FAQ
- Home
- FAQ

Sinh viên học ngành Luật nói chung và chuyên ngành Luật Kinh doanh, Luật Thương mại quốc tế của Trường Đại học Kinh tế-Luật (UEL) có các lợi thế sau đây so với các cơ sở đào tạo khác:
– Chương trình đào tạo chuyên ngành Luật Kinh doanh và Luật Thương mại quốc tế của Trường Đại học Kinh tế-Luật (UEL) được thiết kế rất chặt chẽ và khoa học, có sự liên kết giữa hai khối ngành Kinh tế và Luật nhằm đáp ứng nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực của ngành Kinh tế và ngành Luật trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay;
– Chương trình đào tạo ngành Luật Thương mại quốc tế của Trường Đại học Kinh tế-Luật (UEL) đã được kiểm định quốc tế (theo chuẩn các trường Đại học của ASEAN- AUNQA) nên sinh viên chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế sẽ được đào tạo đạt chuẩn tiên tiến của khu vực và thế giới. Do vậy, khi tốt nghiệp, sinh viên rất dễ dàng, thuận lợi để làm việc hoặc tiếp tục học tập nâng cao ở trong nước hoặc nước ngoài;
– Đội ngũ giảng viên ngành Luật nói chung và chuyên ngành Luật Kinh doanh và Luật Thương mại quóc tế nói riêng của Trường Đại học Kinh tế-Luật (UEL) có chất lượng cao, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ nên sinh viên sẽ được truyền thụ những kiến thức, kỹ năng về ngành Luật, nghề luật phong phú và hiện đại.Trường Đại học Kinh tế – Luật là đơn vị có truyền thống, có vị thế cao trong tổ chức hoạt động Đoàn – Hội và phong trào sinh viên Trường, xứng đáng là người bạn đồng hành của sinh viên. Các chương trình được quan tâm đầu tư đa dạng, phát huy môi trường sinh hoạt năng động, khuyến khích sinh viên sáng tạo hòa nhập, tích cực tham gia các phong trào tổ chức trong và ngoài nước.
– Hoạt động giáo dục thực nghiệm tìm hiểu về lịch sử, văn hoá, con người bằng các chuyến đi thực tế, du khảo và trải nghiệm: Hành trình tham quan thành phố, Hành trình lịch sử, Niềm tin tất thắng, tự hào sử Việt và nhiều sân chơi tìm hiểu truyền thống.
– Hoạt động tranh tài, giao lưu cùng Ngày hội truyền thống Trường, Hội thao sinh viên, chương trình nghệ thuật và tài năng, cuộc thi hùng biện, cuộc thi MC, ngày hội văn hoá và giao lưu sinh viên quốc tế, nhiều chương trình kỹ năng thực hành xã hội cho sinh viên,…
– Hoạt động học thuật chuyên ngành quy mô cấp Thành phố, cấp quốc gia uy tín như Fese, Chiến lược xuyên biên giới, Digital creator, Khắc dấu tài năng Luật, Trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh,…
– Hệ thống kết nối cộng đồng mạnh mẽ qua các chương trình, dự án tình nguyện sinh viên, nâng cao kỹ năng, hỗ trợ việc làm, thực tập và kiến thức nghề nghiệp sinh viên.
– Hoạt động nâng cao năng lực quốc tế, phát huy người học đủ năng lực công tác môi trường quốc tế hiện đại như diễn đàn mô phòng ASEAN, giao lưu sinh viên Việt – Lào – Campuchia.
Với đa dạng các hoạt động và phong trào, các bạn có thể tham khảo thêm tại: https://www.facebook.com/youth.uel và https://www.facebook.com/hsvkinhteluatTags: hoạt động sinh viênSinh viên sẽ được trang bị các kiến thức chung về pháp luật và kiến thức chuyên ngành về pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh như: Luật doanh nghiệp; Luật doanh nghiệp nhà nước; Luật hợp tác xã; Luật thương mại; Luật đầu tư; Luật phá sản … và các kiến thức pháp luật khác điều chỉnh gián tiếp các hoạt động kinh doanh như Luật dân sự; Luật sở hữu trí tuệ; Luật đất đai; Luật môi trường; Luật thuế; Luật lao động … Đồng thời, sinh viên sẽ được trang bị các kỹ năng tư vấn pháp luật về kinh doanh; trình tự thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp, soạn thảo hợp đồng, giải quyết tranh chấp trong lĩnh kinh doanh…
Chuyên ngành Luật Dân sự cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu về pháp luật nói chung và pháp luật dân sự nói riêng.
Chuyên ngành Luật Tài chính – Ngân hàng cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu về pháp luật nói chung và pháp luật dân sự nói riêng.
Chuyên ngành Luật và Chính sách công cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu về pháp luật nói chung và pháp luật công, chính sách công nói riêng.Các chuyên ngành Luật Dân sự, Luật Tài chính – Ngân hàng và Luật và Chính sách công của Trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL) cung cấp cho người học nhiều kỹ năng chuyên sâu phục vụ cho việc thực hành các nghề luật như phân tích pháp luật, bình luận án, so sánh luật, nghiên cứu và trình bày các vấn đề khoa học pháp lý, kỹ năng tin học, làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo…
Trường Đại học Kinh tế-Luật, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh đào tạo 2 ngành Luật gồm: Ngành Luật và Ngành Luật Kinh tế. Ngành Luật có 3 chuyên ngành: Luật Dân sư-Tố tụng dân sự; Luật Tài chính-Ngân hàng; Luật và chính sách công. Ngành Luật Kinh tế có 2 chuyên ngành: Luật Kinh doanh và Luật Thương mại quốc tế.
Sau khi tốt nghiệp ngành Hệ thống thông tin quản lý, sinh viên hoàn toàn có thể làm kinh doanh và quản lý như nhiều cựu sinh viên của ngành đã từng như vậy. Nhiều cựu sinh viên của ngành hiện nay đang làm việc về quản trị kinh doanh tại các doanh nghiệp lớn. Chẳng hạn như anh Cao Quản Sang, cựu sinh viên khóa 5, đang là Phó Tổng giám đốc của Công ty Cổ Phần Nhựa Hoa Sen Group; anh Nguyễn Trương Kiến Quốc, cựu sinh viên khóa 6, đang là Phó Tổng giám đốc của công ty Long Thành Golf, … Bên cạnh kiến thức về kinh doanh, quản lý, sinh viên còn có thế mạnh là được trang bị kiến thức về công nghệ thông tin ứng dụng trong quản trị kinh doanh, mà đây là kiến thức rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay của đất nước ta. Các doanh nghiệp muốn phát triển, muốn gia tăng năng lực cạnh tranh đều phải ứng dụng và khai thác tốt công nghệ thông tin trong kinh doanh và quản lý.
Ngành Hệ thống thông tin quản lý của mỗi trường sẽ có một thế mạnh đào tạo khác nhau. Đối vối với ngành Hệ thống thông tin quản lý của Trường Đại học Kinh tế – Luật có các thế mạnh như sau:
– Sinh viên được trang bị đầy đủ và hài hòa các kiến thức về Kinh tế, Kinh doanh, Quản lý và Công nghệ thông tin.
– Chương trình đào tạo mang tính thực tiễn cao, sinh viên được học và thực hành trên các hệ thống thông tin quản trị doanh nghiệp hàng đầu thế giới hiện nay như Hệ thống SAP Business Suite (trị giá trên 10 tỷ đồng), SAP Business One (trị giá trên 1 tỷ), FAST Accounting,…
– Cùng với trường Đại học Quốc tế, RMIT University, Đại học Việt Đức, Trường Đại học Kinh tế – Luật là một trong bốn thành viên của Việt Nam có mặt trong liên minh các trường đại học trong khối SAP University Alliances, liên minh gồm hơn 3400 trường đại học tại 160 nước trên thế giới. Qua đó sinh viên được học tập theo các chương trình tiên tiến, hiện đại nhất trong lĩnh vực Hệ thống thông tin quản lý.
– Khoa Hệ thống thông tin có mối quan hệ doanh nghiệp rất mạnh với hơn 150 doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp lớn ở Tp.HCM hiện đang là đối tác tuyển dụng thường xuyên và tài trợ cho Khoa hàng năm như: SAP Vietnam, Global CyberSoft, Ernst & Young Vietnam, PwC Vietnam, BOSCH Vietnam, KMS Technology, FPT, FAST MIS Software, Thế Giới Di Động, Tập đoàn Wilmar CLV, Vinagame, Tập đoàn Hoa Sen, VTC Intecom,… Các khóa sinh viên những năm gần đây của ngành đều gần 100% tỷ lệ sinh viên có việc làm ngay khi tốt nghiệp đúng hạn, trên 50% sinh viên có việc làm ngay từ năm học cuối khi đang thời gian thực tập tại doanh nghiệp.
– Hiện nay, hàng năm ngành được các doanh nghiệp tài trợ để thành lập Quỹ Học Bổng Nhân Bản, Quỹ hỗ trợ cho sinh viên có đam mê và yêu thích lĩnh vực hệ thống thông tin quản lý, thương mại điện tử, kinh doanh số và trí tuệ nhân tạo.
Học Thương mại điện tử (e-commerce) tại UEL có một số môn học với lập trình vì kiến thức về lập trình có thể hỗ trợ cho việc học và làm việc trong lĩnh vực này. Các bạn cũng nên hiểu rằng biết về lập trình là một lợi thế rất lớn trong kỷ nguyên số hiện nay.
Thương mại điện tử là một lĩnh vực rộng, liên quan đến nhiều khía cạnh như bán hàng trực tuyến, quản lý đơn hàng, thanh toán trực tuyến, quảng cáo và marketing trên mạng, và nhiều khía cạnh khác. Trong đó, có những công việc trong lĩnh vực thương mại điện tử yêu cầu kiến thức về lập trình như:
Thiết kế và phát triển các trang web bán hàng trực tuyến hoặc các ứng dụng di động liên quan đến thương mại điện tử.
Xây dựng và quản lý các hệ thống quản lý đơn hàng, kho hàng, vận chuyển hàng hóa, quản lý khách hàng và các hệ thống thanh toán trực tuyến.
Phân tích dữ liệu để cải thiện kết quả kinh doanh, tối ưu hóa chiến lược marketing, tối ưu hóa trang web và đưa ra các quyết định kinh doanh.
Vì vậy, kiến thức về lập trình sẽ giúp cho sinh viên học thương mại điện tử có thể hiểu và tương tác với các công nghệ liên quan đến thương mại điện tử, đồng thời cũng giúp cho sinh viên có thể phát triển và quản lý các ứng dụng, trang web, hệ thống quản lý và phân tích dữ liệu liên quan đến thương mại điện tử một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả các công việc trong lĩnh vực thương mại điện tử đều yêu cầu kiến thức về lập trình, và cũng có nhiều công việc khác như quản lý sản phẩm, marketing, bán hàng, quản lý dữ liệu, v.v. mà không cần kiến thức về lập trình.Ngành Kinh doanh số & Trí tuệ nhân tạo tại Khoa Hệ thống thông tin có đặc thù đào tạo theo hệ cử nhân, qua đó, người học
cần được trang bị vững chắc các kiến thức nền tảng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, kinh doanh và quản lý, đồng thời có khả năng ứng dụng cũng như thực hành các kiến thức đã học. Bên cạnh khối lượng kiến thức cơ sở và chuyên ngành, người học cũng rất cần được trang bị các kỹ năng và phẩm chất cá nhân cần thiết để có thể tự nghiên cứu, tự phát triển cũng như khả năng phối hợp làm việc trong một môi trường năng động, tích cực và sáng tạo tại các doanh nghiệp hiện nay. Từ đặc thù đào tạo này, Khoa Hệ thống thông tin xác định quan điểm đào tạo cần xoay quanh bốn trọng tâm giáo dục theo tiêu chuẩn của UNESCO: Học để biết (learn to know), Học để làm (learn to do), Học để trưởng thành (learn to be) và Học để có thể làm việc cùng nhau(learn to live together).Ngành Hệ thống thông tin quản lý và ngành Thương mại điện tử là hai ngành đào tạo của Khoa Hệ thống thông tin – Trường Đại học Kinh tế – Luật. Hai ngành này có các điểm giống và khác như sau:
Giống nhau: Cả hai ngành đều thuộc nhóm ngành Kinh doanh – Quản lý, chương trình đào tạo của hai ngành có 50-60% môn học giống nhau, cùng trang bị cho sinh viên các kiến thức chung về kinh doanh, quản lý, và các giải pháp công nghệ thông tin ứng dụng trong quản trị doanh nghiệp.
Khác nhau:
– Ngành Hệ thống thông tin quản lý hướng về các giải pháp quản trị bên trong doanh nghiệp như: Hệ thống ERP, Hệ thống phần mềm kế toán, Hệ thống quản lý sản xuất, Chuỗi cung ứng, Quản lý nhân sự, Quản lý kho, Quản lý bán hàng, Mua hàng,…
– Ngành Thương mại điện tử hướng về các giải pháp quản trị và kinh doanh trên nền tảng Internet và thiết bị số như thương mại điện tử, phát triển kinh doanh trực tuyến, marketing điện tử, thanh toán điện tử, quản lý bán lẻ trực tuyến, phát triển thương mại di động, phân tích dữ liệu trong thương mại điện tử như dữ liệu web, dữ liệu mạng xã hội, dữ liệu marketing, chuỗi cung ứng thương mại điện tử…
Nhìn chung, hai ngành này đào tạo chuyên môn về hai lĩnh vực quan trọng nhất của một doanh nghiệp khi ứng dụng công nghệ thông tin, hầu hết các doanh nghiệp trung bình và doanh nghiệp lớn đều có khai thác hiệu quả của cả hai mảng lĩnh vực trên.
Thương mại điện tử (E-Commerce) là hình thức kinh doanh sử dụng nền tảng công nghệ thông tin cùng với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, thanh toán, trao đổi thông tin trực tuyến.
Chương trình đào tạo ngành Thương mại điện tử cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên sâu của thương mại điện tử, các phương pháp phân tích, thiết kế hệ thống kinh doanh trực tuyến, kế toán, tiếp thị, thanh toán điện tử, nền kinh tế điện tử, công nghệ web và mạng xã hội, đặc điểm người sử dụng web,… kỹ năng phân tích, tổng hợp, lập giải pháp, triển khai khả năng tư duy, rèn luyện đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp.
Chương trình Thương mại điện tử cung cấp nhiều kỹ năng cho người học, bao gồm kỹ năng lập kế hoạch, phân tích, thiết kế, tư vấn và triển khai các giải pháp Thương mại điện tử nhằm giải quyết các vấn đề kinh doanh, quản lý, chuyển đổi số và đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Để học ngành thương mại điện tử, người học cần có niềm đam mê, sáng tạo và nhiệt tình học hỏi, có khả năng thích ứng công nghệ, kinh doanh. Ngoài ra thương mại điện tử cũng đòi hỏi kỹ năng giao tiếp, sáng tạo, làm việc nhóm.
Đào tạo cử nhân ngành Hệ thống thông tin quản lý với chuyên ngành Kinh doanh số và trí tuệ nhân tạo có đầy đủ kiến thức chuyên môn cần thiết kết hợp giữa kinh tế, công nghệ thông tin và toán nhằm nắm vững các quy trình kinh doanh để thu thập, tổ chức quản lý và phân tích dữ liệu trong kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Chương trình đào tạo tập trung vào những kiến thức chuyên sâu về thu thập, quản lý và phân tích dữ liệu, kỹ thuật khai phá dữ liệu, các công nghệ trong trí tuệ nhân tạo, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực kinh doanh và quản lý như kinh doanh, marketing, quản lý chuỗi cung ứng, quản trị khách hàng, bán lẻ, nhân sự và tài chính, các công nghệ chuyển đổi số và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững. Ngoài kiến thức và kỹ năng chuyên môn, các kỹ năng mềm – kỹ năng làm việc trong môi trường toàn cầu, ngoại ngữ cũng được chú trọng đào tạo để sinh viên ra trường có thích ứng nhanh với môi trường làm việc.
Sinh viên theo học chuyên ngành kinh doanh số và trí tuệ nhân tạo ngoài kiến thức chuyên môn vững chắc còn được trang bị các kỹ năng và phẩm chất cá nhân đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên số. Các kỹ năng được đào tạo được tích hợp trong các môn học, các kỹ năng tiếp cận và khai thác hiệu quả các phương tiện – công nghệ mới như Internet, Mạng xã hội, cơ sở dữ liệu, Chatbot, trợ lý ảo,…Các kỹ năng phát triển tư duy và học tập như tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, kỹ năng tự học theo chương trình CDIO, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình,… đều được trang bị và thực hành thường xuyên trong các môn học. Ngoài ra, các kỹ năng làm việc trong môi trường toàn cầu như: kỹ năng làm việc nhóm đa văn hóa, kỹ năng làm việc nhóm ảo với các công cụ quản lý nhóm hiện đại, năng lực tư vấn, lựa chọn giải pháp, đề xuất và triển khai các giải pháp chuyển đổi số, ứng dụng CNTT, trí tuệ nhân tạo trong doanh nghiệp cũng được trang bị cho sinh viên. Ngoài ra, mức điểm, yêu cầu của chuẩn đầu ra mục tiêu được thiết kế phù hợp với mục tiêu đào tạo của chương trình.
Học ngành Kế toán-Kiểm toán ở Trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL) không học nhiều toán như nhiều người nghĩ. Toán chỉ là một môn học trong chương trình đào tạo như các môn học khác. Và nội dung học là toán ứng dụng sử dụng cho kinh tế nói chung.