FAQ
- Home
- FAQ

Chào bạn, Khi lựa chọn ngành học, các bạn nên cân nhắc trước tiên về mong muốn, đam mê, các thế mạnh của bản thân và hoàn cảnh thực tế. Các tiêu chí như “dễ tìm việc làm” hay “ngành hot” nên xếp thứ hai. Về ngành Toán Kinh tế , đây là ngành phù hợp với xu hướng thời đại số. Toán Kinh tế được nhiều nơi quan tâm đào tạo song song với Khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo … đó là những ngành của tương lai gần. Chỉ cần bạn có thái độ làm việc tích cực, kiến thức của ngành Toán Kinh tế (bao gồm 3 trụ cột là Toán- Thống kê, Kinh tế – Kinh doanh và Công nghệ) sẽ giúp bạn làm tốt nhiều vị trí công việc, ở nhiều công ty năng động hiện nay.
Sinh viên cần đảm bảo tốt việc học nếu muốn đi làm thêm. Sinh viên có thể làm nhân viên tập sự, thời vụ tại các tổ chức tài chính, doanh nghiệp. Ngoài ra, sinh viên có thể tham gia các nhóm nghiên cứu với các giảng viên để học hỏi và nâng cao kỹ năng nghiên cứu, ứng dụng những gì được dạy sâu hơn.
Ngành Toán kinh tế có kỹ năng nghề nghiệp: 1) có khả năng lập luận phân tích và giải quyết vấn đề, 2)Có khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức, 3) có khả năng tư duy tầm hệ thống, 3) có nhận thức tư tưởng, thái độ và tinh thần học tập, 4) có kỹ năng giao tiếp, 5)có kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, 6) có kỹ năng thích nghi với sự đa dạng văn hóa toàn cầu, 7) Có kỹ năng học tập suốt đời. Đây là những kỹ năng tổng hợp cho sinh viên làm việc trong môi trường kinh doanh toàn cầu vốn đòi hỏi sự đa năng, linh hoạt, khả năng làm việc độc lập, khả năng hợp tác, khả năng làm việc nhóm, khả năng giao tiếp và khả năng lãnh đạo tốt.
Chào bạn, Ngành Toán kinh tế đào tạo về phân tích, xử lý dữ liệu và nguồn dữ liệu hiện nay khá đa dạng về quy mô, cấu trúc…Vì vậy, để thích ứng với sự đa dạng này, bạn cần khá nhiều tố chất và đặc biệt hơn, những tố chất này sẽ khiến bạn nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng. Trước tiên, bạn cần tinh thần chủ động và ham học hỏi vì chương trình đào tạo chỉ cung cấp nền tảng về kiến thức nên bạn cần trang bị một khả năng tự học cao dựa trên những kiến thức cơ bản. Tiếp đến, bạn cần có tư duy giải quyết vấn đề, tư duy phản biện và sáng tạo tích cực để sẵn sàng thích ứng với sự thay đổi của dữ liệu cũng chính là khả năng thích ứng tốt với công việc sau này. Nếu bạn có thêm những tố chất khác, bạn càng thành công hơn trong học tập và nghề nghiệp tương lai.
Các công ty lớn thường có bộ phận hoặc phòng cần người giúp sắp xếp, chuẩn hóa, hiển thị, phân tích dữ liệu, ứng dụng các phương pháp hay mô hình định lượng để hiểu rõ xu hướng thị trường, nhu cầu của khách hàng, hướng phát triển sản phẩm, cách marketing hiệu quả … Đó là những công việc SV ngành Toán Kinh tế có thể tìm hiểu và phát huy thế mạnh của mình. Em có thể lên các web tuyển dụng như linkedin, ybox, topcv … để tìm hiểu thêm thông tin về vị trí mình mong muốn trải nghiệm. Hiện tại sinh viên các khóa trước của Khoa Toán Kinh tế đã được nhận kiến tập, thực tập hoặc đi làm chính thức ở nhiều đơn vị, doanh nghiệp. Đó cũng là nơi các em có thể tìm hiểu để làm thêm hoặc tham gia kiến tập, thực tập. Ví dụ:
Ngân hàng Vietcombank, Ngân Hàng HDBank, Ngân hàng TMCP Á Châu
Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình, Ngân hàng MB bank
Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, Eximbank
Công ty TNHH CASSO
SmartNet
Bold Creative Training Lab
Công ty TNHH Bình Tiên Biên Hoà
Công Ty TNHH Thương mại Dịch vụ VeXeRe
Công ty ví điện tử SmartPay
CÔNG TY CP SX Ống thép dầu khí Việt Nam
Công ty Cổ phần Micro Fund
Công ty công nghệ ETON
Công ty cổ phần công nghệ Khai Quốc
Công ty TNHH Công Nghệ GreenLotus
Công Ty TNHH giải pháp phần mềm Tường Minh
Công ty Blue core
Công ty TNHH Yes4All Việt Nam
Thế giới tuổi thơ
Junehouse Cosmetics
Công ty cổ phần Viet Analytics
TMS Consultant
H&HIS
Công ty TNHH ôtô ISUZU Việt Nam
Công ty CP TMDV Mạng lưới thông minh
Sigon sound production
Aladin Finance
Anh văn Hội Việt Mỹ VUS
Công ty nghiên cứu thị trường Cimigo
Công ty cổ phần Chứng khoán VPS, Công ty Chứng khoán Phú Hưng, CTCP Chứng khoán TP Hồ Chí Minh HSC, CTCP Chứng khoán DSC, Viet DragonNgành Toán kinh tế đào tạo về phân tích, xử lý dữ liệu (data). Hầu hết doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều có nhu cầu khai thác dữ liệu kinh doanh để tăng lợi nhuận, phát triển doanh nghiệp. Do đó, các vị trí như chuyên viên phân tích dữ liệu trong các doanh nghiệp, ngân hàng, công ty chứng khoán (Data Analyst/Data Scientists) với 2 mảng công việc chính là phân tích dữ liệu khách hàng (customer analytics) và phân tích dữ liệu tài chính (financial analyst) sẽ phù hợp với sinh viên ngành Toán kinh tế. Bên cạnh đó, các vị trí về phân tích tư vấn và hoạch định chính sách tại các cơ quan nhà nước cũng là những chọn lựa nghề nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp ngành Toán kinh tế.
Tags: UELtuyển dụngCó 3 khối kiến thức lớn: 1) Thống kê/Toán cho kinh doanh 2) Công nghệ (máy tính/trí tuệ nhân tao) cho kinh doanh 3) Kiến thức kinh doanh, tài chính(kế toán/quản trị/tài chính …).
Trong đó, sinh viên được chú trọng bồi dưỡng các mảng kiến thức kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh: chứng khoán, bảo hiểm, đầu tư, marketing, chuỗi cung ứng….. những khối kiến thức quan trọng tạo nền tảng cho công việc của sinh viên sau này.Học xong, Chuyên ngành Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại), sinh viên có thể học cao học ở nhiều trường trong và ngoài nước. Hiện UEL đã có chính sách xét tuyển thẳng lên cao học cho các cử nhân tốt nghiệp loại giỏi trở lên. Trường hợp sinh viên năm 3,4 có số tín chỉ tích lũy đến thời điểm xét tuyển đạt trên 50% chương trình đào tạo đang theo học, điểm trung bình tích luỹ đạt loại khá trở lên (điểm trung bình tích luỹ từ 7,0 điểm trở lên, theo thang điểm 10) nếu có nguyện vọng học thạc sĩ cũng được xét tuyển. Ngoài ra, sau khi học xong nhiều sinh viên đã xin được học bổng cao học ở nước ngoài.
Học xong, Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế, sinh viên có thể học cao học ở nhiều trường trong và ngoài nước. Hiện UEL đã có chính sách xét tuyển thẳng lên cao học cho các cử nhân tốt nghiệp loại giỏi trở lên. Trường hợp sinh viên năm 3,4 có số tín chỉ tích lũy đến thời điểm xét tuyển đạt trên 50% chương trình đào tạo đang theo học, điểm trung bình tích luỹ đạt loại khá trở lên (điểm trung bình tích luỹ từ 7,0 điểm trở lên, theo thang điểm 10) nếu có nguyện vọng học thạc sĩ cũng được xét tuyển. Ngoài ra, sau khi học xong nhiều sinh viên đã xin được học bổng cao học ở nước ngoài.
Hiện tại, thu nhập trung bình của cựu sinh viên FIER mới tốt nghiệp dao động từ 6 triệu đến 10 triệu đồng và khoảng 10% trong số đó được trả hơn 15 triệu đồng/tháng.
Hiện tại, thu nhập trung bình của cựu sinh viên FIER mới tốt nghiệp dao động từ 6 triệu đến 10 triệu đồng và khoảng 10% trong số đó được trả hơn 15 triệu đồng/tháng.
Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế, Sinh viên có thể kiến tập, thực tập ở Các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh quốc tế; Các công ty đa quốc gia; Các công ty, tổ chức nghiên cứu, tư vấn về thị trường, tài chính – đầu tư quốc tế
Cơ hội việc làm của sinh viên ngành Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại): Sinh viên tốt nghiệp chương trình có đủ năng lực làm việc tại các cơ quan hoạch định chính sách kinh tế của Việt Nam, các cơ sở đào tạo, các cơ quan nghiên cứu về kinh tế quốc tế của Việt Nam và nước ngoài hoặc các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam có quan hệ kinh tế với nước ngoài, các công ty liên doanh, văn phòng đại diện của nước ngoài và các công ty nước ngoài tại Việt Nam. Các lĩnh vực làm việc cũng rất đa dạng như xuất nhập khẩu, logistics, đầu tư quốc tế, kinh doanh quốc tế, giảng dạy, tài chính – ngân hàng…
Nhìn chung, chương trình định hướng nghề nghiệp sinh viên theo 4 nhóm nghề nghiệp chính:
Nhóm 1: Các trường đại học, viện nghiên cứu. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc với tư cách giảng viên, chuyên viên nghiên cứu, tư vấn, phân tích hoạch định chính sách
Nhóm 2: Các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Các công việc sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm là chuyên viên quan hệ quốc tế trong các cơ quan/Vụ/Viện về các vấn đề kinh tế đối ngoại và kinh doanh quốc tế như Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Vụ hợp tác quốc tế của các Bộ, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Quốc tế, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở thương mại, Cục xúc tiến thương mại…
Nhóm 3: Các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Trong nhóm này bao gồm chuyên viên có năng lực, trong tương lai có khả năng trở thành doanh nhân hoặc nhà quản lý cao cấp trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở các vị trí có liên quan đến kinh tế đối ngoại như chuyên viên kinh doanh xuất nhập khẩu, logistics, phát triển thị trường quốc tế và thương hiệu, thanh toán quốc tế, quan hệ quốc tế,…
Nhóm 4: Các tổ chức, định chế kinh tế quốc tế. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể trở thành các chuyên viên có năng lực, trong tương lai trở thành các chuyên gia trong các tổ chức quốc tế như ILO, UNCTAD, ADB, IMF, World Bank, NGOs…Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh doanh quốc tế có đủ năng lực làm việc trong các tổ chức sau: Các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh quốc tế; Các công ty đa quốc gia; Các công ty, tổ chức nghiên cứu, tư vấn về thị trường, tài chính – đầu tư quốc tế
Cơ hội việc làm của sinh viên ngành Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại): Sinh viên tốt nghiệp chương trình có đủ năng lực làm việc tại các cơ quan hoạch định chính sách kinh tế của Việt Nam, các cơ sở đào tạo, các cơ quan nghiên cứu về kinh tế quốc tế của Việt Nam và nước ngoài hoặc các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam có quan hệ kinh tế với nước ngoài, các công ty liên doanh, văn phòng đại diện của nước ngoài và các công ty nước ngoài tại Việt Nam. Các lĩnh vực làm việc cũng rất đa dạng như xuất nhập khẩu, logistics, đầu tư quốc tế, kinh doanh quốc tế, giảng dạy, tài chính – ngân hàng…
Nhìn chung, chương trình định hướng nghề nghiệp sinh viên theo 4 nhóm nghề nghiệp chính:
Nhóm 1: Các trường đại học, viện nghiên cứu. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc với tư cách giảng viên, chuyên viên nghiên cứu, tư vấn, phân tích hoạch định chính sách
Nhóm 2: Các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Các công việc sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm là chuyên viên quan hệ quốc tế trong các cơ quan/Vụ/Viện về các vấn đề kinh tế đối ngoại và kinh doanh quốc tế như Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Vụ hợp tác quốc tế của các Bộ, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Quốc tế, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở thương mại, Cục xúc tiến thương mại…
Nhóm 3: Các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Trong nhóm này bao gồm chuyên viên có năng lực, trong tương lai có khả năng trở thành doanh nhân hoặc nhà quản lý cao cấp trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở các vị trí có liên quan đến kinh tế đối ngoại như chuyên viên kinh doanh xuất nhập khẩu, logistics, phát triển thị trường quốc tế và thương hiệu, thanh toán quốc tế, quan hệ quốc tế,…
Nhóm 4: Các tổ chức, định chế kinh tế quốc tế. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể trở thành các chuyên viên có năng lực, trong tương lai trở thành các chuyên gia trong các tổ chức quốc tế như ILO, UNCTAD, ADB, IMF, World Bank, NGOs…Chuyên ngành Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại), Sinh viên có thể kiến tập, thực tập ở Các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại (Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Vụ hợp tác quốc tế của các Bộ, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Quốc tế, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở thương mại, Cục xúc tiến thương mại…); Các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế (DN xuất khẩu, nhập khẩu, DN kinh doanh quốc tế, Ngân hàng có hoạt động thanh toán quốc tế; Các DN vận tải quốc tế; các DN logistics; các DN giao nhận quốc tế; các DN mua hàng quốc tế,…..); Các tổ chức, định chế kinh tế quốc tế (ILO, UNCTAD, ADB, IMF, World Bank, NGOs)
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế học cò thể làm nhiều công việc khác nhau như: Quản lý nhân sự; nghiên cứu thị trường; giảng viên trong trong các trường Đại học, cao đẳng chuyên ngành kinh tế; Quản trị chiến lược; thẩm định dự án; tư vấn đầu tư; cán bộ trong các cơ quan nhà nước….
Tags:Trong hơn 20 năm qua, Khoa Kinh tế đã có bề dày đào tạo sau đại học từ hệ Thạc sĩ, Tiến sĩ với các chuyên ngành Kinh tế học, Kinh tế và quản lý công; Kinh tế chính trị thông qua nhiều phương thức thi tuyển, xét tuyển, tuyển thẳng. Ngoài ra, sinh viên từ năm thứ ba có thể có cơ hội học liên thông theo chương trình BS-MS.
Trong hơn 20 năm qua, Khoa Kinh tế đã có bề dày đào tạo sau đại học từ hệ Thạc sĩ, Tiến sĩ với các chuyên ngành Kinh tế học, Kinh tế và quản lý công; Kinh tế chính trị thông qua nhiều phương thức thi tuyển, xét tuyển, tuyển thẳng. Ngoài ra, sinh viên từ năm thứ ba có thể có cơ hội học liên thông theo chương trình BS-MS.