FAQ
- Trang chủ
- FAQ
Ngành Toán kinh tế đào tạo về phân tích, xử lý dữ liệu (data). Hầu hết doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều có nhu cầu khai thác dữ liệu kinh doanh để tăng lợi nhuận, phát triển doanh nghiệp. Do đó, các vị trí như chuyên viên phân tích dữ liệu trong các doanh nghiệp, ngân hàng, công ty chứng khoán (Data Analyst/Data Scientists) với 2 mảng công việc chính là phân tích dữ liệu khách hàng (customer analytics) và phân tích dữ liệu tài chính (financial analyst) sẽ phù hợp với sinh viên ngành Toán kinh tế. Bên cạnh đó, các vị trí về phân tích tư vấn và hoạch định chính sách tại các cơ quan nhà nước cũng là những chọn lựa nghề nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp ngành Toán kinh tế.
Tags: UELtuyển dụngHọc xong, Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế, sinh viên có thể học cao học ở nhiều trường trong và ngoài nước. Hiện UEL đã có chính sách xét tuyển thẳng lên cao học cho các cử nhân tốt nghiệp loại giỏi trở lên. Trường hợp sinh viên năm 3,4 có số tín chỉ tích lũy đến thời điểm xét tuyển đạt trên 50% chương trình đào tạo đang theo học, điểm trung bình tích luỹ đạt loại khá trở lên (điểm trung bình tích luỹ từ 7,0 điểm trở lên, theo thang điểm 10) nếu có nguyện vọng học thạc sĩ cũng được xét tuyển. Ngoài ra, sau khi học xong nhiều sinh viên đã xin được học bổng cao học ở nước ngoài.
Có 3 khối kiến thức lớn: 1) Thống kê/Toán cho kinh doanh 2) Công nghệ (máy tính/trí tuệ nhân tao) cho kinh doanh 3) Kiến thức kinh doanh, tài chính(kế toán/quản trị/tài chính …).
Trong đó, sinh viên được chú trọng bồi dưỡng các mảng kiến thức kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh: chứng khoán, bảo hiểm, đầu tư, marketing, chuỗi cung ứng….. những khối kiến thức quan trọng tạo nền tảng cho công việc của sinh viên sau này.Học xong, Chuyên ngành Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại), sinh viên có thể học cao học ở nhiều trường trong và ngoài nước. Hiện UEL đã có chính sách xét tuyển thẳng lên cao học cho các cử nhân tốt nghiệp loại giỏi trở lên. Trường hợp sinh viên năm 3,4 có số tín chỉ tích lũy đến thời điểm xét tuyển đạt trên 50% chương trình đào tạo đang theo học, điểm trung bình tích luỹ đạt loại khá trở lên (điểm trung bình tích luỹ từ 7,0 điểm trở lên, theo thang điểm 10) nếu có nguyện vọng học thạc sĩ cũng được xét tuyển. Ngoài ra, sau khi học xong nhiều sinh viên đã xin được học bổng cao học ở nước ngoài.
Hiện tại, thu nhập trung bình của cựu sinh viên FIER mới tốt nghiệp dao động từ 6 triệu đến 10 triệu đồng và khoảng 10% trong số đó được trả hơn 15 triệu đồng/tháng.
Hiện tại, thu nhập trung bình của cựu sinh viên FIER mới tốt nghiệp dao động từ 6 triệu đến 10 triệu đồng và khoảng 10% trong số đó được trả hơn 15 triệu đồng/tháng.
Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế, Sinh viên có thể kiến tập, thực tập ở Các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh quốc tế; Các công ty đa quốc gia; Các công ty, tổ chức nghiên cứu, tư vấn về thị trường, tài chính – đầu tư quốc tế
Cơ hội việc làm của sinh viên ngành Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại): Sinh viên tốt nghiệp chương trình có đủ năng lực làm việc tại các cơ quan hoạch định chính sách kinh tế của Việt Nam, các cơ sở đào tạo, các cơ quan nghiên cứu về kinh tế quốc tế của Việt Nam và nước ngoài hoặc các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam có quan hệ kinh tế với nước ngoài, các công ty liên doanh, văn phòng đại diện của nước ngoài và các công ty nước ngoài tại Việt Nam. Các lĩnh vực làm việc cũng rất đa dạng như xuất nhập khẩu, logistics, đầu tư quốc tế, kinh doanh quốc tế, giảng dạy, tài chính – ngân hàng…
Nhìn chung, chương trình định hướng nghề nghiệp sinh viên theo 4 nhóm nghề nghiệp chính:
Nhóm 1: Các trường đại học, viện nghiên cứu. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc với tư cách giảng viên, chuyên viên nghiên cứu, tư vấn, phân tích hoạch định chính sách
Nhóm 2: Các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Các công việc sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm là chuyên viên quan hệ quốc tế trong các cơ quan/Vụ/Viện về các vấn đề kinh tế đối ngoại và kinh doanh quốc tế như Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Vụ hợp tác quốc tế của các Bộ, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Quốc tế, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở thương mại, Cục xúc tiến thương mại…
Nhóm 3: Các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Trong nhóm này bao gồm chuyên viên có năng lực, trong tương lai có khả năng trở thành doanh nhân hoặc nhà quản lý cao cấp trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở các vị trí có liên quan đến kinh tế đối ngoại như chuyên viên kinh doanh xuất nhập khẩu, logistics, phát triển thị trường quốc tế và thương hiệu, thanh toán quốc tế, quan hệ quốc tế,…
Nhóm 4: Các tổ chức, định chế kinh tế quốc tế. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể trở thành các chuyên viên có năng lực, trong tương lai trở thành các chuyên gia trong các tổ chức quốc tế như ILO, UNCTAD, ADB, IMF, World Bank, NGOs…Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh doanh quốc tế có đủ năng lực làm việc trong các tổ chức sau: Các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh quốc tế; Các công ty đa quốc gia; Các công ty, tổ chức nghiên cứu, tư vấn về thị trường, tài chính – đầu tư quốc tế
Cơ hội việc làm của sinh viên ngành Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại): Sinh viên tốt nghiệp chương trình có đủ năng lực làm việc tại các cơ quan hoạch định chính sách kinh tế của Việt Nam, các cơ sở đào tạo, các cơ quan nghiên cứu về kinh tế quốc tế của Việt Nam và nước ngoài hoặc các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam có quan hệ kinh tế với nước ngoài, các công ty liên doanh, văn phòng đại diện của nước ngoài và các công ty nước ngoài tại Việt Nam. Các lĩnh vực làm việc cũng rất đa dạng như xuất nhập khẩu, logistics, đầu tư quốc tế, kinh doanh quốc tế, giảng dạy, tài chính – ngân hàng…
Nhìn chung, chương trình định hướng nghề nghiệp sinh viên theo 4 nhóm nghề nghiệp chính:
Nhóm 1: Các trường đại học, viện nghiên cứu. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc với tư cách giảng viên, chuyên viên nghiên cứu, tư vấn, phân tích hoạch định chính sách
Nhóm 2: Các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Các công việc sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm là chuyên viên quan hệ quốc tế trong các cơ quan/Vụ/Viện về các vấn đề kinh tế đối ngoại và kinh doanh quốc tế như Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Vụ hợp tác quốc tế của các Bộ, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Quốc tế, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở thương mại, Cục xúc tiến thương mại…
Nhóm 3: Các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Trong nhóm này bao gồm chuyên viên có năng lực, trong tương lai có khả năng trở thành doanh nhân hoặc nhà quản lý cao cấp trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở các vị trí có liên quan đến kinh tế đối ngoại như chuyên viên kinh doanh xuất nhập khẩu, logistics, phát triển thị trường quốc tế và thương hiệu, thanh toán quốc tế, quan hệ quốc tế,…
Nhóm 4: Các tổ chức, định chế kinh tế quốc tế. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể trở thành các chuyên viên có năng lực, trong tương lai trở thành các chuyên gia trong các tổ chức quốc tế như ILO, UNCTAD, ADB, IMF, World Bank, NGOs…Chuyên ngành Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại), Sinh viên có thể kiến tập, thực tập ở Các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại (Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Vụ hợp tác quốc tế của các Bộ, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Quốc tế, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở thương mại, Cục xúc tiến thương mại…); Các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế (DN xuất khẩu, nhập khẩu, DN kinh doanh quốc tế, Ngân hàng có hoạt động thanh toán quốc tế; Các DN vận tải quốc tế; các DN logistics; các DN giao nhận quốc tế; các DN mua hàng quốc tế,…..); Các tổ chức, định chế kinh tế quốc tế (ILO, UNCTAD, ADB, IMF, World Bank, NGOs)
Chương trình Kinh tế và quản lý công ngoài kiến thức, kỹ năng về quản lý kinh tế chung (có thể áp dụng ở khu vực công và tư) để SV có thể tham gia quản lý kinh tế, áp dụng các kiến thức, kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm để làm việc trong khu vực doanh nghiệp, sinh viên còn cơ hội làm việc ở khu vực công và các tổ chức phi chính phủ.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế & Quản lý công, ngoài làm việc trong các cơ quan nhà nước còn có thể làm việc cho các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI; tổ chức phi chính phủ.
Tags:Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế học cò thể làm nhiều công việc khác nhau như: Quản lý nhân sự; nghiên cứu thị trường; giảng viên trong trong các trường Đại học, cao đẳng chuyên ngành kinh tế; Quản trị chiến lược; thẩm định dự án; tư vấn đầu tư; cán bộ trong các cơ quan nhà nước….
Tags:Trong hơn 20 năm qua, Khoa Kinh tế đã có bề dày đào tạo sau đại học từ hệ Thạc sĩ, Tiến sĩ với các chuyên ngành Kinh tế học, Kinh tế và quản lý công; Kinh tế chính trị thông qua nhiều phương thức thi tuyển, xét tuyển, tuyển thẳng. Ngoài ra, sinh viên từ năm thứ ba có thể có cơ hội học liên thông theo chương trình BS-MS.
Trong hơn 20 năm qua, Khoa Kinh tế đã có bề dày đào tạo sau đại học từ hệ Thạc sĩ, Tiến sĩ với các chuyên ngành Kinh tế học, Kinh tế và quản lý công; Kinh tế chính trị thông qua nhiều phương thức thi tuyển, xét tuyển, tuyển thẳng. Ngoài ra, sinh viên từ năm thứ ba có thể có cơ hội học liên thông theo chương trình BS-MS.
Sinh viên chuyên ngành Kinh tế & Quản lý công có thể tuyển dụng công tác tại các vị trí trong khu vực hành chính, đơn vị sự nghiệp, khu vực doanh nghiệp công và tư; tổ chức phi chính phủ, Trường Đại học và Viện nghiên cứu, bao gồm:
– Chuyên gia thẩm định, tư vấn dự án đầu tư,
– Chuyên gia quản lý nhân sự, tư vấn lao động- việc làm ;
– Chuyên viên truyền thông, nghiên cứu thị trường;
– Chuyên gia phân tích, hoạch định chính sách;
– Chuyên gia tư vấn quản trị chiến lược;
– Công chức tại khu vực hành chính nhà nước;
– Viên chức khu vực sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội;
– Giảng viên giảng dạy Kinh tế quản lý công;Tags: UELtuyển dụng