Chuyên ngành phân tích dữ liệu: Học gì, ra trường làm gì?

Do đó ngành/chuyên ngành phân tích dữ liệu tại các cơ sở đào tạo đại học luôn nhận được nhiều sự quan tâm. Tại Trường Đại học Kinh tế – Luật, chuyên ngành Phân tích dữ liệu được đánh giá là chuyên ngành hot trong mùa tuyển sinh năm nay.
Ngành phân tích dữ liệu: Học gì, ra trường làm gì

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã tác động không nhỏ tới sự vận hành của nền kinh tế, dữ liệu trở thành nòng cốt trong tiến trình hoạt động của mọi doanh nghiệp. Do đó ngành/chuyên ngành phân tích dữ liệu tại các cơ sở đào tạo đại học luôn nhận được nhiều sự quan tâm. Tại Trường Đại học Kinh tế – Luật, chuyên ngành Phân tích dữ liệu được đánh giá là chuyên ngành hot trong mùa tuyển sinh năm nay. Vậy học phân tích dữ liệu là học gì? ra trường làm gì? Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp toàn bộ thông tin giúp phụ huynh và học sinh hiểu thêm về ngành/chuyên ngành này

Ngành phân tích dữ liệu: Học gì, ra trường làm gì

Mục lục

Ngành/chuyên ngành phân tích dữ liệu là gì?

Trong thời đại kỷ nguyên số, doanh nghiệp cần thu thập, xử lý và khai thác hiệu quả dữ liệu lớn (big data) để phục vụ cho các quyết định ảnh hưởng đến kinh doanh. Do đó, ngành/chuyên ngành phân tích dữ liệu cung cấp đầy đủ cho người học những kỹ năng thu thập, khai thác và xử lý các bộ dữ liệu để đưa ra quan sát, nhận định, báo cáo về một vấn đề cụ thể.

Data analyst là một môn học, ngành học khoa học, cung cấp phương pháp xử lý dữ liệu thô bằng các công cụ,  nhằm tìm ra các quy luật của dữ liệu được gọi là bất thường hoặc chưa rõ ràng trong tập dữ liệu lớn. Thông tin thu thập được là tiền điều kiện được sử dụng để tối ưu hóa các quy trình làm tăng hiệu quả tổng thể của một doanh nghiệp hoặc một hệ thống.

Ngành/chuyên ngành phân tích dữ liệu là gì?

Ngành/chuyên ngành phân tích dữ liệu học những môn gì?

Một số môn bạn sẽ học gì trong ngành Phân tích dữ liệu

Công cụ Phân tích dữ liệu chính

  • Công cụ lập trình (programming languages) như Python, R, Matlab
  • Công cụ truy vấn cơ sở dữ liệu như SQL
  • Công cụ thống kê như Microsoft Excel, Minitab
  • Hệ thống phân tích thống kê SAS
  • Công cụ trực quan hóa dữ liệu như Tableau, Power BI, Metabase, Google Data Studio 

Một số môn học chuyên ngành

  • Thống kê áp dụng (Applied Statistics)
  • Xác suất (Probability)
  • Toán tài chính
  • Dự báo kinh tế
  • Phân tích kinh doanh
  • Lập trình cơ bản cùng Python, R hay SQL (Programming with Python/R/SQL)

Ngành/chuyên ngành phân tích dữ liệu thi khối nào? Tổ hợp môn

Các khối thi tuyển sinh ngành/chuyên ngành phân tích dữ liệu thường là khối A00, A01, D01 và D07, trong đó tổ hợp môn theo khối thi chi tiết như sau:

A00: Toán, Vật  lý, Hóa học

A01: Toán, Vật lý, Tiếng anh

D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng anh

D07: Toán, Hóa học, Tiếng anh

Ngành/chuyên ngành phân tích dữ liệu thi khối nào? Tổ hợp môn

Điểm chuẩn của ngành/chuyên ngành phân tích dữ liệu trong các năm?

Trong những năm gần đây, nhìn chung ngành/chuyên ngành phân tích dữ liệu có phổ điểm tăng đều với tất cả các trường đại học đào tạo chuyên ngành này, phổ điểm giao động từ 21 – 26 điểm.

Là một trong những trường đào tạo luôn giữ vững vị trí thuộc top đầu các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và luật, Trường Đại học Kinh tế – Luật bắt đầu tuyển sinh ngành này năm vào năm 2024, điểm trúng tuyển ngành/chuyên ngành phân tích dữ liệu (mã ngành 7310108_419) tại UEL đối với các phương thức xét tuyển sớm như sau:

  • Phương thức 2: Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG-HCM là 74,8
  • Phương thức 4: Xét tuyển bằng kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực ĐHQG – HCM là 811
  • Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả chứng chỉ quốc tế (IELTS, TOEFT,…) kết hợp kết quả THPT hoặc xét chứng chỉ SAT, ACT/bằng tú tài quốc tế (IB)/chứng chỉ A-Level  là 21,77 IELTS; 78 SAT

Ngành/chuyên ngành phân tích dữ liệu học ở trường nào tốt nhất?

Nếu bạn thực sự yêu thích ngành/chuyên ngành phân tích dữ liệu thì dưới đây là danh sách một số trường được đánh giá cao về chất lượng đào tạo: 

  1. Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (UEL)
  2. Đại học Kinh tế – Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF) 
  3. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (UEH)
  4. Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội (FTU)
  5. Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)
Ngành/chuyên ngành phân tích dữ liệu học ở trường nào tốt nhất?

Tố chất cần có khi học Ngành/chuyên ngành phân tích dữ liệu là gì?

Việc chọn nghề mình thích đế sống và làm việc với đam mê thì tố chất riêng của mỗi người có phù hợp với ngành mình chọn theo học không cũng là một điều rất quan trọng. các chuyên gia phân tích dữ liệu thường sở hữu một số tố chất quan trọng sau đây:

Khả năng logic tốt và tư duy theo hệ thống

Tư duy logic là kỹ năng vô cùng quan trọng để làm việc với hàng triệu số liệu, hay tìm kiếm lỗ hổng trong bộ dữ liệu thì. Có rất nhiều người rất giỏi Toán hay Lập trình nhưng nếu vậy vẫn chưa đủ để phân tích kết quả cuối cùng sau khi dọn dẹp dữ liệu. Sinh viên cần biết so sánh, đối chiếu, nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau và phân tích vấn đề trong mối tương quan với các yếu tố khác trong hệ thống. Nhưng bạn đừng lo lắng, kỹ năng này có thể được tôi luyện qua công việc thực tế. Điều bạn cần là xác định yếu tố quan trọng này và tập trung rèn luyện nó.

Không ngại tìm tòi, đặt câu hỏi khó

Để đưa ra một báo cáo hay thông tin có ích từ bảng dữ liệu, bạn phải luôn đặt ra những câu hỏi như mục đích của nó là gì, phương pháp thu thập dữ liệu có lỗ hổng gì, điểm hạn chế của bộ dữ liệu là gì,… Để phân tích dữ liệu tốt, bạn không chỉ cứ dập công thức là ra kết quả mà phải biết được lịch sử của từng bộ dữ liệu và hoàn cảnh của từng dự án. Vì vậy, một kỹ năng không thể thiếu là đam mê tìm tòi, khám phá, không ngại đặt câu hỏi lật lại vấn đề để có thể cho ra đời bộ dữ liệu tốt hơn, giúp cho quá trình phân tích dữ liệu sau này được hiệu quả hơn. 

Sự kiên trì và cẩn thận

​Đối với những bạn muốn theo học và làm việc trong lĩnh vực Phân tích dữ liệu, sự kiên trì và cẩn thận trong công việc chính là hai tố chất không thể thiếu. Một trong những yêu cầu ghi ở thông báo tuyển dụng cho nhiều vị trí Chuyên gia phân tích dữ liệu là ứng viên cần phải chú ý đến tiểu tiết (Demonstrate an eye for detail). Để làm được công việc phân tích dữ liệu, bạn cần luyện tập cho mình khả năng tập trung cao độ để có thể nghiên cứu và phân tích nhiều số liệu một lúc, cũng như cẩn thận trong từng lệnh hay dòng code mà bạn viết ra bởi chỉ cần thiếu một dấu ngoặc hay dấu cách nhỏ, dòng code của bạn cũng có thể bị sai. Đôi khi, công việc này có nhiều thứ vô cùng tiểu tiết và mất thời gian, nhất là khi phải “dọn dẹp” (data cleaning/wrangling) thì mới có được một bộ dữ liệu hoàn chỉnh nên bạn cũng cần kiên trì và chịu áp lực tốt.

Ngành phân tích dữ liệu ra trường làm nghề gì? Công việc ra sao?

Chọn ngành theo học là một trong những bước chuẩn bị nền tảng cho tương lai của mình. Nhiều học sinh sẽ có thắc mắc học Ngành/chuyên ngành phân tích dữ liệu ra trường làm nghề gì? dưới đây là một số công việc trong lĩnh vực này: 

Chuyên gia phân tích dữ liệu (Data Analyst) 

Chuyên gia phân tích dữ liệu chịu trách nhiệm phân tích và tìm hiểu dữ liệu, từ đó có thể đưa ra thông tin hữu ích về chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. Các công việc cụ thể của chuyên gia phân tích dữ liệu bao gồm:

  • Đánh giá hiệu quả và độ chính xác của các bảng dữ liệu trong hệ thống phân tán.
  • Kiểm soát dữ liệu của tổ chức, giúp các bên liên quan hiểu và sử dụng dữ liệu để đưa ra quyết định chiến lược kinh doanh.
  • Làm việc với các thành viên khác (Kỹ sư dữ liệu, Nhà phân tích kinh doanh) để triển khai, tích hợp và tối ưu hóa hệ thống hiện có của chúng tôi.
  • Hỗ trợ Nhà phân tích kinh doanh bằng cách chuẩn bị các bảng dữ liệu phức tạp/đặc biệt theo yêu cầu.
  • Phân tích các tập dữ liệu rộng lớn và cung cấp những hiểu biết hữu ích để giải quyết các vấn đề kinh doanh quan trọng.

Kỹ sư khoa học dữ liệu (Data Scientist)

Kỹ sư khoa học dữ liệu (Data Scientist) sẽ phân tích và xử lý dữ liệu lớn để hỗ trợ quyết định chiến lược cho doanh nghiệp. Ví dụ phát triển mô hình dự đoán rủi ro tín dụng trong ngân hàng để hỗ trợ quyết định cho vay. Kỹ sư khoa học dữ liệu chịu trách nhiệm những công việc sau:

  • Nghiên cứu xây dựng mô hình dự đoán dựa trên kho dữ liệu của tập đoàn.
  • Nghiên cứu, thiết kế, cài đặt các thuật toán, mô hình học máy.
  • Thiết kế, triển khai các thuật toán, mô hình học máy để giải quyết các bài toán, yêu cầu đề ra.
  • Tối ưu, cải thiện các giải pháp đã được triển khai.
  • Hợp tác với các nhóm khác để tích hợp giải pháp.

Data Scientist là công việc phổ biến trong ngành công nghệ và tài chính. Bên cạnh đó, các phân tích của kỹ sư khoa học dữ liệu cũng được áp dụng trong tài chính, y tế, công nghệ thông tin,… Kỹ sư khoa học dữ liệu cần có bằng đại học chuyên ngành khoa học máy tính, thống kê hoặc các ngành có liên quan. Cùng với đó, Data Scientist cần có kiến thức và kỹ năng về khoa học dữ liệu, machine learning và phân tích, giải quyết vấn đề.

Kỹ sư dữ liệu (Data Engineer)

Kỹ sư dữ liệu (Data Engineer) tập trung vào việc xây dựng và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu. Một Data Engineer cần có kiến thức sâu về cơ sở dữ liệu, lập trình và hiểu biết vững về hệ thống dữ liệu. Công việc cụ thể của kỹ sư dữ liệu bao gồm:

  • Xây dựng và phát triển hạ tầng dữ liệu tập trung. Data Warehouse, Data Lake
  • Xây dựng các pipeline dữ liệu để tự động hóa quy trình thu thập, xử lý và lưu trữ dữ liệu.
  • Giám sát và tối ưu hóa các thành phần hệ thống dữ liệu để đáp ứng về dung lượng và tốc độ.
  • Thiết kế, đề xuất mô hình kiến trúc dữ liệu tại doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ nhóm phân tích dữ liệu trong việc truy xuất dữ liệu và hiểu rõ cấu trúc dữ liệu.
  • Áp dụng các biện pháp bảo mật để đảm bảo an toàn dữ liệu.

Data Engineer là công việc được đánh giá cao trên thị trường hiện nay vì yêu cầu nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Cụ thể kỹ sư dữ liệu sẽ làm cho các mảng về công nghiệp, tài chính và marketing. Ví dụ, Data Engineer tham gia vào việc xây dựng hệ thống lưu trữ dữ liệu cho một doanh nghiệp bán lẻ để quản lý thông tin khách hàng.

Chuyên gia phân tích định lượng (Quantitative Analyst)

Chuyên gia phân tích định lượng (Quantitative Analyst) tập trung vào việc sử dụng số liệu và các phương pháp định lượng. Từ đó, Quantitative Analysis sẽ phân tích và dự đoán thông tin trong ngành cho doanh nghiệp. Chuyên gia phân tích định lượng có những nhiệm vụ bao gồm:

  • Chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu, backtest chiến lược giao dịch theo yêu cầu của team leader.
  • Chịu trách nhiệm thực thi chiến lược giao dịch cổ phiếu niêm yết và chứng khoán phái sinh theo định hướng VNDIRECT từng thời kỳ (hạn mức và chỉ tiêu lợi nhuận do Team leader và Giám đốc Khối IMS phân bổ).
  • Lập báo cáo giao dịch hàng ngày bao gồm: kết quả giao dịch hàng ngày, thống kê thị trường hàng ngày, cập nhật tin tức quan trọng trong ngày hoặc trong tuần.
  • Phối hợp với các phòng ban khác khi có công việc phát sinh.

Quantitative Analyst phổ biến trong lĩnh vực tài chính và kinh doanh, đặc biệt là trong các công ty chứng khoán và quỹ đầu tư. Chuyên gia phân tích định lượng thường phân tích số liệu tài chính để dự đoán xu hướng thị trường. Chính vì thế, một doanh nghiệp cần có đội ngũ Quantitative Analyst để đầu tư tài chính thông minh và hiệu quả. 

Ngành/chuyên ngành phân tích dữ liệu có mức lương bao nhiêu?

Mức lương của ngành/chuyên ngành này được đánh giá có mức khởi điểm khá cao trong thị trường lao động hiện nay . Mức lương trung bình: Khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng dành cho những bạn mới vào nghề và từ 20 – 30 triệu đồng/tháng đối với những người đã có kinh nghiệm.

Ngành/chuyên ngành phân tích dữ liệu học tại Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG – HCM (UEL)

Năm 2024 UEL bắt đầu tuyển sinh khóa đầu tiên chuyên ngành Phân tích dữ liệu chương trình tiếng Việt (mã ngành 7310108_419) nằm trong khung chương trình đào tạo Ngành Toán kinh tế. Dù là ngành mới tuyển sinh nhưng mức độ quan tâm tới ngành này khá cao, cụ thể số lượng hồ sơ nộp về trường đối với chuyên ngành này có thể nói là nổi bật trong danh sách các ngành tuyển sinh. 

Mục tiêu đào tạo ngành phân tích dữ liệu tại UEL là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về phân tích dữ liệu; Có phẩm chất chính trị, đạo đức; thái độ học tập và làm việc tích cực; sinh viên tốt nghiệp nắm vững kiến thức, công nghệ hiện đại trong kinh tế, tài chính; có khả năng gia nhập lực lượng lao động chất lượng cao, khai thác hiệu quả dữ liệu số, chủ động, sáng tạo đề ra các chương trình, giải pháp mang lại giá trị cho doanh nghiệp, tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh cho đơn vị công tác.

Ngành/chuyên ngành phân tích dữ liệu học tại Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG - HCM (UEL)

Tổ hợp xét tuyển chuyên ngành phân tích dữ liệu tại Trường Đại học Kinh Tế – Luật

Đề án tuyển sinh năm 2024 tại Trường Đại học Kinh tế – Luật về cơ bản giữ nguyên các phương thức xét tuyển và tổ hợp môn xét tuyển như năm 2023, sự ổn định này góp phần giúp phụ huynh học sinh dễ dàng hơn trong việc đối chiếu, và có các sách lược tốt hơn trong cuộc đua đầu vào đại học. 

Tổ hợp xét tuyển tại UEL bao gồm: A00, A01, D01 và D07

Chương trình đào tạo chuyên ngành phân tích dữ liệu tại Trường Đại học Kinh tế – Luật

Đối với mỗi cơ sở đào tạo sẽ có cấu trúc chương trình đào tạo khác nhau, vì vậy ngành/chuyên ngành phân tích dữ liệu tại các trường cũng có số lượng môn học khác nhau. Đối với Trường Đại học Kinh tế – Luật học chuyên ngành này các bạn sẽ được cung cấp kiến thức chuyên sâu về phân tích dữ liệu đặc thù của khối kinh tế. Chương trình đào tạo kéo dài từ 3,5 đến 4 năm tối đa 6 năm. Dưới đây là khung chương trình đào tạo của ngành này tại UEL.

Chương trình đào tạo chuyên ngành phân tích dữ liệu tại Trường Đại học Kinh tế – Luật

Các phương thức xét tuyển chuyên ngành phân tích dữ liệu của Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG-HCM

Cũng giống như các ngành/chuyên ngành khác trong đề án tuyển sinh 2024 tại Trường Đại học Kinh tế – Luật áp dụng 5 phương thức tuyển sinh bao gồm: 

  • Phương thức 1a: Xét tuyển thẳng, UTXT theo Quy chế tuyển sinh ĐHCQ của Bộ GD&ĐT
  • Phương thức 1b: UTXT thằng học sinh giỏi theo quy định ĐHQG-HCM
  • Phương thức 2: Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG-HCM 
  • Phương thức 4: Xét tuyển bằng kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực ĐHQG – HCM 
  • Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả chứng chỉ quốc tế (IELTS, TOEFL,…) kết hợp kết quả THPT hoặc xét chứng chỉ SAT, ACT/bằng tú tài quốc tế (IB)/chứng chỉ A-Level 
Chia sẻ bài viết
Facebook
Twitter
LinkedIn
WhatsApp