Ngành Luật Thương mại quốc tế là gì? Ra trường làm nghề gì?

Trong thời đại kinh tế mở cửa như hiện nay, các lĩnh vực quan trọng liên quan đến quốc tế là những yếu tố không thể thiếu vì sự phát triển của kinh tế trong nước phụ thuộc vào nền kinh tế quốc tế. Vì vậy, đã xuất hiện nhiều ngành mới thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ, trong đó có ngành Luật Thương mại quốc tế. Mặc dù ngành này khá phổ biến ở Việt Nam, nhưng không phải ai cũng biết rõ về nội dung và cơ hội nghề nghiệp của ngành này. Hãy cùng tìm hiểu về ngành Luật Thương mại quốc tế tại UEL qua bài viết dưới đây!
ngành luật thương mại quốc tế là gì

Trong thời đại kinh tế mở cửa như hiện nay, các lĩnh vực quan trọng liên quan đến quốc tế là những yếu tố không thể thiếu vì sự phát triển của kinh tế trong nước phụ thuộc vào nền kinh tế quốc tế. Vì vậy, đã xuất hiện nhiều ngành mới thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ, trong đó có ngành Luật Thương mại quốc tế. Mặc dù ngành này khá phổ biến ở Việt Nam, nhưng không phải ai cũng biết rõ về nội dung và cơ hội nghề nghiệp của ngành này. Hãy cùng tìm hiểu về chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế tại UEL qua bài viết dưới đây!

Thương mại quốc tế là gì?

Thương mại quốc tế ban đầu chỉ là hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia nhằm mang lại lợi ích. Tuy nhiên, với sự phát triển của kinh tế quốc tế, thương mại quốc tế ngày càng được coi trọng và hiểu rộng hơn, bao gồm cả các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa vô hình, dịch vụ hay đầu tư vì mục đích sinh lợi. Theo khái niệm của ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế, thương mại quốc tế bao gồm các hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế, từ mua bán hàng hóa hữu hình đến các dịch vụ như bảo hiểm, tài chính, tín dụng, chuyển giao công nghệ, thông tin, vận tải, du lịch.

Xem thêm: Chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế tiếng Anh tại Trường Đại học Kinh Tế – Luật

Theo Luật Thương mại Việt Nam năm 2005, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Tóm lại, thương mại quốc tế là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác diễn ra giữa các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ.

Ngành Luật Thương mại quốc tế là gì?

Ngành Luật Thương mại quốc tế là một ngành học chuyên nghiên cứu và đào tạo về luật và các quy tắc điều chỉnh các hoạt động thương mại giữa các quốc gia. Đây là cơ sở để hoạt động kinh doanh xuyên biên giới giữa các quốc gia và doanh nghiệp được diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, Luật Thương mại quốc tế khá phức tạp vì liên quan đến rất nhiều ngành luật khác nhau như luật kinh doanh, luật thương mại, luật thanh toán quốc tế, luật công ty và công ước quốc tế, luật của các quốc gia. Nắm được Luật Thương mại quốc tế là gì sẽ giúp hiểu rõ vai trò của ngành này trong mối quan hệ hợp tác và phát triển giữa các quốc gia, đồng thời nâng cao tình hữu nghị giữa các quốc gia. Luật Thương mại quốc tế sẽ điều chỉnh các hoạt động thương mại giữa các quốc gia và giữa các chủ thể ở hai quốc gia khác nhau.

Xem thêm:

Ngành Luật Thương mại quốc tế ra trường làm gì? Cơ hộ việc làm

Hiện nay, sự phát triển của công nghệ thông tin và kinh tế quốc tế đã tạo ra một sự phát triển mạnh mẽ. Điều này đã thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia. Do đó, hệ thống pháp Luật Thương mại quốc tế trở nên vô cùng quan trọng và cung cấp nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành Luật Thương mại quốc tế

  1. Làm việc trong các công ty luật và văn phòng luật:
    • Sinh viên có thể tham gia vào các công ty luật tư nhân, văn phòng luật để giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại.
  2. Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp quốc tế:
    • Cơ hội làm việc trong văn phòng luật sư, công ty luật để tư vấn cho doanh nghiệp về các hợp đồng thương mại quốc tế.
  3. Nghiên cứu và biên tập về Luật thương mại:
    • Sinh viên có thể trở thành chuyên gia nghiên cứu về Luật Thương mại quốc tế hoặc làm biên tập viên về các vấn đề pháp luật liên quan.
  4. Giảng dạy và nghiên cứu:
    • Cơ hội làm việc trong các Viện Kinh tế, Viện Nghiên cứu về Nhà nước và Pháp luật hoặc trở thành giảng viên giảng dạy về Luật thương mại tại các trường đại học và cao đẳng.
  5. Luật sư thương mại quốc tế và tham gia tranh tụng:
    • Sinh viên có thể trở thành luật sư chuyên nghiệp trong lĩnh vực thương mại quốc tế, tham gia tranh tụng tại các phiên tòa giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.
  6. Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai:
    • Ngành Luật Thương mại quốc tế được đánh giá là có triển vọng nghề nghiệp cao trong tương lai.

Mức lương ngành Luật Thương Mại Quốc Tế là bao nhiêu?

Các ngành kinh tế liên quan có thu nhập cao hơn so với các ngành khác, doanh nghiệp luôn cạnh tranh với nhau. Ngoài lương cơ bản, nhân viên còn được thưởng tiền hoa hồng theo dự án.

Các vị trí làm việc dành cho nhân viên mới hoặc có ít kinh nghiệm thường có mức lương dao động từ 5.000.000 đến 9.000.000 triệu đồng/tháng. Khi bạn đã tích lũy đủ kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và nâng cao kỹ năng, có thể đạt được mức thu nhập cao hơn, trong khoảng từ 12.000.000 đến 50.000.000 triệu đồng/tháng.

Vị tríMức lương trung bình (Mang tính chất tham khảo)
Chuyên viên xuất nhập khẩuTừ 10.000.000 triệu đồng/tháng trở lên
Chuyên viên kinh doanh quốc tếTừ 15.000.000 triệu đồng/tháng trở lên
Chuyên viên marketing quốc tếTừ 12.000.000 triệu đồng/tháng trở lên
Giám đốc thương mại quốc tếTừ 50.000.000 triệu đồng/tháng trở lên

Lưu ý: Mức lương trung bình trên chỉ mang tính chất tham khảo, mức lương cụ thể còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, kinh nghiệm, năng lực và quy mô doanh nghiệp.

Mức lương của <strong>Ngành Luật Thương Mại Quốc Tế</strong> tương đối cao 
Mức lương của ngành Luật Thương mại quốc tế tương đối cao 

Ngành Luật Thương mại quốc tế học ở đâu tốt nhất?

Khi làm việc trong lĩnh vực pháp lý và tư vấn luật, những người có bằng cử nhân Luật Thương mại quốc tế sẽ đảm nhiệm nhiều công việc liên quan đến tư vấn đầu tư ở thị trường quốc tế, cung cấp thông tin chính xác về luật pháp của quốc gia đó và những lưu ý khác để mở rộng thị trường. Họ cũng đại diện cho các doanh nghiệp hoặc các tổ chức xử lý các vụ kiện cáo, tranh chấp pháp lý và nhiều công việc khác.

Đối với những ai muốn theo nghề này, bằng cử nhân trở lên là một yêu cầu bắt buộc. Học tại những môi trường giáo dục tốt cũng sẽ giúp bạn có đầy đủ kiến thức và dễ dàng tìm việc làm sau này. Hiện nay, 5 trường đào tạo Luật Thương mại quốc tế được đánh giá cao bao gồm:

  1. Trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL)
  2. Trường Đại học Ngoại Thương (FTU)
  3. Trường Đại học Luật Hà Nội (LU)
  4. Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (KSTN)
  5. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (LSH)
Cán bộ trường UEL chụp ảnh tại ngày hội Tư vấn Tuyển sinh
Cán bộ trường UEL chụp ảnh tại ngày hội Tư vấn tuyển sinh

Luật Thương mại quốc tế là một ngành năng động, có nhiều cơ hội việc làm và mức lương cao, vì vậy nhiều bạn trẻ đã chọn nghề này làm mục tiêu. Nếu bạn có thể đỗ vào những môi trường giáo dục tốt, và làm việc chăm chỉ, nỗ lực và kiên nhẫn, ngành Luật Thương mại quốc tế sẽ là một lựa chọn lý tưởng và xứng đáng để bạn theo đuổi.

Ngành Luật Thương mại quốc tế thi khối nào? Tổ hợp môn nào?

Tùy theo từng trường đại học, cao đẳng sẽ có quy định khác nhau về tổ hợp xét tuyển ngành/chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế. Thí sinh cần tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của các trường để lựa chọn tổ hợp thi sao cho phù hợp.

Năm 2025, Trường Đại học Kinh tế – Luật tuyển sinh Chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế theo 5 tổ hợp:

  • Toán – Vật lý – Hóa học (A00)
  • Toán – Tiếng Anh – Vật lý (A01)
  • Toán – Tiếng Anh – Ngữ văn (D01)
  • Toán – Tiếng Anh – Hóa học (D07)
  • Toán – Tiếng Anh – Tin học (X26)
  • Toán – Tiếng Anh – Giáo dục kinh tế và pháp luật (X25)

Tại sao nên chọn ngành Luật Thương mại quốc tế?

Sinh viên học Ngành/Chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế sẽ được trang bị kiến thức chuyên ngành vững chắc về các quy định, luật pháp liên quan đến trao đổi, giao dịch hàng hóa và chuyển giao công nghệ với các đối tác và khách hàng quốc tế. Cụ thể, sinh viên phải học về pháp luật của tổ chức thương mại thế giới WTO, pháp luật của các quốc gia mà doanh nghiệp của bạn đang hợp tác, thiết chế thương mại khu vực, hợp đồng thương mại, tranh chấp thương mại và các hiệp định liên quan đến hợp tác thương mại của các đối tác tiềm năng của Việt Nam như Nhật Bản, EU, Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Luật thương mại quốc tế  là một trong những ngành có nhu cầu nhân lực cao
Luật Thương mại quốc tế là một trong những ngành có nhu cầu nhân lực cao

Bên cạnh đó, sinh viên Ngành/Chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế cũng sẽ được tiếp cận với kiến thức đại cương bao gồm ngoại ngữ, tin học, môn tư tưởng – chính trị và nhập môn ngành Luật. Ngoài ra, các kỹ năng mềm cần thiết để phục vụ cho quá trình làm việc của sinh viên như kỹ năng giao tiếp, đàm phán, giải quyết vấn đề, sáng tạo và khả năng thích nghi ở các môi trường mới cũng được một số trường đại học tích cực trang bị cho sinh viên. 

Cách thức xét tuyển ngành/Chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế

Ngành Luật Thương mại quốc tế được xét tuyển theo nhiều phương thức khác nhau. Tùy vào các đơn vị giáo dục và hình thức tuyển sinh hàng năm sẽ có sự khác nhau trong các phương thức xét tuyển. Vì vậy, thí sinh phải tìm hiểu thông tin tuyển sinh chính thống từ các Trường để kịp thời nắm bắt thông xin.

Năm 2025, Trường Đại học Kinh tế – Luật dự kiến tuyển sinh theo 3 phương thức:

  • Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng.
  • Phương thức 2: Xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG-HCM 2025
  • Phương thức 3: Xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Chi tiết TẠI ĐÂY

Học ngành/Chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế là học những gì?

Sinh viên học chuyên ngành/Chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức giáo dục đại cương, bao gồm các nhóm môn học về ngoại ngữ, toán, tin học, môn tư tưởng và các môn học nền tảng về luật.

Học Chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế tại Trường Đại học Kinh tế – Luật là học về các quy định pháp luật điều chỉnh các hoạt động thương mại giữa các quốc gia. Chuyên ngành học này bao gồm các kiến thức về luật thương mại quốc tế, luật đầu tư quốc tế, giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, hợp đồng thương mại quốc tế, luật hải quan và vận chuyển quốc tế, cũng như các cơ chế điều tiết thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các hiệp định thương mại tự do (FTA), và luật pháp của các khối kinh tế khu vực như ASEAN, EU, CPTPP…

Sinh viên theo học chuyên ngành này tại Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG-HCM sẽ được trang bị:

  • Kiến thức nền tảng về pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế, đặc biệt là các quy định liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, logistics, thuế quan, đầu tư nước ngoài và các hình thức hợp tác kinh tế xuyên biên giới.
  • Kỹ năng phân tích, tư vấn và đàm phán trong bối cảnh quốc tế, phục vụ cho các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế.
  • Khả năng sử dụng tiếng Anh pháp lý chuyên ngành, thông qua việc học các môn bằng tiếng Anh, nghiên cứu tài liệu quốc tế, và tham gia các phiên tòa giả địnhmô phỏng tranh chấp thương mại quốc tế.
  • Chương trình đào tạo cũng chú trọng phát triển tư duy phản biện, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng nghiên cứu pháp lý và hiểu biết đa văn hóa – những yếu tố then chốt để làm việc hiệu quả trong môi trường pháp lý quốc tế.
Cân nhắc sở trường, năng lực để chọn ngành học phù hợp
Cân nhắc sở trường, năng lực để chọn ngành học phù hợp

Ngoài ra, sinh viên khi theo học chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế sẽ được rèn luyện nhiều kỹ năng mềm quan trọng cho công việc. Điều này bao gồm kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, đàm phán, giải quyết vấn đề, tự tin và khả năng thích nghi với môi trường quốc tế. Sinh viên cũng sẽ được rèn luyện các kỹ năng quý giá khác như viết luận tốt, suy nghĩ nghiêm túc, xử lý thông tin nhanh chóng và khả năng đánh giá rủi ro.

Tố chất cần có để học ngành/Chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế

Để trở thành một sinh viên ngành/chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế và sau này làm việc trong lĩnh vực này, bạn cần phải có những phẩm chất sau:

  • Hiểu biết sâu rộng về luật pháp, văn hóa, kinh tế – xã hội của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia mà doanh nghiệp của bạn đang hợp tác.
  • Nhạy bén với các thông tin mới.
  • Năng động và sáng tạo.
  • Có khả năng giao tiếp tốt và thành thạo sử dụng Tiếng Anh (hoặc một số ngôn ngữ nước ngoài phổ biến khác).
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt.
  • Chủ động trong công việc.
Phẩm chất năng động, sáng tạo,... cần thiết để học <strong>Ngành Luật Thương Mại Quốc Tế</strong> 

Bên cạnh đó, bạn cũng cần sở hữu một số kỹ năng có liên quan đến ngành Luật. Có thể kể đến như:

  • Kỹ năng đọc hiểu: Giúp sinh viên tiếp thu kiến thức tốt nhất từ các tài liệu, giảng viên,…
  • Kỹ năng viết: Có thể viết các văn bản pháp luật, luận văn,…
  • Kỹ năng thuyết trình: Trình bày vấn đề pháp lý một cách thuyết phục
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Giải quyết các vấn đề gặp phải một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL) đào tạo Chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế

Chuyên Nngành Luật Thương Mmại Qquốc Ttế

Trường Đại học Kinh tế – Luật là một trong những trường đại học hàng đầu về đào tạo luật tại Việt Nam. Chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế của trường được đào tạo theo hướng ứng dụng, nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng và tố chất cần thiết để làm việc trong lĩnh vực kinh tế – và luật.

UEL - Trường ĐH hàng đầu về đào tạo kinh tế, kinh doanh và luật tại Việt Nam
UEL – Trường Đại học hàng đầu về đào tạo kinh tế, kinh doanh và luật tại Việt Nam
  • Đội ngũ giảng viên

Trường Đại học Kinh tế – Luật có đội ngũ giảng viên giỏi, giàu kinh nghiệm, bao gồm các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ. Các giảng viên của trường đều có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và luật.

  • Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo ngành luật kinh tế của Trường Đại học Kinh tế – Luật được thiết kế theo hướng ứng dụng, nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng và tố chất cần thiết để làm việc trong lĩnh vực kinh tế – pháp luật. Chương trình đào tạo được cập nhật thường xuyên để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

  • Cơ sở vật chất

Trường Đại học Kinh tế – Luật có cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên. Trường có hệ thống phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện,… được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại.

  • Môi trường học tập

Trường Đại học Kinh tế – Luật có môi trường học tập năng động, sáng tạo. Trường có nhiều hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ,… giúp sinh viên phát huy tối đa khả năng của mình.

Ngoài ra, UEL còn có đào tạo chương trình liên kết quốc tế. Ngành Luật Thương mại quốc tế là một ngành học có nhiều cơ hội việc làm và triển vọng phát triển. Nếu bạn có khả năng tư duy logic và phân tích tốt, khả năng giao tiếp tốt, khả năng ngoại ngữ tốt và khả năng thích ứng cao, thì ngành/Chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế là một lựa chọn phù hợp cho bạn. Trường Đại học Kinh tế – Luật là một chỉ uy tín, chất lượng giúp bạn chạm tay đến công việc mơ ước của bản thân.

Chia sẻ bài viết
Facebook
Twitter
LinkedIn
WhatsApp