TOP 10 ngành học phù hợp ứng dụng AI phát triển có tiềm năng

AI không còn là công nghệ của tương lai – nó đã và đang hiện diện rõ nét trong mọi lĩnh vực, từ kinh tế, tài chính, luật đến giáo dục, y tế. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, việc lựa chọn ngành học phù hợp AI phát triển không chỉ là một xu hướng nhất thời mà đã trở thành định hướng chiến lược cho tương lai nghề nghiệp của thế hệ trẻ.
ngành học phù hợp AI phát triển
ngành học nào phù hợp với AI đang phát triển

AI không còn là công nghệ của tương lai – nó đã và đang hiện diện rõ nét trong mọi lĩnh vực, từ kinh tế, tài chính, luật đến giáo dục, y tế. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, việc lựa chọn ngành học phù hợp AI phát triển không chỉ là một xu hướng nhất thời mà đã trở thành định hướng chiến lược cho tương lai nghề nghiệp của thế hệ trẻ.

Vì sao cần chọn ngành học phù hợp với xu hướng AI? 

AI đang làm thay đổi toàn diện cách doanh nghiệp, tổ chức và cả chính phủ vận hành. Các hệ thống tích hợp AI cho phép xử lý khối lượng lớn dữ liệu, đưa ra dự đoán thông minh và tối ưu hóa quy trình hoạt động. Chính vì vậy, các ngành có ứng dụng AI ngày càng cần nguồn nhân lực chất lượng cao, không chỉ giỏi chuyên môn mà còn có khả năng tư duy dữ liệu và làm chủ công nghệ.

Bài viết này sẽ giúp bạn:

  • Hiểu vai trò của AI trong giáo dục và nghề nghiệp
  • Cập nhật 10 ngành học có tiềm năng ứng dụng AI mạnh
  • Xác định hướng đi phù hợp để đón đầu cơ hội việc làm 

1. Khoa học dữ liệu và phân tích kinh doanh

Khoa học dữ liệu và phân tích kinh doanh là một trong những ngành học phù hợp AI phát triển nhất hiện nay, khi dữ liệu đang là “tài nguyên mới” của thời đại số. Ngành học này giúp sinh viên khai thác, phân tích và trực quan hóa dữ liệu lớn (big data) để hỗ trợ doanh nghiệp ra quyết định chính xác, nhanh chóng. Đặc biệt, AI được ứng dụng để tự động hóa quá trình phân tích, dự báo hành vi khách hàng và tối ưu vận hành doanh nghiệp.

Cơ hội việc làm: 

  • Chuyên viên Phân tích Dữ liệu (Data Analyst): Là người thu thập, làm sạch và phân tích dữ liệu để tìm ra các xu hướng, insight, sau đó trực quan hóa và trình bày báo cáo. Ví dụ: phân tích lý do doanh số giảm hay khách hàng tiềm năng.
  • Nhà khoa học dữ liệu (Data Scientist): là người phát triển thuật toán học máy, khai thác dữ liệu phức tạp để giải quyết bài toán chiến lược.
  • Kỹ sư trí dữ liệu  (Data  Engineer): Là người thiết kế, xây dựng và duy trì các hệ thống, đường ống dữ liệu (data pipelines) để đảm bảo dữ liệu luôn sẵn sàng, sạch và dễ dàng truy cập cho các phân tích và mô hình.
  • Chuyên viên phân tích kinh doanh (Business Analyst): Là cầu nối giữa nghiệp vụ và kỹ thuật, thu thập yêu cầu từ các phòng ban, phân tích quy trình và đề xuất các giải pháp dữ liệu để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.

Điều kiện xét tuyển và kỹ năng cần có:

  • Tổ hợp xét tuyển phổ biến: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh), D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • Kỹ năng cần có: Tư duy logic, khả năng tự học, và làm quen với Python/R, Excel, phân tích thống kê, cùng hiểu biết về dữ liệu lớn và học máy.
Khoa học dữ liệu và phân tích kinh doanh

Tư duy logic – Nền tảng cho ngành khoa học dữ liệu và phân tích kinh doanh

2. Hệ thống thông tin quản lý (MIS)

Hệ thống Thông tin Quản lý (MIS) là một ngành học bắt nhịp mạnh mẽ với sự phát triển của AI, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả vận hành và tối ưu hóa quá trình ra quyết định. Trong kỷ nguyên số, MIS trở thành mắt xích không thể thiếu khi AI được tích hợp vào các hệ thống thông tin doanh nghiệp, tạo nên lợi thế cạnh tranh vượt trội và mở ra những cơ hội đổi mới đầy tiềm năng.

Các vị trí việc làm nổi bật trong ngành hệ thống thông tin quản lý bao gồm:

  • Chuyên viên Phân tích Hệ thống (System Analyst): Là người “phiên dịch” giữa yêu cầu kinh doanh và giải pháp công nghệ. Bạn sẽ phân tích quy trình nghiệp vụ, xác định nhu cầu của doanh nghiệp và thiết kế các hệ thống thông tin phù hợp, thường xuyên xem xét cách AI có thể tối ưu hóa các hệ thống đó.
  • Chuyên viên Tư vấn ERP/CRM: là người có kiến thức chuyên môn về hệ thống Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp (ERP) và Quan hệ khách hàng (CRM). Họ tư vấn, triển khai và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc sử dụng các hệ thống này để tối ưu hóa quy trình kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động. 
  • Chuyên viên Quản trị Cơ sở Dữ liệu (Database Administrator – DBA): là người đảm bảo cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp vận hành ổn định, an toàn và hiệu quả. Vai trò này hỗ trợ đắc lực cho việc thu thập, lưu trữ dữ liệu để phục vụ các ứng dụng MIS và giải pháp AI.
  • Chuyên viên Đảm bảo Chất lượng Hệ thống (QA/Tester): là người chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng của sản phẩm, dịch vụ hoặc hệ thống trước khi chúng được đưa ra thị trường hoặc sử dụng. 

Điều kiện xét tuyển và kỹ năng cần có:

  • Tổ hợp xét tuyển phổ biến: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh), D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • Kỹ năng cần có: Bạn cần trang bị tư duy logic, khả năng phân tích, và kỹ năng giao tiếp tốt. Việc làm quen với các công cụ quản lý dự án, cơ sở dữ liệu và có nền tảng về lập trình cơ bản cũng là lợi thế lớn để phát triển trong một ngành học này.
Hệ thống thông tin quản lý (MIS)

Sinh viên UEL làm quen với các công cụ quản lý dự án, cơ sở dữ liệu  

3. Kinh doanh số (Digital Business)

Kinh doanh số là sự kết hợp giữa tư duy kinh doanh và công nghệ hiện đại – một lĩnh vực lý tưởng cho Gen Z yêu thích sáng tạo nội dung, khởi nghiệp số và thích ứng nhanh với môi trường trực tuyến. Ngành này phù hợp với những bạn trẻ năng động, đam mê trải nghiệm công nghệ mới, yêu thích đổi mới mô hình kinh doanh và dễ dàng bắt nhịp với xu hướng thị trường kỹ thuật số.

Các vị trí công việc tiềm năng sau khi tốt nghiệp ngành Kinh doanh số thường bao gồm:

  • Chuyên viên Marketing Số (Digital Marketing Specialist): là người chịu trách nhiệm lên kế hoạch, thực thi và quản lý các chiến dịch tiếp thị trên các nền tảng kỹ thuật số như website, mạng xã hội, email, quảng cáo trực tuyến…
  • Chuyên viên phân tích kinh doanh (Business Analyst): Là cầu nối giữa nghiệp vụ và kỹ thuật, thu thập yêu cầu từ các phòng ban, phân tích quy trình và đề xuất các giải pháp dữ liệu để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.
  • Chuyên viên Thương mại Điện tử (E-commerce Specialist): là người chịu trách nhiệm quản lý và phát triển các hoạt động kinh doanh trực tuyến của một doanh nghiệp trên các sàn thương mại điện tử (như Shopee, Lazada, Tiki…) 
  • Chuyên viên tư vấn kinh doanh số (Digital Sales Consultant): là người tư vấn và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc sử dụng các kênh trực tuyến (website, mạng xã hội, email,…) để bán hàng, tiếp thị và tăng trưởng doanh thu.

Điều kiện xét tuyển và kỹ năng cần có

  • Tổ hợp xét tuyển phổ biến: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh), D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • Kỹ năng cần có: Phát triển tư duy chiến lược và khả năng phân tích thị trường là rất quan trọng. Việc làm quen với các công cụ marketing số, nắm vững phân tích dữ liệu cơ bản, và hiểu biết về cách AI đang thay đổi lĩnh vực kinh doanh sẽ tạo nên lợi thế lớn trong một ngành học phù hợp AI phát triển đầy năng động này.
Kinh doanh số (Digital Business)

Khi kinh doanh gặp công nghệ: Cơ hội bùng nổ thời AI

 4. Tài chính – Ngân hàng (Fintech)

Fintech là ngành kết hợp giữa công nghệ và tài chính, sử dụng công nghệ để cải thiện và đổi mới các dịch vụ tài chính truyền thống. Nó bao gồm các ứng dụng công nghệ như blockchain, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), và thanh toán điện tử để nâng cao hiệu quả, tính tiện lợi và khả năng tiếp cận của các dịch vụ tài chính. 

Tài chính – Ngân hàng (Fintech)

Thanh toán không tiền mặt – Xu hướng tất yếu thời đại số

Các vị trí công việc tiềm năng sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng (Fintech) thường bao gồm:

  • Kỹ sư phần mềm/Lập trình viên: Kỹ sư phần mềm trong lĩnh vực công nghệ tài chính là những chuyên gia với kiến thức sâu rộng. Gồm cả công nghệ thông tin và tài chính. Vị trí này phát triển và triển khai các ứng dụng và hệ thống phần mềm. Từ đó để hỗ trợ các quy trình tài chính, giao dịch và quản lý rủi ro. Các công việc cụ thể như sau:
  • Phát triển phần mềm tài chính: Tạo ra các ứng dụng và hệ thống phần mềm cho các công ty tài chính. Gồm có hệ thống giao dịch, hệ thống quản lý rủi ro và các dịch vụ tài chính trực tuyến.
  • Xử lý dữ liệu tài chính: Xử lý, phân tích dữ liệu tài chính lớn để đưa ra các quyết định thông minh về đầu tư, rủi ro, chiến lược tài chính.
  • Bảo mật thông tin tài chính: Bảo vệ thông tin tài chính quan trọng khỏi các mối đe dọa an ninh. Thực hiện bằng cách triển khai các biện pháp bảo mật mạnh mẽ.
  • Tối ưu hóa hiệu suất tài chính: Tối ưu hóa các quy trình tài chính nhằm gia tăng hiệu suất. Đồng thời, đảm bảo tính chính xác trong quản lý tài chính và giao dịch.
  • Chuyên gia phân tích tài chính: Một nhà phân tích tài chính có nhiệm vụ tìm hiểu và nhận biết những xu hướng và cơ hội trong thị trường. Điều này có thể dựa trên thông tin cung cấp hoặc tự tìm hiểu. Từ đó đưa ra các dự đoán và đề xuất chiến lược tài chính cho tổ chức hoặc cá nhân. Những đề xuất này dựa trên sự đánh giá kỹ lưỡng về tình hình tài chính doanh nghiệp, thị trường kinh tế.
  • Chuyên viên phân tích dữ liệu: Các chuyên gia phân tích dữ liệu thu thập thông tin thô, tiến hành xử lý, phân tích. Cuối cùng chuyển đổi chúng thành thông tin có giá trị cho doanh nghiệp. 
  • Chuyên gia an ninh mạng: Các công ty Fin-tech xử lý một lượng lớn dữ liệu tài chính cá nhân nhạy cảm và cần được lưu trữ một cách an toàn. Các chuyên gia bảo mật mạng có trách nhiệm đảm bảo rằng các ứng dụng phần mềm và hệ thống được bảo mật. Việc này để ngăn chặn dữ liệu quan trọng rơi vào tay tin tặc độc hại.
  • Giám đốc phát triển kinh doanh: Nhiệm vụ của một Giám đốc phát triển kinh doanh FinTech là giám sát và đảm bảo sự phát triển của toàn bộ doanh nghiệp trong mọi giai đoạn. Cụ thể từ quá trình phát triển đến khi ra mắt sản phẩm. Vai trò của họ là đảm bảo thành công của sản phẩm và lợi nhuận tài chính tổng thể.
  • Nhà thiết kế trải nghiệm và giao diện cho người dùng UX/UI: Học ngành Công nghệ tài chính, bạn có thể làm ở vị trí chuyên gia thiết kế trải nghiệm người dùng (UX Designer). Hay thiết kế giao diện người dùng (UI Designer). Những vị trí này có nhiệm vụ xác định hình dạng và cách hoạt động của một ứng dụng phần mềm dựa trên quan điểm của khách hàng. Mục tiêu là tạo ra các ứng dụng dễ sử dụng và dễ điều hướng nhằm tối đa hóa tương tác của người dùng. Cụ thể:
  • UX Designer: Nghiên cứu, phân tích và tạo ra các trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Công việc tập trung vào việc hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và hành vi của người dùng. Từ đó để cải thiện trải nghiệm sử dụng sản phẩm.
  • UI Designer: Tập trung vào việc tạo ra giao diện đồ họa hấp dẫn và dễ sử dụng. Họ chịu trách nhiệm thiết kế các yếu tố như màu sắc, đồ họa, hình ảnh, và kiểu chữ. Nhằm tạo ra giao diện mà người dùng có thể tương tác một cách tự nhiên và hiệu quả. 

Điều kiện xét tuyển và kỹ năng cần có:

  • Tổ hợp xét tuyển phổ biến: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh), D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • Kỹ năng cần có: kiến thức tài chính – đầu tư – ngân hàng; kỹ năng phân tích rủi ro, mô hình tài chính; thành thạo Excel; hiểu biết công nghệ AI/Fintech, kỹ năng tổng hợp và đánh giá dữ liệu…

5. Luật và công nghệ / Luật kinh doanh quốc tế

Luật và Công nghệ hay Luật Kinh doanh Quốc tế đang ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh các nền tảng số phát triển mạnh mẽ và hoạt động kinh doanh toàn cầu gia tăng. Sự hỗ trợ từ AI giúp thay đổi cách ngành luật vận hành – từ phân tích hợp đồng, tra cứu quy định pháp lý, đến việc vận hành chatbot pháp lý thông minh. Những công cụ này không chỉ nâng cao độ chính xác mà còn rút ngắn thời gian xử lý công việc pháp lý.
Đây là ngành học lý tưởng cho những bạn yêu thích luật, có tư duy phản biện sắc bén, đồng thời quan tâm đến công nghệ và mong muốn bắt kịp xu hướng số hóa trong lĩnh vực pháp lý và kinh doanh toàn cầu.

Luật và công nghệ / Luật kinh doanh quốc tế

Mức lương của ngành Luật và công nghệ / Luật kinh doanh quốc tế tương đối cao 

Các vị trí công việc tiềm năng sau khi tốt nghiệp thường bao gồm:

  • Chuyên gia pháp lý công nghệ ( Legal Tech Specialist): Công việc của họ bao gồm quản lý và hỗ trợ cơ sở hạ tầng công nghệ pháp lý, phát triển và triển khai các giải pháp phần mềm, phân tích dữ liệu pháp lý, và tư vấn cho các chuyên gia pháp lý về cách sử dụng công nghệ hiệu quả.
  • Luật sư doanh nghiệp: Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp, đại diện thân chủ trong các vụ kiện tụng hoặc tranh chấp thương mại.
  • Công chứng viên: Thực hiện công chứng các giao dịch dân sự, kinh tế, đảm bảo tính pháp lý của văn bản.
  • Thư ký Tòa án / Chuyên viên Tòa án / Trọng tài viên: Hỗ trợ công tác xét xử, giải quyết các vụ án kinh tế.
  • Chuyên viên Pháp lý tại Ngân hàng, Bảo hiểm: Đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật trong lĩnh vực tài chính.

Điều kiện xét tuyển và kỹ năng cần có:

  • Tổ hợp xét tuyển phổ biến: C00 (Văn, Sử, Địa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh)
  • Kỹ năng cần có: Tư duy logic – phản biện, kiến thức luật, khả năng làm việc với công cụ pháp lý số, kỹ năng nghiên cứu và tổng hợp thông tin, năng lực đọc hiểu và áp dụng văn bản pháp lý trong bối cảnh công nghệ.

6. Quản trị nhân sự / Tâm lý học tổ chức

Khi AI ngày càng trở thành trợ thủ đắc lực trong quản trị con người, ngành Quản trị nhân sự và Tâm lý học tổ chức đang trải qua sự chuyển đổi mạnh mẽ. Từ việc sử dụng AI để đánh giá năng lực, sàng lọc hồ sơ đến phân tích dữ liệu hành vi nhân sự và đo lường sự hài lòng – công nghệ đang thay đổi cách các tổ chức xây dựng và phát triển đội ngũ. Ngành học này đặc biệt phù hợp với những bạn yêu thích làm việc với con người, có khả năng thấu cảm và quan tâm đến hành vi tổ chức, đồng thời sẵn sàng học hỏi công cụ số để nâng cao hiệu quả công việc.

Quản trị nhân sự / Tâm lý học tổ chức

AI trở thành trợ thủ đắc lực trong lĩnh vực Quản trị nhân sự 

Các vị trí công việc tiềm năng sau khi tốt nghiệp thường bao gồm:

  • Chuyên viên HR Analytics / Chuyên viên Phân tích Dữ liệu Nhân sự: Chuyên trách thu thập, phân tích dữ liệu liên quan đến nguồn nhân lực để cung cấp insight hỗ trợ quyết định về tuyển dụng, đào tạo, chính sách lương thưởng.
  • Chuyên viên Đào tạo và Phát triển (L&D Specialist): chịu trách nhiệm phát triển, quản lý quá trình học tập và phát triển chuyên môn cho nhân viên. Nhiệm vụ chính của bộ phận L&D là tạo ra một môi trường học tập hiệu quả, đảm bảo nhân viên có được những kỹ năng, kiến thức và thái độ cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc và đóng góp vào sự thành công của tổ chức.
  • Chuyên viên Quản lý Hiệu suất (Performance Management Specialist): là người chịu trách nhiệm thiết kế, triển khai và duy trì các hệ thống, quy trình quản lý hiệu suất làm việc trong một tổ chức. Họ làm việc để đảm bảo nhân viên làm việc hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra và đóng góp vào sự phát triển chung của công ty. 

Điều kiện xét tuyển và kỹ năng cần có:

  • Tổ hợp xét tuyển phổ biến: C00 (Văn, Sử, Địa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh)
  • Kỹ năng cần có: Kỹ năng giao tiếp – thấu hiểu con người, tư duy phân tích, sử dụng công cụ đo lường (Excel, Google Form, Power BI), nền tảng tâm lý học cơ bản, kỹ năng viết báo cáo, và thích nghi nhanh với công nghệ AI trong môi trường nhân sự.

7. Marketing số và truyền thông dữ liệu

Marketing Số và Truyền thông Dữ liệu là một ngành học phù hợp AI phát triển trong thời đại số, nơi dữ liệu và công nghệ định hình lại toàn bộ chiến lược tiếp thị và truyền thông. Khi kỹ thuật số trở thành môi trường chính để thương hiệu kết nối với khách hàng, việc ứng dụng Big Data kết hợp cùng AI giúp doanh nghiệp không chỉ hiểu sâu sắc hành vi người tiêu dùng mà còn cá nhân hóa trải nghiệm, tối ưu hiệu suất chiến dịch và ra quyết định nhanh chóng, chính xác hơn bao giờ hết.

Marketing số và truyền thông dữ liệu

Khi AI và dữ liệu dẫn dắt cuộc chơi tiếp thị số

Các vị trí công việc tiềm năng sau khi tốt nghiệp thường bao gồm:

  • Chuyên viên Digital Marketing: Triển khai và quản lý các chiến dịch marketing trên các nền tảng số (SEO, SEM, Social Media, Email Marketing), thường xuyên ứng dụng các công cụ AI để theo dõi hiệu suất.
  • Chuyên viên Phân tích Marketing (Marketing Analyst): Phân tích dữ liệu từ các chiến dịch marketing, hành vi người dùng để đánh giá hiệu quả, tìm ra insight và đề xuất chiến lược cải tiến.
  • Chuyên viên Nội dung Số (Content Creator): Phát triển chiến lược nội dung và tạo ra các loại nội dung đa dạng, có thể sử dụng AI để hỗ trợ ý tưởng hoặc tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm.
  • Chuyên viên Quản lý Thương hiệu Số (Digital Brand Manager): Xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu trên các kênh số, sử dụng dữ liệu và AI để hiểu cảm nhận của khách hàng về thương hiệu.
  • Chuyên viên Phát triển Khách hàng (CRM Specialist): Quản lý mối quan hệ khách hàng, sử dụng các hệ thống CRM có tích hợp AI để cá nhân hóa tương tác và nâng cao lòng trung thành
    Điều kiện xét tuyển và kỹ năng cần có
  • Tổ hợp xét tuyển phổ biến: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh), D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • Kỹ năng cần có: Tư duy sáng tạo và phân tích, khả năng sử dụng công cụ AI hỗ trợ marketing (Google Analytics, Meta Ads, ChatGPT, Canva, HubSpot…), kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, khả năng bắt trend và hiểu hành vi khách hàng.

8. Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Khi nhu cầu vận chuyển, thương mại điện tử và sản xuất toàn cầu ngày càng mở rộng, ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng trở thành mắt xích sống còn trong hoạt động kinh doanh. Sự phát triển của AI cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa kho bãi, định tuyến vận chuyển thông minh, dự đoán nhu cầu hàng hóa, và ứng dụng cảm biến IoT để theo dõi hàng hóa theo thời gian thực. Ngành học này phù hợp với những bạn yêu thích sự chính xác, có tư duy logic, thích làm việc với quy trình và hệ thống vận hành.

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Logistics thời đại AI: Tối ưu vận hành, dẫn đầu chuỗi cung ứng thông minh

Các vị trí công việc tiềm năng sau khi tốt nghiệp thường bao gồm:

  • Chuyên viên Quản lý Chuỗi Cung Ứng (Supply Chain Manager): Giám sát toàn bộ quy trình từ cung ứng nguyên vật liệu đến phân phối sản phẩm, ứng dụng AI để tối ưu hóa từng khâu.
  • Chuyên viên Logistics (Logistics Specialist): Điều phối các hoạt động vận chuyển, kho bãi, và giao nhận hàng hóa, thường sử dụng các phần mềm thông minh và dữ liệu thời gian thực.
  • Chuyên viên Quản lý Kho hàng Thông minh (Warehouse Manager/Specialist): Phụ trách vận hành kho bãi, ứng dụng các hệ thống tự động hóa, robot và AI để quản lý tồn kho hiệu quả.
  • Chuyên viên Phân tích Nhu cầu (Demand Planner): Sử dụng các mô hình dự báo và AI để phân tích dữ liệu lịch sử, xu hướng thị trường nhằm dự đoán nhu cầu sản phẩm, đảm bảo cung ứng kịp thời.
  • Chuyên viên Phân tích Vận hành (Operations Analyst): Phân tích hiệu suất của các quy trình logistics và chuỗi cung ứng, đề xuất cải tiến dựa trên dữ liệu và công nghệ.

Điều kiện xét tuyển và kỹ năng cần có

  • Tổ hợp xét tuyển phổ biến: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh), D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • Kỹ năng cần có: Kỹ năng phân tích và tối ưu quy trình, kiến thức về công nghệ vận hành (ERP, AI, IoT), khả năng quản lý thời gian và phối hợp đội nhóm, sử dụng công cụ số và dữ liệu trong ra quyết định.

9. Kế toán – Kiểm toán số

Sự kết hợp giữa kế toán truyền thống và công nghệ AI đang tạo nên bước ngoặt trong lĩnh vực tài chính – kế toán. Các phần mềm ứng dụng AI có khả năng tự động hóa quy trình ghi sổ, phát hiện sai lệch bất thường trong dữ liệu và hỗ trợ kiểm toán nhanh chóng, chính xác hơn. Ngành học này rất phù hợp với những bạn yêu thích sự chi tiết, có tư duy phân tích và mong muốn làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, chuẩn hóa cao.

Kế toán – Kiểm toán số

Kế toán thời AI: Tự động hóa – Chính xác – Dẫn đầu chuyển đổi số tài chính

Các vị trí công việc tiềm năng sau khi tốt nghiệp thường bao gồm:

  • Kế toán viên / Kiểm toán viên: Vận dụng các phần mềm kế toán hiện đại và công cụ AI để thực hiện các nghiệp vụ ghi sổ, lập báo cáo, và kiểm tra tính hợp lệ của số liệu.
  • Chuyên viên Phân tích Dữ liệu Kế toán/Kiểm toán (Accounting/Auditing Data Analyst): Chuyên trách thu thập, phân tích dữ liệu tài chính để tìm ra insight, hỗ trợ việc ra quyết định và phát hiện rủi ro.
  • Chuyên viên Phân tích Rủi ro Tài chính: Sử dụng các mô hình phân tích dữ liệu và AI để đánh giá và quản lý rủi ro liên quan đến tài chính, gian lận.
  • Chuyên viên Hệ thống kế toán số: phụ trách các công việc liên quan đến hệ thống kế toán sử dụng công nghệ số, bao gồm việc triển khai, quản lý, và bảo trì các phần mềm, hệ thống kế toán điện tử, cũng như đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của dữ liệu kế toán trong môi trường số

Điều kiện xét tuyển và kỹ năng cần có

  • Tổ hợp xét tuyển phổ biến: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh), D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • Kỹ năng cần có: Tư duy phân tích số liệu, khả năng sử dụng phần mềm kế toán/kỹ thuật kiểm toán, kiến thức về chuẩn mực kế toán – kiểm toán, kỹ năng tổng hợp báo cáo và bảo mật dữ liệu, khả năng thích ứng với công nghệ AI.

10. Kinh tế học hành vi và mô hình hóa dữ liệu

Kinh tế học hành vi và mô hình hóa dữ liệu là một ngành học phù hợp AI phát triển, mở ra hướng tiếp cận mới trong việc phân tích và dự báo thị trường. Thay vì chỉ dựa trên các giả định lý thuyết, AI và dữ liệu lớn cho phép các nhà kinh tế mô phỏng hành vi tiêu dùng, dự đoán phản ứng thị trường và đưa ra chính sách kinh tế dựa trên bằng chứng thực nghiệm. Ngành học này đặc biệt phù hợp với những bạn yêu thích phân tích tâm lý con người, tò mò về hành vi ra quyết định, nhưng đồng thời đam mê các công cụ tính toán, mô hình hóa và xử lý dữ liệu.

Kinh tế học hành vi và mô hình hóa dữ liệu

Hiểu hành vi – Dự báo thị trường: Khi AI đồng hành cùng kinh tế học dữ liệu

Các vị trí công việc tiềm năng sau khi tốt nghiệp thường bao gồm:

  • Chuyên viên Phân tích Hành vi (Behavioral Data Analyst): là người chuyên thu thập, phân tích và diễn giải dữ liệu về hành vi của người dùng, khách hàng, nhằm hiểu rõ động cơ, mô hình hành động và xu hướng của họ, từ đó đưa ra các quyết định chiến lược cho doanh nghiệp.
  • Chuyên viên Nghiên cứu Thị trường (Market Research Specialist): là người chịu trách nhiệm thu thập, phân tích và diễn giải dữ liệu liên quan đến thị trường, người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh và xu hướng ngành để hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh
  • Tư vấn viên Chiến lược (Strategy Consultant): Hỗ trợ các doanh nghiệp đưa ra quyết định chiến lược dựa trên phân tích hành vi khách hàng và các mô hình dự báo thông minh.
  • Chuyên gia hoạch định chính sách: Sử dụng dữ liệu hành vi để tham mưu và thiết kế chính sách công trong các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức quốc tế.

Điều kiện xét tuyển và kỹ năng cần có

  • Tổ hợp xét tuyển phổ biến: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh), D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • Kỹ năng cần có: Tư duy logic và phản biện, kỹ năng phân tích hành vi và dữ liệu, kiến thức vững về kinh tế học, khả năng sử dụng phần mềm mô hình hóa (Stata, R, Python…), và sự nhạy bén trong dự báo thị trường.

UEL – môi trườnợp AI trong đào tạo

Nếu bạn đang tìm kiếm một môi trường học tập bắt kịp xu hướng công nghệ tương lai thì Trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL) chính là lựa chọn lý tưởng. UEL không chỉ đào tạo bài bản các ngành học phù hợp AI phát triển, mà còn đi đầu trong việc tích hợp công nghệ mới vào giảng dạy và thực hành thực tiễn.
Tại UEL, chương trình đào tạo được thiết kế linh hoạt, liên tục cập nhật xu hướng công nghệ hiện đại, đặc biệt là trong các lĩnh vực liên quan đến dữ liệu lớn, AI và chuyển đổi số. Đội ngũ giảng viên giàu chuyên môn sẽ giúp sinh viên nắm bắt lý thuyết và thành thạo kỹ năng thực hành.
Ngoài ra, UEL còn liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, trung tâm đổi mới sáng tạo và hệ sinh thái khởi nghiệp, tạo điều kiện cho sinh viên cọ xát với thực tiễn ngay từ những năm đầu đại học. Nhiều ngành học như Thương mại điện tử, Phân tích dữ liệu, Fintech, Digital Marketing, Hệ thống thông tin tại UEL hiện đang được cập nhật mạnh mẽ để thích ứng với thời đại AI.
Với định hướng đào tạo gắn liền thực tiễn và công nghệ, UEL chính là “bệ phóng” giúp sinh viên làm chủ tương lai số hóa, không chỉ trong nước mà cả trên thị trường lao động toàn cầu.

môi trường đạo tào ngành học AI

TS Lê Hoành Sử – Trưởng khoa Hệ thống thông tin UEL trình bày về “Ứng dụng AI trong xây dựng bộ CSDL về thuật ngữ chuyên ngành luật ở Việt Nam”.

Chọn ngành học ứng dụng AI không chỉ giúp bạn dẫn đầu xu hướng mà còn mở ra cơ hội việc làm rộng mở trong kỷ nguyên số. UEL là điểm đến lý tưởng để bạn tiếp cận công nghệ mới và phát triển toàn diện cả về chuyên môn lẫn kỹ năng ứng dụng thực tiễn.

Chia sẻ bài viết
Facebook
Twitter
LinkedIn
WhatsApp