanh số nên chuyển qua làm lịch vực này do nhu cầu cao.
Định hướng nghề nghiệp của sinh viên chương trình chất lượng cao Kinh doanh số
và trí tuệ nhân tạo, thuộc ngành Hệ thống thông tin quản lý gồm 3 nhóm nghề nghiệp
chính: Chuyên viên ứng dụng và triển khai, Chuyên gia tư vấn: sau khi tốt nghiệp và tích luỹ kinh nghiệm sinh viên có thể
tham gia đội ngũ những chuyên gia về kinh doanh số, phân tích kinh doanh, trí
tuệ nhân tạo có khả năng am tường những kiến thức về kinh doanh; có khả
năng đánh giá, lựa chọn, đề xuất và tư vấn các giải pháp phân tích kinh
doanh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số cho doanh nghiệp, Giảng viên và nghiên cứu viên: Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có khả năng nghiên
cứu và giảng dạy, có thể làm trợ giảng và tiến tới trong tương lai trở thành giảng
viên cao cấp tại các trường đại học; chuyên viên nghiên cứu, tư vấn, phân tích,
ứng dụng và phát triển các giải pháp mới trong lĩnh vực Kinh doanh số và trí tuệ
nhân tạo cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế.Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kinh doanh số và Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kinh nghiệm, vị trí công việc, địa điểm làm việc, công ty mà họ làm việc và các yếu tố khác. Tuy nhiên, với nhu cầu ngày càng cao về chuyên môn này và tính ứng dụng của AI trong nhiều lĩnh vực khác nhau, thu nhập của các chuyên gia AI rất hấp dẫn.
Thống kê sơ bộ trên hai trang web trực tuyến phổ biến ở Việt Nam như Vietnamwork, CareerBuilder mức lương trung bình của một chuyên gia AI thường cao hơn nhiều so với các chuyên môn công nghệ khác. Đây là mức lương khá cao so với nhiều lĩnh vực khác và là một trong những lý do thu hút rất nhiều sinh viên đam mê Data Analytics & AI. Nhiều sinh viên của Khoa HTTT học chuyên ngành Thương mại điện tử, hệ thống thông tin quản lý nhưng do yêu thích lĩnh vực ứng dụng trí tuệ nhân tạo và kinh doanh số nên chuyển qua làm lịch vực này do nhu cầu cao thì mức lương khởi điểm khi mới tốt nghiệp đã là từ 15tr/tháng, nhiều sinh viên còn có thu nhập cao hơn khi có kinh nghiệm. Đối với các những nhân lực liên quan trí tuệ nhân tạo có kinh nghiệm mức lương lên tới vài ngàn đô la/tháng.
Hiện nay nhu cầu nhân lực về thương mại điện tử nói riêng và hệ thống thông tin nói chung đang tăng cao tại Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp, với những kiến thức và kỹ năng đạt được sinh viên có thể làm các công việc với nhiều hướng nghề nghiệp với các công ty chẳng hạn như
– Kiểm toán công nghệ thông tin: Big4 Ernst & Young, PwC, KMPG, Deloitte…
– Tối ưu hoá bộ máy tìm kiếm (SEO – Search Engine Optimization): FTP, Microsoft, Global Cybersoft, Lazada,..
– Phát triển và triển khai phần mềm ứng dụng (application development), web (web developers) và quản trị web (webmasters): FPT, FAST MIS SOFT, Lazada, Vinagame
– Quản lý quảng cáo và khuyến mãi (Advertising and Promotions Managers): Lazada, Nguyen Kim, Thế giới di động
– Tư vấn thương mại điện tử (E-Commerce Consultant): Haravan, tập đoàn hoa sen…
– Quản lý quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management): FPT, Microsoft, Lazada, SAP
– Nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực Thương mại điện tử tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệpSở hữu mạng lưới hợp tác rộng lớn với nhiều công ty cùng với thương hiệu của ngành thương mại điện tử đã được định hình và đầu vào sinh viên chất lượng, cùng với hệ thống đào tạo hiện đại luôn được cập nhật thường xuyên sát với nhu cầu thực tiễn, nên cơ hội sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Thương mại điện tử của Trường Đại học Kinh – Tế Luật rất cao
Thu nhập của một sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Thương mại điện tử từ trường Đại học Kinh tế-Luật có thể khác nhau tùy vào nhiều yếu tố, bao gồm vị trí công việc, kinh nghiệm làm việc, khu vực làm việc, công ty mà họ làm việc và các yếu tố khác. Trung bình mức lương từ 10 tới 20 triệu khi tốt nghiệp tùy vào vị trí công việc, mức lương sau đó sẽ được tăng nhanh chóng khi có nhiều kinh nghiệm và đóng góp
Có, Sinh viên có cơ hội để học cao học tại UEL với các ngành gần khác trong chương trình đào tạo của UEL hoặc thạc sĩ thương mại điện tử sẽ được mở trong thời gian tới.
– Ngành Thương mại điện tử ở Trường ĐH Kinh tế-Luật (UEL) được nhà trường lựa chọn triển khai đào tạo theo chương trình CDIO hiện đại, được doanh nghiệp đánh giá cao.
– Chương trình đào tạo được xây dựng hiện đại, cập nhật và bám sát thực tiễn, học liệu luôn được cập nhật mới . Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình và trách nhiệm. Giảng viên áp dụng kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy để tạo động lực, niềm đam mê học tập cho sinh viên.
– Sinh viên còn có nhiều cơ hội tham gia nghiên cứu khoa học ở Phòng Lab của Khoa cùng với nhiều Giảng viên, nghiên cứu viên. Phòng lab Kinh doanh thông minh (BI Lab) của Khoa được đầu tư thiết bị máy tính và phần mềm hiện đại, nhiều hướng nghiên cứu trong TMĐT cho Sinh viên theo đuổi.
– Mạng lưới hợp tác rộng lớn với các doanh nghiệp liên quan tới các hướng nghề nghiệp của thương mại điện tử, tạo nhiều cơ hội kiến tập, thực tập cũng như cơ hội việc làm với nhiều phúc lợiTheo thống kê sơ bộ từ các cựu sinh viên của Khoa, thì tỉ lệ sinh viên có được việc làm phù hợp với chuyên ngành và thậm chí được mời đi làm trước khi nhận bằng tốt nghiệp là rất cao. Hiện tại sinh viên Khoa HTTT đang làm việc tại hơn một trăm doanh nghiệp cả trong và ngoài nước, và nhiều sinh viên đang làm tại các công ty lớn, nằm trong Top các công ty có môi trường làm việc tốt nhất tại Việt Nam trong nhiều năm như: VNG, FPT, PricewaterhouseCoopers (PwC), Deloitte, Ernst and Young (EY), KPMG.
Bên cạnh đó, sau khi tốt nghiệp ngành Hệ thống thông tin quản lý, sinh viên hoàn toàn có thể làm một dự án khởi nghiệp kinh doanh như nhiều cựu sinh viên của ngành (tiêu biểu là anh Nguyễn Thành Hiếu, cựu sinh viên K05, là người sáng lập VELA Corporation). Nhiều cựu sinh viên của ngành hiện nay đang làm việc về quản trị kinh doanh tại các doanh nghiệp lớn. Chẳng hạn như anh Cao Quản Sang, cựu sinh viên khóa 5, đang là Phó Tổng giám đốc của Tập đoàn Hoa Sen Group; anh Nguyễn Trương Kiến Quốc, cựu sinh viên khóa 6, đang là Phó Tổng giám đốc của công ty Long Thành Golf,…
Người học có thể làm thêm các công việc như hỗ trợ thu thập dữ liệu, thiết kế và quản trị website, fanpage, tư vấn và chăm sóc khách hàng, logistic… để nâng cao kỹ năng chuyên môn trong quá trình học.
Trường đại học Kinh tế – Luật (UEL) có ký thỏa thuận hợp tác với nhiều doanh nghiệp, đơn vị trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, bao gồm những doanh nghiệp tiếp nhận người học kiến tập và thực tập. Chẳng hạn như Big4, SAP, Harvey Nash Việt Nam, KMS Technology, FPT, Lazada…Các công ty đều có các hướng nghề nghiệp liên quan tới thương mại điện tử nên việc kiến tập và thực tập của người học được linh động và dễ dàng.
Thu nhập của một sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý từ trường Đại học Kinh tế-Luật có thể khác nhau tùy vào nhiều yếu tố, bao gồm vị trí công việc, kinh nghiệm làm việc, khu vực làm việc, công ty mà họ làm việc và các yếu tố khác. Mức lương trung bình cho sinh viên mới ra trường dao động trung bình trong khoảng 8 – 10tr đồng/ tháng. Và tốc độ tăng trưởng mức lương và thu nhập là khá nhanh, đặc biệt với các bạn sinh viên có năng lực chuyên môn và thái độ tốt, thu nhập trung bình sau hai năm khoảng từ 15-18tr, mức lương cho một chuyên gia trong ngành (khoảng 5 năm) có thể đạt đến trên 30 triệu/ tháng, chưa bao gồm thưởng và các thu nhập khác.
Sinh viên học chuyên ngành kế toán hoặc kiểm toán đều có thể làm các công việc qua lại lẫn nhau. Chuyên ngành kế toán sẽ học nhiều môn học kế toán đặc thù hơn so với kiểm toán và ngược lại.
Sinh viên học ngành hệ thống thông tin quản lý nên tập trung nâng cao kiến thức và kĩ năng trong hai năm đầu tiên, sau đó có thể tham gia vào một số công việc làm thêm như nhận dự án phân tích dữ liệu, nhận thiết kế giao diện website, lập trình các phần mềm ứng dụng, giảng dạy các kiến thức liên quan cho các đối tượng có nhu cầu… nhằm ứng dụng kiến thức từ nhà trường vào công việc thực tế, nâng cao kĩ năng làm việc và có thêm nguồn thu nhập.
Sinh viên ngành Hệ thống thông tin quản lý thuộc Trường đại học Kinh tế – Luật (UEL) có thể thực tập ở cả các doanh nghiệp về công nghệ, và các doanh nghiệp về kinh doanh quản lý. Cụ thể, sinh viên có thể tham gia thực tập tại các doanh nghiệp phần mềm, chuyên cung cấp, triển khai các dự án công nghệ thống thông tin trong quản trị như: Microsoft, SAP, Global CyberSoft, Nashtech… Hoặc cũng có thể thực tập tại các doanh nghiệp kiểm toán, tư vấn, giám sát dự án như các công ty kiểm toán Ernst & Young, PwC, KMPG, Deloitte. Ngoài ra sinh viên cũng có thể thực tập tại các doanh nghiệp sử dụng các giải pháp công nghệ thông tin trong quản trị kinh doanh như các ngân hàng (HSBC, Techcombank, MB bank…), các công ty sản xuất, thương mại, dịch vụ (Tập đoàn Hoa Sen, Nguyễn Kim, Thế giới Di động…).
Sinh viên tốt nghiệp ngành Hệ thống thông tin quản lý có thể tham gia làm việc tại 3 loại doanh nghiệp:
– Doanh nghiệp phần mềm, chuyên cung cấp và triển khai các dự án công nghệ thông tin trong quản trị: SAP, Oracle, Microsoft, FPT, Global CyberSoft, KMS Technology,…
– Doanh nghiệp kiểm toán & tư vấn, giám sát dự án: các công ty kiểm toán trong nhóm Big4: Ernst & Young, PwC, KMPG, Deloitte…
– Doanh nghiệp sử dụng các giải pháp công nghệ thông tin trong quản trị kinh doanh: Tập đoàn Hoa Sen, Nguyễn Kim, Thế Giới Di Động, Bitis, Tập đoàn Thiên Long, Nhựa Duy Tân,…
Nhiều doanh nghiệp lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang là đối tác tuyển dụng thường xuyên và tài trợ cho Khoa hàng năm như: SAP Vietnam, Global CyberSoft, Ernst & Young Vietnam, PwC Vietnam, BOSCH Vietnam, KMS Technology, FPT, FAST MIS Software, Thế Giới Di Động, Tập đoàn Wilmar CLV, Vinagame, Tập đoàn Hoa Sen, VTC Intecom,…
Tags: UELtuyển dụngNgành Hệ thống thông tin quản lý hiện nay đang có nhu cầu nhân lực rất lớn, các khóa sinh viên những năm gần đây, khi tốt nghiệp đúng hạn, gần như 100% có được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Hơn 50% sinh viên có việc làm ngay từ năm học cuối.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Hệ thống thông tin quản lý sẽ có cơ hội làm việc trong lĩnh vực nghề nghiệp sau đây:
– Tư vấn, lập kế hoạch, xây dựng và triển khai các dự án hệ thống thông tin, dự án ERP (hoạch định nguồn lực doanh nghiệp), các dự án thương mại điện tử tại các công ty cung cấp giải pháp.
– Vận hành, khai thác, quản lý và phát triển các dự án hệ thống thông tin, dự án ERP, các dự án thương mại điện tử tại các doanh nghiệp sử dụng giải pháp.
– Kiểm toán viên hệ thống thông tin trong các công ty kiểm toán.
– Phân tích dữ liệu, khai thác dữ liệu, thống kê dự báo trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, quản lý kết hợp với công cụ tin học nhằm mục tiêu hỗ trợ ra quyết định trong quản lý doanh nghiệp.
– Lập trình viên, kiểm tra và bảo đảm chất lượng phần mềm trong các công ty phần mềm hoặc tham gia vào các bộ phận IT (Information Technology) trong doanh nghiệp.
– Tiếp tục học nâng cao trình độ ở các bậc sau đại học bổ sung vào đội ngũ giảng viên làm công tác giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng và THCN.Sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng tổ chức, đảm nhận công việc có liên quan đến lĩnh vực kế toán kiểm toán tại các đơn vị sau:
• Đảm nhận vai trò kiểm toán viên, tư vấn thuế, tư vấn hệ thống kiểm soát nội bộ, tư vấn chiến lược… tại các công ty kiểm toán trong và ngoài nước.
• Cung cấp dịch vụ kế toán, thuế cho các doanh nghiệp.
• Đảm nhận vai trò kiểm toán viên nội bộ trong các doanh nghiệp và tổ chức.
• Phân tích báo cáo tài chính, quản lý rủi ro tại các công ty tư vấn tài chính và tổ chức tín dụng.
• Đảm nhận công việc kế toán trong các doanh nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp,…
• Đảm nhận vai trò trợ giảng, giảng dạy tại các cơ sở giáo dục và đào tạo (trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp,…).