Trong năm 2023, Ngành Marketing vẫn nằm trong top các ngành có nhiều thí sinh đăng ký tại Trường ĐH Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM), theo thông tin chia sẻ từ Thạc sĩ Cù Xuân Tiến, Trưởng phòng Tuyển sinh và công tác sinh viên. Vậy Ngành Marketing là gì? Bao gồm những chuyên ngành nào? Khi lựa chọn Ngành Marketing nên học ở đâu? Cơ hội làm việc ra sao? Bài viết dưới đây sẽ lần lượt trả lời những câu hỏi trên của bạn về ngành học này.
Mục lục
ToggleNgành Marketing là gì?
Ngành Marketing tại các trường Đại học là tổ hợp kiến thức và các kỹ năng liên quan của Marketing. Theo báo US News & World Report, Ngành Marketing được định nghĩa như sau: “Ngành Marketing là ngành học về nghiên cứu xây dựng thương hiệu và quảng cáo sản phẩm/dịch vụ đến một nhóm người tiêu dùng cụ thể.” Ngành Marketing là lĩnh vực nghiên cứu và thực hiện các hoạt động xây dựng thương hiệu và quảng cáo sản phẩm/dịch vụ đến một nhóm người tiêu dùng cụ thể.
Đây là một ngành học rộng lớn với nhiều chuyên ngành khác nhau như: Quản trị Marketing, Truyền thông Marketing, Quan hệ công chúng,… Tùy thuộc vào sở thích, năng lực, thí sinh có thể lựa chọn chuyên ngành phù hợp.
Marketing là lĩnh vực gì?
Lĩnh vực Marketing bao gồm nghiên cứu và thực hiện các hoạt động để xây dựng nhận diện thương hiệu và quảng cáo sản phẩm/dịch vụ cho một nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể. Nó bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau như Quản trị Marketing, Truyền thông Marketing, Quan hệ công chúng, mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng.
Xem thêm:
- Ngành Digital Marketing: Học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp thế nào?
- Ngành Thương mại điện tử là gì? Triển vọng nghề nghiệp như thế nào?
- Ngành Trí tuệ nhân tạo (AI) là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành hệ thống thông tin quản lý là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành quản trị kinh doanh là gì? Học gì, ở đâu, cơ hội việc làm
- Ngành công nghệ tài chính (Fintech): Học gì, ở đâu?
7 Chuyên Ngành Marketing phổ biến
Hiện nay, có nhiều chuyên ngành Marketing được các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo. Sau đây là 7 ngành học Marketing phổ biến.Bao gồm Quản trị Marketing, Truyền thông Marketing, Quan hệ công chúng, và nhiều hơn nữa, mang lại sự đa dạng và linh hoạt cho sinh viên. Mỗi chuyên ngành trong Marketing tập trung vào các hoạt động và kỹ năng khác nhau, từ nghiên cứu thị trường đến quản lý thương hiệu và quảng cáo.
1 Quản trị Marketing
Chuyên ngành Quản trị marketing là chuyên ngành đào tạo kiến thức về quản lý và điều hành các hoạt động marketing của doanh nghiệp.
Chuyên ngành này tập trung vào các hoạt động sau:
- Nghiên cứu thị trường: Thu thập, phân tích và đánh giá thông tin về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh,…
- Định vị sản phẩm/dịch vụ: Xác định vị trí của sản phẩm/dịch vụ trong tâm trí khách hàng.
- Xây dựng chiến lược Marketing: Xác định mục tiêu và các chiến lược Marketing để đạt được những gì đã hướng đến.
- Thực hiện các hoạt động Marketing: Tổ chức, triển khai và theo dõi các hoạt động Marketing.
Các môn học tiêu biểu của chuyên ngành Quản trị Marketing:
- Quản trị sản phẩm
- Quản trị kênh phân phối
- Nghiên cứu Marketing
- Digital Marketing
2 Truyền thông Marketing
Theo học truyền thông Marketing, bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực truyền thông. Cụ thể, chuyên ngành có những hoạt động như:
- Quảng cáo: Sử dụng các phương tiện truyền thông để tạo ra sự chú ý.
- Quan hệ công chúng: Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, đối tác, nhà đầu tư,…
- Marketing trực tiếp: Sử dụng các kênh truyền thông trực tiếp để tiếp cận khách hàng. Bao gồm thư trực tiếp, email,…
- Marketing cộng đồng: Sử dụng các kênh truyền thông xã hội. Nhằm tạo ra sự tương tác và gắn kết với khách hàng.
Các môn học tiêu biểu của chuyên ngành Truyền thông Marketing:
- Truyền thông Marketing tích hợp
- Chiến lược phương tiện truyền thông
- Marketing trực tiế
- Tổ chức sự kiện
- Quản trị thương hiệu
3 Quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng là chuyên Ngành Marketing nghiên cứu và thực hiện các hoạt động truyền thông. Từ đó nhằm tạo dựng và duy trì hình ảnh tích cực cho doanh nghiệp.
Quan hệ công chúng bao gồm các công việc như sau:
- Xây dựng và duy trì mối quan hệ với các bên liên quan. Như khách hàng, đối tác, nhà đầu tư,…
- Quản lý khủng hoảng truyền thông: Xử lý các sự cố tiêu cực có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp.
- Truyền thông nội bộ: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Và truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến nhân viên.
Các môn học tiêu biểu của chuyên ngành Quan hệ công chúng:
- Lý luận về quan hệ công chúng
- Xây dựng và phát triển thương hiệu
- Các chương trình quan hệ công chúng
- Tổ chức sự kiện
- Kỹ năng viết cho quan hệ công chúng
4 Marketing Thương mại
Marketing Thương mại là chuyên ngành đào tạo kiến thức về nghiên cứu và thực hiện các hoạt động marketing nhằm thúc đẩy quá trình bán hàng của doanh nghiệp.
Chuyên ngành này tập trung chủ yếu vào các hoạt động:
- Quản lý kênh phân phối: Xây dựng và quản lý hệ thống phân phối sản phẩm/dịch vụ đến tay khách hàng.
- Quản lý bán hàng: Xây dựng và triển khai các chiến lược bán hàng. Nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng.
- Quản lý dịch vụ khách hàng: Đảm bảo khách hàng hài lòng với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Các môn học tiêu biểu của chuyên Ngành Marketing Thương mại:
- Hành vi khách hàng
- Nghiên cứu marketing
- Quản lý chất lượng
- Quản trị marketing
- Marketing B2B và B2C
5 Quản trị thương hiệu
Quản trị thương hiệu là chuyên Ngành Marketing nghiên cứu và thực hiện các hoạt động nhất định. Điều này nhằm xây dựng và quản lý thương hiệu của doanh nghiệp. Cụ thể:
- Nghiên cứu và phát triển thương hiệu: Xác định ý nghĩa và giá trị của thương hiệu.
- Xây dựng chiến lược thương hiệu: Xác định mục tiêu và các chiến lược thương hiệu.
- Triển khai và quản lý thương hiệu: Thực hiện các hoạt động nhằm quảng bá và nâng cao giá trị của thương hiệu.
Các môn học tiêu biểu của chuyên ngành Quản trị thương hiệu:
- Quản trị thương hiệu
- Nhượng quyền thương hiệu
- Quan hệ công chúng
- Quảng cáo và khuyến mại
- Tổ chức sự kiện
6 Quản trị bán hàng và Digital Marketing
Quản trị bán hàng và Digital Marketing là chuyên ngành nhận được sự yêu thích từ thí sinh. Chuyên ngành này là sự kết hợp giữa Marketing truyền thống và Marketing kỹ thuật số. Thực hiện những hoạt động như:
- Nghiên cứu thị trường: Thu thập, phân tích và đánh giá thông tin về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh,…
- Xây dựng chiến lược Marketing: Xác định mục tiêu Marketing và những chiến lược quan trọng để đạt được mục đích đề ra.
- Thực hiện các hoạt động Marketing: Tổ chức, triển khai và theo dõi các hoạt động Marketing. Gồm cả Marketing truyền thống và Marketing kỹ thuật số.
Các môn học tiêu biểu của chuyên ngành Quản trị bán hàng và Digital Marketing:
- Quảng cáo trực tuyến
- SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)
- Xây dựng nội dung
- Phân tích dữ liệu và đo lường
- Social Media Marketing
7 Quảng cáo
Quảng cáo là chuyên Ngành Marketing nghiên cứu và thực hiện các hoạt động truyền thông đến khách hàng. Có thể kể đến như:
- Lập kế hoạch và triển khai các chiến dịch quảng cáo.
- Sáng tạo các nội dung quảng cáo hấp dẫn và hiệu quả.
- Nghiên cứu và kiểm tra hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo.
Các môn học tiêu biểu của chuyên ngành Quảng cáo:
- Phân tích dữ liệu truyền thông
- Quản trị khách hàng quảng cáo
- Kinh doanh quảng cáo
- Quản lý dự án quảng cáo
Ngành Marketing học những môn gì?
Ngành Marketing là ngành học đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như Marketing online, Marketing truyền thống, Marketing thương mại,… Do đó, chương trình đào tạo của ngành này cũng rất phong phú, với các môn học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Dưới đây là một số môn học tiêu biểu:
Khối ngành Kinh tế – Quản trị:
- Toán học:
- Xác suất thống kê:
- Kinh tế vi mô:
- Kinh tế vĩ mô:
- Kế toán tài chính:
- Quản trị kinh doanh:
- Luật kinh doanh:
Khối ngành Marketing:
- Nguyên lý Marketing:
- Hành vi người tiêu dùng:
- Quản trị Marketing:
- Marketing online:
- Marketing truyền thống:
- Marketing thương mại:
- Quảng cáo và xúc tiến bán hàng:
- Nghiên cứu thị trường:
- Quản trị thương hiệu:
- Quan hệ công chúng (PR):
Khối ngành Kỹ năng mềm:
- Tin học văn phòng:
- Giao tiếp:
- Thuyết trình:
- Kỹ năng đàm phán:
- Kỹ năng giải quyết vấn đề:
- Ngoại ngữ:
Ngoài ra, sinh viên còn được học các môn học tự chọn theo định hướng nghề nghiệp.
Ngành Marketing thi khối nào? Tổ hợp môn
Hiện nay, Ngành Marketing đang được xét tuyển dựa trên các tổ hợp A00, A01, D01/D03 ,C00, C01, D07. Điểm chuẩn Ngành Marketing của các trường Đại học có sự chênh lệch. Tùy thuộc vào từng trường và từng năm tuyển sinh.
Tổ hợp môn thi Ngành Marketing gồm các khối sau:
- A00: Toán – Vật lý – Hóa học.
- A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh.
- D01: Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh.
- D03: Toán – Ngữ văn – Tiếng Pháp.
- D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh.
- C00: Ngữ văn – Lịch sử – Địa lý.
- C01: Toán – Ngữ văn – Vật lý.
Điểm chuẩn của ngành Marketing trong các năm?
Dưới đây là điểm chuẩn của 5 trường Đại học có điểm chuẩn Ngành Marketing cao nhất. Bao gồm năm 2021, 2022 và 2023.
TRƯỜNG | 2021 | 2022 | 2023 |
Trường Đại học kinh tế Quốc dân (NEU) | 28.15 | 28 | 27.55 |
Trường Đại học Ngoại thương (FTU) | – | 28.25 | 27.8 |
Trường Đại học Thương mại (TMU) | 27.45 | 27.0 | 27 |
Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) | 27.5 | 27.5 | 27.0 |
Trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL) | 27.55 | 27.35 | 26.64 |
Ngành Marketing học ở trường nào tốt nhất? Học sinh tham khảo
Ngành Marketing được đào tạo tại nhiều trường đại học, cao đẳng trên cả nước, bao gồm cả các trường đại học công lập, tư thục và quốc tế. Dưới đây là 12 trường đại học top đầu đào tạo ngành Marketing tại Việt Nam:
- Đại học Kinh tế – Luật
- Trường Quản Trị Marketing PACE (Học Viện PACE)
- Đại học Ngoại thương (cơ sở Hà Nội và TPHCM)
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học RMIT
- Đại học Tài chính – Marketing
- Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học FPT
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
- Đại học Thương mại
- Đại học Kinh tế – Tài chính
Ngành Marketing học trường nào là tốt nhất?
Tố chất cần có khi học Ngành Marketing là gì?
Ngành Marketing là ngành học đòi hỏi sự sáng tạo, năng động và khả năng thích ứng cao. Tố chất cần có sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, phân tích, giải quyết vấn đề, và khả năng thích ứng nhanh chóng với thị trường là những yếu tố quan trọng để thành công trong ngành này. Để có thể học tập tốt và hoạt động trong Ngành Marketing, bạn cần có những tố chất sau:
- Kỹ năng giao tiếp: Đây là kỹ năng quan trọng nhất đối với người làm Marketing. Bạn cần có khả năng giao tiếp hiệu quả với khách hàng, đối tác, đồng nghiệp,… Từ đó để xây dựng mối quan hệ, đạt được mục tiêu.
- Kỹ năng phân tích: Giúp bạn thu thập và phân tích dữ liệu để đưa ra quyết định phù hợp.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Hỗ trợ bạn xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc.
- Sáng tạo: Người làm Marketing cần có khả năng sáng tạo để tạo ra những ý tưởng mới lạ và hiệu quả. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra những chiến lược Marketing độc đáo và thu hút khách hàng.
- Khả năng thích ứng: Khả năng thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường là tố chất cần có. Bạn cần cập nhật những xu hướng mới nhất. Từ đó có thể đưa ra những chiến lược Marketing hiệu quả.
Ngành Marketing ra trường làm nghề gì? Công việc ra sao?
Sau khi tốt nghiệp Ngành Marketing, sinh viên có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau. Bao gồm:
- Chuyên viên Marketing: Đây là vị trí phổ biến nhất đối với sinh viên Ngành Marketing.
- Quản lý Marketing: Đây là vị trí cao hơn chuyên viên Marketing. Chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động Marketing của doanh nghiệp.
- Giảng viên Marketing: Bạn có thể trở thành giảng viên Marketing tại các trường Đại học, Cao đẳng,…
- Nhân viên nghiên cứu thị trường: Thu thập và phân tích thông tin về thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.
- Nhân viên truyền thông Marketing: Truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng.
- Nhân viên quan hệ công chúng: Xây dựng và duy trì hình ảnh tích cực cho doanh nghiệp.
- Nhân viên chăm sóc khách hàng: Cung cấp dịch vụ và hỗ trợ cho khách hàng. Có nhiệm vụ giải đáp thắc mắc, xử lý khiếu nại, dịch vụ hậu mãi,…
- Nhân viên phát triển sản phẩm: Tạo ra sản phẩm/dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Nhân viên phân phối sản phẩm: Đưa sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến tay khách hàng. Lựa chọn kênh phân phối, đàm phán giá cả, quản lý kho hàng,…
Ngành Marketing có mức lương bao nhiêu?
Theo các nguồn khảo sát, sau khi học Ngành Marketing và tốt nghiệp sẽ có được mức lương tương xứng với năng lực. Trung bình mức lương của Ngành Marketing tại Việt Nam năm 2023 là từ 3.000.000 – 50.000.000 VNĐ/ tháng
Tham khảo mức lương tương ứng với từng vị trí của Ngành Marketing:
MỨC LƯƠNG | Mức lương trung bình (VND/tháng) |
Nhân viên Marketing | 12.000.000 đồng |
Quản lý Marketing | 25.000.000 đồng |
Giảng viên Marketing | 15.000.000 đồng |
Khởi nghiệp | Mức lương tùy thuộc vào doanh thu của doanh nghiệp |
Nhìn chung, Ngành Marketing có mức lương cao và cơ hội thăng tiến tốt. Với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu nhân lực Marketing ngày càng tăng cao. Điều này tạo cơ hội cho những người làm Marketing có thu nhập ổn định.
Ngành Marketing học tại trường Đại học Kinh tế – Luật TPHCM (UEL)
Một trong những trường đại học đào tạo Ngành Marketing được đánh giá cao. Đó chính là trường Đại học Kinh tế – Luật TPHCM (UEL). Ngành học này được trường đào tạo theo hướng ứng dụng. Với mục tiêu giúp sinh viên có khả năng đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường lao động.
Tổ hợp xét tuyển Ngành Marketing tại trường Kinh Tế – Luật
Năm 2024, Đại học Kinh tế – Luật TP.HCM (UEL) xét tuyển ngành Marketing với các tổ hợp môn sau:
- A00: Toán, Lý, Hóa
- A01: Toán, Lý, Tiếng Anh
- D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
- D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
Điểm chuẩn xét tuyển Ngành Marketing tại UEL
Năm | Tổ hợp A00, A01, D01, D07 |
---|---|
2023 | 26.64 |
2022 | 27.35 |
2021 | 27.55 |
2020 | 27.25 |
2019 | 25.00 |
Chương trình đào tạo ngành marketing tại trường Kinh tế – Luật
Chương trình đào tạo Ngành Marketing của UEL được cập nhật thường xuyên. Và phù hợp với xu hướng phát triển của Ngành Marketing. Đội ngũ giảng viên là những chuyên gia có trình độ chuyên môn cao. UEL cũng có nhiều mối quan hệ với doanh nghiệp, tạo cơ hội cho sinh viên thực tập và việc làm sau khi ra trường.
Ngành Marketing là ngành học năng động và sáng tạo. Mang đến nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Với chương trình đào tạo chất lượng cao. Trường Đại học Kinh tế – Luật TPHCM tự tin là nơi bắt đầu cho hành trình chinh phục giấc mơ của bạn. Qua bài viết trên, hy vọng đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan và những thông tin cần thiết về ngành học Marketing.
Đội ngũ giảng viên Ngành Marketing tại trường URL: https://qtkd.uel.edu.vn/doi-ngu-giang-vien2/doi-ngu-giang-vien
Các phương thức xét tuyển Ngành Marketing của trường ĐH Kinh tế – Luật TPHCM
PHƯƠNG THỨC | THÔNG TIN THAM KHẢO |
Phương thức 1: Xét tuyển thẳng | https://link.uel.edu.vn/TS2023-PT1 |
Phương thức 2: Xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TPHCM | https://link.uel.edu.vn/TS2023-PT2 |
Phương thức 3: Xét tuyển bằng kết quả thi THPT Quốc gia | https://link.uel.edu.vn/TS2023-PT3 |
Phương thức 4: Xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) | https://link.uel.edu.vn/TS2023-PT4 |
Phương thức 5: Xét tuyển bằng kết quả chứng chỉ quốc tế kết hợp với kết quả học THPT | https://link.uel.edu.vn/TS2023-PT5 |