FAQ
- Home
- FAQ

Ngành Hệ thống thông tin quản lý (MIS – Management Information System) đào tạo nguồn nhân lực có khả năng phân tích, tư vấn, thiết kế, phát triển và triển khai các giải pháp hệ thống thông tin (như các hệ thống ERP, CRM, SCM, SRM…), với các kiến thức liên ngành công nghệ, kinh doanh và quản lý, đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn lực chất lượng cao trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Bên cạnh kiến thức về kinh doanh, quản lý, sinh viên còn có thế mạnh là được trang bị kiến thức về công nghệ thông tin ứng dụng trong quản trị kinh doanh, mà đây là kiến thức rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay của đất nước ta. Các doanh nghiệp muốn phát triển, muốn gia tăng năng lực cạnh tranh đều phải ứng dụng thật nhiều công nghệ thông tin trong quản trị.
Ngành học trang bị cho sinh viên khả năng lập luận, phân tích và giải quyết các vấn đề quản trị bằng các giải pháp Hệ thống thông tin quản lý. Đồng thời có khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức, có khả năng tư duy tầm hệ thống, có nhận thức về tư tưởng, thái độ và tinh thần học tập, đạo đức, công bẳng và các trách nhiệm khác. Bên cạnh đó, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp và trình độ ngoại ngữ cũng được liên tục trau dồi và phát triển. Sinh viên cũng được xây dựng năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế, xây dựng và triển khai Hệ thống thông tin quản lý trong doanh nghiệp, từ đó có khả năng vận dụng các kiến thức kỹ thuật, khoa học và nghiệp vụ trong thiết kế; lập kế hoạch, quản lý quá trình xây dựng, triển khai, đánh giá, phát triển và cải thiện hệ thống.
Ngành Hệ thống thông tin quản lý tại Khoa HTTT có đặc thù đào tạo theo hệ cử nhân, qua đó, người học
cần được trang bị vững chắc các kiến thức nền tảng trong lĩnh vực công nghệ thông tin,
kinh doanh và quản lý, đồng thời có khả năng ứng dụng cũng như thực hành các kiến thức
đã học. Bên cạnh khối lượng kiến thức cơ sở và chuyên ngành, người học cũng rất cần
được trang bị các kỹ năng và phẩm chất cá nhân cần thiết để có thể tự nghiên cứu, tự phát3
triển cũng như khả năng phối hợp làm việc trong một môi trường năng động, tích cực và
sáng tạo tại các doanh nghiệp hiện nay. Từ đặc thù đào tạo này, Khoa HTTT xác định quan
điểm đào tạo cần xoay quanh bốn trọng tâm giáo dục theo tiêu chuẩn của UNESCO: Học
để biết (learn to know), Học để làm (learn to do), Học để trưởng thành (learn to be) và Học
để có thể làm việc cùng nhau(learn to live together).Tính trung thực, chính trực, tinh thần cầu tiến, ham học hỏi là yếu tố quan trọng trong sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp. Các kỹ năng và tố chất của người học có thể được đào tạo và phát triển trong quá trình học tập.
Chuyên ngành kế toán của Trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL) cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội và chuyên sâu về kế toán, trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực kế toán, nắm vững các quy định tài chính – kế toán, kiểm toán do Bộ Tài chính và Nhà nước ban hành. Cụ thể như sau:
– Kiến thức chung về tự nhiên xã hội: Áp dụng kiến thức cơ bản khối ngành kinh tế quản lý giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội
– Kiến thức chung về ngành kế toán kiểm toán: Áp dụng kiến thức cơ sở ngành kế toán kiểm toán để tạo nền tảng cho việc học tập và nghiêu cứu chuyên sâu trong lĩnh vực kế toán và am hiểu kiểm toán
– Kiến thức chuyên ngành kế toán: Áp dụng kiến thức chuyên ngành giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực kế toán, tư vấn kế toán thuế, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản trị doanh nghiệp…Chuyên ngành kế toán của Trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL) cung cấp kỹ năng nghiên cứu, thực hành nghề nghiệp thành thạo, phân tích, lập kế hoạch, tư vấn để thực hành và quản lý hiệu quả trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Cụ thể như sau:
– Kỹ năng chuyên môn (Professional Skills)
+ Kỹ năng tư duy: có khả năng nghiên cứu, đánh giá, tổng hợp, xử lý và phân tích thông tin, phản ứng nhanh nhạy trong môi trường thay đổi, phục vụ hiệu quả cho quá trình ra quyết định.
+ Kỹ năng giao tiếp: có khả năng hợp tác, giao tiếp, tư vấn, thương lượng, giải quyết xung đột hiệu quả trong các môi trường và tình huống khác nhau.
+ Kỹ năng tổ chức quản lý: có khả năng tổ chức và quản lý công việc, kỹ năng quản lý thời gian, quản lý nhóm và kỹ năng lãnh đạo hiệu quả.
+ Kỹ năng ứng dụng công nghệ: có khả năng ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực kế toán
– Kỹ năng thực hành nghề nghiệp Kế toán – Kiểm toán (Practical Experience)
+ Có khả năng thực hành công việc kế toán, trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, doanh nghiệp…
+ Có khả năng thực hành công việc trợ lý kiểm toán, kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán nhà nước, các doanh nghiệp và tổ chức khác…
+ Có khả năng đảm trách công việc tư vấn kế toán, tài chính và thuế trong các doanh nghiệp.Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính cho người sử dụng để ra quyết định nên chuyên ngành kế toán của Trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL) cần có những tố chất như: chăm chỉ, cẩn thận; trách nhiệm; trung thực; khả năng phân tích tổng hợp cũng như học tập suốt đời…Các kỹ năng và tố chất của người học có thể được đào tạo và phát triển trong quá trình học tập.
Chuyên ngành kiểm toán cung cấp các kiến thức có hệ thống, để sinh viên đáp ứng yêu của nhà tuyển dụng và thị trường lao động khi tốt nghiệp, bao gồm:
Kiến thức chung về tự nhiên xã hội: nhằm áp dụng kiến thức cơ bản khối ngành kinh tế quản lý giải quyết các vấn đề vấn đề kinh tế xã hội.Kiến thức ngành Kế toán, kiểm toán, tài chính, kinh doanh: nhằm áp dụng kiến thức ngành kế toán, kiểm toán, tài chính, kinh doanh để giải quyết các vấn đề trong tổ chức; tạo nền tảng cho việc học tập và nghiêu cứu chuyên sâu trong lĩnh vực.
Kiến thức chuyên ngành Kiểm toán: nhằm áp dụng kiến thức chuyên sâu giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực kiểm toán, tư vấn, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản trị doanh nghiệp.
Chuyên ngành kiểm toán cung cấp đào tạo và phát triển kỹ năng chuyên môn (kỹ năng tư duy, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức quản lý, kỹ năng ứng dụng công nghệ…) và kỹ năng thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán kiểm toán (khả năng tổ chức công việc kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, kế toán…)
Đồng thời, chương trình đào tạo còn giúp sinh viên xây dựng thái độ chuyên nghiệp, cũng như đạo đức nghề nghiệp, giá trị nghề nghiệp và tinh thần tự học suốt đời – là yếu tố quan trọng tối cần thiết để cho sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp lâu dài.Sự khác biệt lớn nhất so với các trường khác là trường đi theo định hướng nghiên cứu và chú trọng thêm kiến thức về luật
Ngoài những kiến thức chung, Chương trình đào tạo Quản trị du lịch và lữ hành cung cấp những kiến thức chuyên sâu về ngành Quản trị kinh doanh và quản trị trong lĩnh vực du lịch và lữ hành như: kiến thức quản trị và kinh doanh về du lịch, lữ hành, nhà hàng, khách sạn.
Ngoài những chung như kỹ năng làm việc theo nhóm, chuyên ngành Quản trị du lịch và lữ hành cung cấp những kỹ năng chuyên sâu trong lĩnh vực quản trị du lịch và lữ hành như: kỹ năng quản trị, kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh, kỹ năng đàm phán, kỹ năng tổ chức và quản lý sự kiện; nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, kỹ năng thiết kế và phát triển sản phẩm du lịch lữ hành
Học Quản trị du lịch và lữ hành, người học cần đam mê xê dịch, khám phá, khả năng lãnh đạo và sắp xếp, năng động. Ngoài ra, Quản trị du lịch và lữ hành đòi hỏi kỹ năng giao tiếp, sáng tạo và kỹ năng làm việc nhóm.
Trong chương trình học của Khoa Quản trị kinh doanh, yếu tố công nghệ số luôn được chú trọng và cập nhật để người học có đủ kiến thức để bước vào thị trường lao động trong thời đại mới. Ngoài ra các môn học tự chọn/ bắt buộc khác cũng được cập nhật liên tục để đảm bảo đáp ứng được sự vận hành của xã hội cũng như đòi hỏi của thị trường lao độngtrong thời kỳ mới
Học chuyên ngành Marketing của Trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL) sinh viên hoàn toàn đủ điều kiện và cơ hội để tiếp tục học cao học tại UEL.
Cung cấp cho người học những kiến thức tổng quát trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, tự nhiên, xã hội và nhân văn và chuyên ngành marketing giúp họ có tư duy hệ thống logic, khả năng chuyển tải kiến thức thành những kỹ năng nghề nghiệp, tố chất cá nhân, kỹ năng nghiên cứu, phân tích, phản biện và tư vấn chính sách, kỹ năng giao tiếp và thiết lập những mối quan hệ thành công trong các lĩnh vực quản lý và marketing. Đồng thời, giúp người học xây dựng những phẩm chất cá nhân và đạo đức nghề nghiệp, có khả năng thiết kế, vận hành và quản lý các ý tưởng kinh doanh và marketing tại các khu vực công và tư nhân trong môi trường làm việc quốc tế có tính tòan cầu.
Ngoài những kiến thức chung như kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở của khối ngành Kinh tế và Kinh doanh, kiến thức cơ sở của nhóm ngành Kinh doanh, chuyên ngành Quản trị kinh doanh cung cấp những kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành quản trị kinh doanh như quản trị chiến lược, quản trị nguồn nhân lực, quản trị marketing, quản trị sản xuất, quản trị dự án, quản trị tbán hàng, quản trị rủi ro, nghệ thuật lãnh đạo, văn hóa doanh nghiệp, hành vi tổ chức, hành vi khách hàng…
Ngoài những chung như kỹ năng làm việc theo nhóm, chuyên ngành Quản trị kinh doanh cung cấp những kỹ năng chuyên sâu trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh như: kỹ năng quản trị, kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh, kỹ năng đàm phán, kỹ năng tổ chức và quản lý sự kiện.
Học Quản trị kinh doanh, người học cần đam mê kinh doanh, lãnh đạo, năng động, mạnh mẽ và quyết đoán. Ngoài ra, Quản trị kinh doanh đòi hỏi kỹ năng giao tiếp, sáng tạo và kỹ năng làm việc nhóm.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên học ngành Công nghệ tài chính đạt các chuẩn kỹ năng sau đây:
– Kỹ năng áp dụng kiến thức về toán học, khoa học và công nghệ phù hợp, hiệu quả trong lĩnh vực tài chính;
– Kỹ năng thiết kế và thực hiện các thí nghiệm, mô phỏng trong phân tích và khai thác dữ liệu phục vụ kinh doanh và đầu tư hiệu quả;
– Kỹ năng hoạt động nhóm, phân tích đánh giá và giải quyết vấn đề;
– Kỹ năng áp dụng các kỹ thuật công nghệ tài chính trong đổi mới tài chính, đặc biệt là trong lĩnh vực hệ thống thanh toán, quyết định đầu tư và phát triển sản phẩm tài chính, phân tích dữ liệu lớn tài chính, tài chính internet, an ninh mạng và dữ liệu theo sự phát triển đổi mới;
– Kỹ năng và khả năng giao tiếp và giao tiếp ngoại ngữ;
– Khả năng học tập suốt đời trong môi trường hội nhập và phát triển công nghệ.