Hiện nay nhiều ngành nghề mới ra đời với nhu cầu nguồn nhân lực cao. Điều này đã tạo ra những thách thức cạnh tranh không nhỏ đối với thị trường nhân lực các ngành đào tạo truyền thống, vì vậy một số cơ sở đào tạo đã có sự chuyển mình để có thể vừa đón đầu làn sóng của các ngành mới, mà vẫn phát huy được tiềm năng của các ngành nghề thế mạnh mang tính truyền thống. Một trong những ngành nghề truyền thống nhưng có sức hút nổi bật trong mùa tuyển sinh năm nay, không thể không kể tới là ngành Quản lý công. Vậy ngành Quản lý công học gì, ra trường làm gì? trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
Mục lục
ToggleNgành quản lý công là gì?
Ngành học quản lý công đào tạo và đáp ứng nguồn nhân lực cho bộ máy nhà nước; nơi tạo ra những cán bộ, công chức có đầy đủ chuyên môn và nghiệp vụ, trực tiếp tham gia đóng góp sức lao động cho các hoạt động quản lý hành chính nhà nước và các công việc khác liên quan đến chính trị.
Ngành quản lý công học những môn gì?
Về cơ bản khối kiến thức ngành Quản lý công sẽ bao gồm:
- Khối kiến thức giáo dục đại cương
- Khối kiến thức cơ sở ngành
- Khối kiến thức chuyên ngành
- Khối kiến thức kĩ năng và công cụ quản lý
Ngoài các kiến thức cơ bản về nền tảng lý luận chính trị, khoa học xã hội – nhân văn, khoa học tự nhiên, kinh tế, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức chuyên sâu về khoa học quản trị, quản lý, về nền hành chính cũng như các phương pháp, kỹ năng và công cụ quản lý trong khu vực công…
Ngành quản lý công thi khối nào? Tổ hợp môn
Hiện nay, ngành học quản lý công có rất nhiều lựa chọn về khối thi để các bạn thí sinh THPT có nhiều sự lựa chọn:
– Khối A00: Toán, Vật Lý, Hóa Học
– Khối A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh
– Khối A16: Toán, Văn, Khoa học tự nhiên
– Khối C00: Văn, Lịch Sử, Địa Lý
– Khối C15: Toán, Văn, Khoa học xã hội
– Khối D01: Toán, Văn, Tiếng Anh
– Khối D07: Toán, Hóa Học, Tiếng Anh
Điểm chuẩn của Ngành quản lý công trong các năm?
Hiện nay có rất nhiều trường đào tạo ngành quản lý công vì vậy nếu các bạn thí sinh thực sự yêu thích ngành học này thì sẽ có khá nhiều sự lựa chọn. Đối với những cơ sở đào tạo thuộc top đầu khu vực phía bắc và phía nam, mức điểm chuẩn của ngành này qua các năm thường giao động trong khoảng từ 22 – 26 điểm.
Ngành quản lý công học ở trường nào tốt nhất?
Dưới đây là danh sách một số trường đào tạo ngành quản lý công được đánh giá cao hiện nay.
- Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG-HCM
- Hotline: (028) 372 44550 | 0888 247 669
- Địa chỉ: Số 669 Đường Quốc lộ 1, Khu phố 6, Phường Linh Xuân, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Fanpage: https://www.facebook.com/tuyensinh.uel.edu.vn
2. Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh
- Hotline: 0902.230.082 | 0941.230.082
- Địa chỉ: 59C Nguyễn Đình Chiểu, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
3. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- Hotline: (84)24.36.280.280 | (84)24.38.695.992
- Địa chỉ: 207 Giải Phóng, Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Ngành quản lý công ra trường làm nghề gì? Công việc ra sao?
Cơ hội việc làm sau khi ra trường về cơ bản chia thành 6 nhóm sau:
- Làm việc tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý công đặc biệt thích hợp với các vị trí việc làm trong hệ thống chính trị, bao gồm: các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, tổ chức chính trị – xã hội từ Trung ương đến địa phương
Hiện nay, có rất nhiều vị trí công việc có liên quan đến các lĩnh vực thuộc ngành Quản lý công như: Quản lý tổ chức, Quản lý nhân sự, Quản lý đô thị, Quản lý dự án, Hoạch định chính sách công, Tổ chức cán bộ, Hành chính văn phòng, Tổng hợp,…tại các cơ quan khu vực công - Làm việc tại các doanh nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý công có cơ hội làm việc trong các doanh nghiệp có quy mô lớn, vừa và nhỏ ở nhiều vị trí công việc như: Tổ chức cán bộ, Chuyên viên quản lý nhân sự, chuyên viên nghiên cứu chính sách và phát triển dự án, chuyên viên hành chính văn phòng…Bên cạnh đó, với kiến thức đa dạng được cung cấp trong chương trình đào tạo Quản lý công, sinh viên ra trường có thể tham gia làm việc tại các ngân hàng, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế….với lợi thế nắm vững về kiến thức quản lý nói chung, đặc biệt là về quản lý nhà nước - Làm việc tại các tổ chức quốc tế
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý công, với lợi thế kiến thức về quản lý công, đặc biệt là về chính sách công, có nhiều cơ hội tham gia làm việc tại các tổ chức quốc tế, đặc biệt là tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội, các tổ chức liên kết khu vực và thế giới. - Làm việc tại các tổ chức nghiên cứu khoa học
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý công được cung cấp khối lượng kiến thức phong phú về nghiên cứu khoa học, các phương pháp nghiên cứu cụ thể, bên cạnh nhiều kỹ năng phục vụ trong thực hành công việc, quản trị tổ chức. Bên cạnh đó, với nền tảng là những kiến thức về thực tiễn quản lý trong đời sống xã hội dưới góc nhìn chính sách sẽ là tiền đề quan trọng để người học có thể tham gia nghiên cứu, phát triển chuyên môn sâu…góp phần vào sự phát triển xã hội. - Làm việc trong các cơ sở giáo dục và đào tạo
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý công có thể tham gia và đảm nhận tốt các vị trí công việc trong môi trường giáo dục tại các cơ sở giáo dục đào tạo như: giảng dạy, quản lý nhân sự, tổ chức bộ máy, quản lý nghiên cứu khoa học… đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng để bổ sung vào đội ngũ giảng viên giảng dạy về quản lý, quản trị đối với khu vực công và kể cả khu vực tư. - Khả năng học tập nâng cao trình độ: Sau khi tốt nghiệp chương trình Quản lý công trình độ đại học, người học có thể tiếp tục theo học đúng chuyên ngành và các ngành gần trình độ đào tạo cao hơn như: thạc sĩ Quản lý công, thạc sĩ Chính sách công, tiến sĩ Quản lý công, Quản lý Hành chính công, ngành Quản lý nhà nước, và các ngành/chuyên ngành gần như chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh tế (Quản lý kinh tế, Kinh tế học; Kinh tế phát triển; Quản trị nhân lực, Quan hệ lao động) ở các cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế. Với cơ hội được tham gia học tập ở bậc cao hơn cho phép người học có những cơ hội tiếp cận và thành công ở nhiều vị trí công việc chất lượng, khẳng định giá trị quan trọng trong các tổ chức quản lý nhà nước, doanh nghiệp và các đơn vị giảng dạy, nghiên cứu.
Ngành quản lý công có mức lương bao nhiêu?
Mức lương cho ngành Quản lý Công khá ổn định, lương khởi điểm cho sinh viên mới ra trường dao động từ 7 triệu đến 12 triệu đồng/tháng. Với kinh nghiệm và năng lực, mức lương có thể lên đến hàng chục triệu đồng/tháng.
Ngành quản lý công học tại Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG-HCM (UEL)
Năm 2024, ngành Quản lý công mã ngành 7340403_418 được Đại học Quốc gia TP.HCM giao về Trường Đại học Kinh tế – Luật chịu trách nhiệm triển khai đào tạo. Ngoài việc giữ vững giá trị cốt lõi của ngành nghề, chương trình đào tạo Quản lý công tại UEL được xây dựng theo định hướng phát triển với nhiều điểm đổi mới, bám sát với thị trường nguồn lực lao động với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực năng động, sáng tạo, hội nhập; có phẩm chất chính trị và đạo đức chuẩn mực; có kiến thức, kỹ năng tốt về quản lý, quản trị và khả năng phát triển năng lực lãnh đạo, điều hành; có trách nhiệm phục vụ cộng đồng, xã hội.
ổ hợp xét tuyển ngành quản lý công tại Trường Đại học Kinh Tế – Luật
Theo đề án tuyển sinh năm 2024, Trường Đại học Kinh tế – Luật, tuyển sinh 4 tổ hợp đối với tất cả các ngành
– Khối A00: Toán, Vật Lý, Hóa Học
– Khối A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh
– Khối D01: Toán, Văn, Tiếng Anh
– Khối D07: Toán, Hóa Học, Tiếng Anh
Chương trình đào tạo ngành quản lý công tại Trường Đại học Kinh tế – Luật
- Thời gian đào tạo: 4 năm, tối đa 6 năm và sinh viên có thể học vượt nếu hoàn thành các môn tiên quyết
- Khối lượng kiến thức toàn khóa: 120 tín chỉ, không bao gồm phần kiến thức: ngoại ngữ, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng
Các phương thức xét tuyển ngành quản lý công của Trường ĐH Kinh tế – Luật, ĐHQG-HCM
Năm 2024, Trường Đại học Kinh tế – Luật giữ vững 5 phương thức xét tuyển bao gồm:
- Phương thức 1 (PT1): Phương thức xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT
- Phương thức 2 (PT2): Phương thức xét tuyển theo quy định của ĐHQG-HCM
- Phương thức 3 (PT3): Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024
- Phương thức 4 (PT4): Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2024
- Phương thức 5 (PT5): Xét tuyển dựa trên kết quả chứng chỉ quốc tế kết hợp kết quả THPT hoặc xét chứng chỉ SAT, ACT/IB/chứng chỉ A-Level.