Mục tiêu chung
Cung cấp cho người học những kiến thức tổng quát trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, tự nhiên, xã hội và nhân văn và chuyên ngành marketing giúp họ có tư duy hệ thống logic, khả năng chuyển tải kiến thức thành những kỹ năng nghề nghiệp, tố chất cá nhân, kỹ năng nghiên cứu, phân tích, phản biện và tư vấn chính sách, kỹ năng giao tiếp và thiết lập những mối quan hệ thành công trong các lĩnh vực quản lý và marketing. Đồng thời, giúp người học xây dựng những phẩm chất cá nhân và đạo đức nghề nghiệp, có khả năng thiết kế, vận hành và quản lý các ý tưởng kinh doanh và marketing tự lập thân, lập nghiệp, và cơ hội học tập suốt đời.
Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể của Chương trình đào tạo nhằm trang bị cho người học kiến thức, kỹ năng và năng lực sau:
1. Kiến thức và lập luận ngành
- Có kiến thức toán và khoa học cơ bản (Khoa học Tự nhiên, Xã hội và Nhân văn)
- Có kiến thức cơ sở trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh
- Có kiến thức chuyên ngành quản trị kinh doanh
2. Kỹ năng, phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp
- Có kỹ năng lập luận, phân tích và giải quyết vấn đề
- Có kỹ năng lập kế hoạch, thực hiện chính sách kinh doanh và marketing
- Có tư duy tầm hệ thống
- Có thái độ, tư tưởng và học tập
- Có đạo đức, công bằng và các trách nhiệm xã hội
3. Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp
- Có kỹ năng làm việc nhóm
- Có kỹ năng giao tiếp
- Có kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ
4. Năng lực thực hành nghề nghiệp
- Có năng lực nhận thức trong bối cảnh xã hội
- Có năng lực thực hành trong bối cảnh doanh nghiệp và kinh doanh
- Có năng lực khởi nghiệp.
CHUẨN ĐẦU RA
Kiến thức
Sau khi hoàn chỉnh chương trình, sinh viên sẽ hiểu biết được các Kiến thức và lập luận ngành: Kiến thức toán và khoa học cơ bản, Kiến thức cơ sở trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh, Kiến thức chuyên ngành Marketing.
Kỹ năng
Có Kỹ năng lập luận, phân tích và giải quyết vấn đề, Kỹ năng lập kế hoạch và thực hiện chính sách kinh doanh, Tư duy tầm hệ thống, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng và khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ. Có trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 5.0 (chương trình tiếng Việt), IELTS 6.0 (chương trình tiếng Anh)
Thái độ
Trên cơ sở nhận thức và kiến thức trên sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị kinh doanh có thái độ và tư tưởng sẵn sàng quyết định chấp nhận rủi ro, kiên trì và linh hoạt, có tư duy sáng tạo, có thái độ và khả năng học tập và rèn luyện suốt đời…
CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
Định hướng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp Chương trình cử nhân Marketing theo 3 nhóm ngành nghề chính:
Nhóm 1: Chuyên viên phân tích, dự báo, tư vấn chính sách hoặc chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực Marketing
Chuyên viên Marketing trong các doanh nghiệp ở các vị trí có liên quan đến Marketing và Kinh doanh, có đủ năng lực đảm nhận các chức vụ lãnh đạo từ cấp phòng, ban trong tổ chức, cũng như các chương trình, dự án thuộc các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, tổ chức của Chính phủ và phi chính phủ cả ở trong và ngoài nước. Những chuyên viên này sẽ hoạt động trong các lĩnh vực của Marketing như sau:
- Quản trị thương hiệu và quản trị chiến lược (Brand Management, Strategic Marketing): Phụ trách các hoạt động quản trị thương hiệu, quản trị chiến lược Marketing, chiến lược sản phẩm (Marketing executive, Assistant brand manager, Assistant Group brand manager, Strategic Marketing supervior,…) trong các doanh nghiệp.
- Quảng cáo và quan hệ công chúng (Advertising và Public Relations): Hoạt động trong các công ty truyền thông, các công ty quảng cáo, các tổ chức có liên quan đến hoạt động quảng cáo như truyền hình, báo chí (PR executive, PR supervisor, Trade Marketing executive, Media coordinator, Account executive,…).
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng (Customer services): Hoạt động trong các bộ phận phụ trách chăm sóc khách hàng, quản lý ngân hàng khách hàng (CRM), đề ra các chiến lược để làm hài lòng khách hàng (Customer relationship executive, Assistant Cusomter relationship manager,…).
- Nghiên cứu và phát triển thị trường (Research and Development): Hoạt động trong bộ phận nghiên cứu và phát triển thị trưởng, sản phẩm của doanh nghiệp hoặc trong các công ty tư vấn chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn phát triển thị trường (Market analyst, Marketing research supervisor,…).
- Quản lý kênh phân phối (Supply Chain and Distribution): Làm việc trong các bộ phận quản trị chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, siêu thị, các trung tâm chế xuất,…(Supply chain admin,…).
- Bán hàng (Sales): Làm việc tại bộ phận bán hàng của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần (sale executive, sale admin,…).
Sau 2 năm công tác, với kiến thức về Marketing được được đào tạo tốt ở trường ĐH cộng với trải nghiệm thực tế, SV ngành Marketing có thể giữ các vị trí quan trọng như: quản lý thương hiệu sản phẩm, quản lý thương hiệu, trợ lý giám đốc Marketing, quản lý một mảng hoạt động Marketing hay quản lý nhóm thương hiệu sản phẩm.
Nhóm 2: Chủ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Khi tốt nghiệp, sinh viên có thể là chuyên viên có năng lực, tiến tới trở thành chuyên gia có trình độ cao, có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lý một doanh nghiệp, có đam mê và tinh thần sẵn sàng khởi nghiệp sáng tạo, trong tương lai sẽ đi theo thiên hướng trở thành những chủ doanh nghiệp có trí tuệ và bản lĩnh kinh doanh, tự lập thân, lập nghiệp.
Sinh viên tốt nghiệp chương trình giáo dục ngành Marketing hoàn toàn có khả năng tự kinh doanh từ những dự án nhỏ, đặc biệt là trong các lĩnh vực hoạt động sau: Viết bài PR, Marketing kỹ thuật số, thiết kế nhận dạng thương hiệu, nghiên cứu thị trường…
Nhóm 3: Giảng viên và nghiên cứu viên
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân tốt nghiệp chương trình giáo dục ngành Marketing có thể làm trợ giảng, tham gia học tập nâng cao trình độ tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, hoặc tiến tới trở thành các giảng viên tại các trường đại học; chuyên viên nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu.
THỜI GIAN ĐÀO TẠO
4 năm
Tối đa 6 năm và sinh viên có thể học vượt nếu hoàn thành các môn tiên quyết
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA
130 tín chỉ
không bao gồm phần kiến thức: ngoại ngữ, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng
QUY ĐỊNH ĐÀO TẠO
Theo hệ thống tín chỉ được chia làm 8 học kỳ
- Khối kiến thức giáo dục cơ bản: học kỳ 1, học kỳ 2, học kỳ 3
- Khối kiến thức cơ sở của khối ngành: học kỳ 4
- Khối kiến thức ngành: học kỳ 5, học kỳ 6, học kỳ 7
- Thực tập cuối khóa, khóa luận tốt nghiệp hoặc học chuyên đề: học kỳ 8
Xem thêm: Ngành Marketing là gì? Học ở đâu? Cơ hội nghề nghiệp như thế nào?