Hướng dẫn thực hiện chế độ Trợ cấp xã hội

Ðối tượng được hưởng trợ cấp xã hội là học sinh, sinh viên đang học tại các trường đào tạo công lập hệ chính quy tập trung – dài hạn trong nước thuộc các diện sau đây.
  – Căn cứ Quyết định số 1121/1997/QĐ-TTg, ngày 23 tháng 12 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập;
       – Căn cứ Thông tư liên tịch số 53/1998/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 25 tháng 8 năm 1998 của liên tịch Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện chế độ học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập;
       – Căn cứ Quyết định số 194/2001/QĐ-TTg, ngày 21 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mức học bổng chính sách và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các trường đào tạo công lập quy định tại Quyết định số 1121/1997/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ;
       – Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2002/TTLT-BGDĐT-BTC, ngày 28 tháng 3 năm 2002 của liên tịch Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện Quyết định số 194/2001/QĐ-TTg ngày 21/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mức học bổng chính sách và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các trường đào tạo công lập quy định tại Quyết định số 1121/1997/QĐ-TTg ngày 23/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ.
       – Căn cứ Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
       – Căn cứ Thông tư liên tịch số 23/2008/TTLT/BGDĐT-BLĐTBXH-BTC, ngày 28  tháng 04  năm 2008 của liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
       – Căn cứ Thông tư liên tịch số 18/2009/TTLT/BGDĐT-BTC-BLĐTBXH, ngày 03 tháng 8 năm 2009 của liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 4 mục I  Phần II Thông tư Liên tịch số 53/1998/TTLT/ BGD&ĐT-BTC-BLĐTB&XH ngày 25 tháng 8 năm 1998 của liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập.
Phòng Công tác sinh viên hướng dẫn thực hiện chế độ Trợ cấp xã hội dành cho sinh viên hệ chính quy Trường Đại học Kinh tế – Luật như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG TRỢ CẤP XÃ HỘI
Ðối tượng được hưởng trợ cấp xã hội là học sinh, sinh viên đang học tại các trường đào tạo công lập hệ chính quy tập trung – dài hạn trong nước thuộc các diện sau đây:
1. Học sinh, sinh viên là người dân tộc ít người ở vùng cao. Căn cứ để xác định người dân tộc ít người là giấy khai sinh bản gốc, hoặc giấy kết hôn của bố mẹ (nếu giấy khai sinh bản gốc bị thất lạc), trong đó có ghi bố hoặc mẹ là người dân tộc ít người. Người dân tộc ít người ở vùng cao là người dân tộc ít người liên tục sống ở vùng cao hoặc có hộ khẩu thường trú ở vùng cao ít nhất từ 3 năm trở lên (tính đến thời điểm vào học tại trường đào tạo).
2. Học sinh, sinh viên là người mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa. Ðây là những người không có người đỡ đầu chính thức, không có nguồn chu cấp thường xuyên (học sinh, sinh viên phải xuất trình giấy xác nhận của cơ quan thương binh xã hội cấp quận, huyện, thị xã trên cơ sở đề nghị của phường, xã nơi học sinh, sinh viên cư trú).
3. Học sinh, sinh viên là người tàn tật theo quy định của Nhà nước tại Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 là những người gặp khó khăn về kinh tế, khả năng lao động bị suy giảm từ 41% trở lên do tàn tật, được Hội đồng y khoa có thẩm quyền xác định (hồ sơ, thủ tục giám định y khoa áp dụng theo hướng dẫn tại Thông tư 34/TT-LB ngày 29/12/1993 của liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Y tế). Học sinh, sinh viên thuộc diện này phải xuất trình biên bản giám định y khoa và xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường về hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
4. Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế, vượt khó học tập là những người mà gia đình của họ thuộc diện hộ nghèo phải xuất trình giấy chứng nhận là học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo do Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận theo mẫu giấy chứng nhận ban hành kèm theo Thông tư 18/2009/TTLT/BGDĐT-BTC-BLĐTBXH, ngày 03 tháng 8 năm 2009. (Đính kèm theo thông báo)

II. MỨC HƯỞNG TRỢ CẤP XÃ HỘI
Các đối tượng 1 hưởng mức trợ cấp xã hội là 140.000 đồng/tháng
Các đối tượng 2,3,4 hưởng mức trợ cấp xã hội là 100.000 đồng/tháng

III. HỒ SƠ TRỢ CẤP XÃ HỘI:

ĐỐI TƯỢNG TCXHDANH MỤC HỒ SƠ CẦN NỘP THEO ĐỐI TƯỢNG
Đối tượng 1: Sinh viên là người dân tộc ít người ở vùng cao:–    01 đơn xin nhận trợ cấp xã hội (theo mẫu: 01/TCXH)
–    01 đơn xác nhận của chính quyền địa phương, sinh viên có cha hoặc mẹ là người dân tộc ít người ở vùng cao có hộ khẩu thường trú tại địa phương từ 03 năm trở lên. (tham khảo mẫu: 03/TCXH)
–    01 hộ khẩu (bản sao có công chứng);
–    01 giấy khai sinh (bản sao có công chứng).
Đối tượng 2: Sinh viên là người mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa–    01 đơn xin nhận trợ cấp xã hội (theo mẫu: 01/TCXH)
–    01 giấy khai sinh (bản sao có công chứng).
–    01 giấy chứng tử của cha và mẹ (bản sao có công chứng)
–    01 giấy xác nhận mồ côi cả cha lẫn mẹ của chính quyền địa phương. (Trường hợp sinh viên không có giấy chứng tử của cha và mẹ) (Tham khảo mẫu:04/TCXH)
Đối tượng 3: sinh viên là người tàn tật theo quy định của Nhà nước tại Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 là những người gặp khó khăn về kinh tế, khả năng lao động bị suy giảm từ 41% trở lên do tàn tật, được Hội đồng y khoa có thẩm quyền xác định–    01 đơn xin nhận trợ cấp xã hội (theo mẫu: 01/TCXH)
–    01 biên bản giám định y khoa và xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường về hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
Đối tượng 4: Sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế, vượt khó học tập là những người mà gia đình của họ thuộc diện hộ nghèo–    01 đơn xin nhận trợ cấp xã hội (theo mẫu: 01/TCXH)
–    01 giấy chứng nhận là học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo do Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận theo mẫu 01/TCXH chứng nhận ban hành kèm theo Thông tư 18/2009/TTLT/BGDĐT-BTC-BLĐTBXH, ngày 03 tháng 8 năm 2009. (Sinh viên thuộc đối tượng này phải làm lại hồ sơ xét TCXH mỗi kỳ)
–    Có điểm rèn luyện >= 70 và điểm trung bình học tập trong kỳ được xét >= 7.0.

Cách thức nộp hồ sơ: 
– Bước 1: Sinh viên thuộc các đối tượng, vui lòng nộp hồ sơ trực tuyến: Tại đây.
– Bước 2: Sinh viên chuẩn bị 02 bộ hồ sơ theo thành phần hồ sơ quy định và nộp trực tiếp tại Phòng Tuyển sinh và Công tác sinh viên (Phòng A.001). 

Lưu ý:
Đối với hồ sơ TCXH, sinh viên chỉ cần nộp hồ sơ cho lần đầu (02 bộ), riêng đối với đối tượng sau phải nộp bổ sung hồ sơ (02 bộ) là Giấy xác nhận/Số hộ nghèo hoặc cận nghèo, gồm: Đối tượng 4 – Trợ cấp xã hội (SV có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, vượt khó học tập là người có gia đình thuộc hộ nghèo).

Mọi chi tiết liên hệ Phòng Tuyển sinh và Công tác sinh viên  – 028 37244555 (ext: 6333/6331)

Thông tư, Nghị định liên quan:
Thông tư liên tịch số 18/2009/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH

Các mẫu đơn:
Mẫu 01 – Tờ khai trợ cấp xã hội.
Mẫu 02 – Giấy xác nhân học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo. 
(ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số18/2009/TTLT/BGDĐT-BTC-BLĐTBXH)
Mẫu 03 – Đơn xin xác nhận Là người dân tộc ít người ở vùng cao có hộ khẩu thường trú từ 03 năm trở lên.
Mẫu 04 – Đơn xin xác nhận mồ côi cha mẹ.

Chia sẻ bài viết
Facebook
Twitter
LinkedIn
WhatsApp