Chương trình Thạc sĩ ngành Kinh tế chính trị Trường Đại học Kinh tế – Luật 

Chương trình thạc sĩ Kinh tế chính trị tại Trường Đại học Kinh tế – Luật được thiết kế nhằm đào tạo các nhà nghiên cứu và chuyên gia có khả năng phân tích sâu sắc về các vấn đề kinh tế, chính trị trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Thạc sĩ kinh tế chính trị

Chương trình thạc sĩ Kinh tế chính trị tại Trường Đại học Kinh tế – Luật được thiết kế nhằm đào tạo các nhà nghiên cứu và chuyên gia có khả năng phân tích sâu sắc về các vấn đề kinh tế, chính trị trong bối cảnh toàn cầu hóa. Chương trình cung cấp nền tảng lý thuyết vững chắc kết hợp với các kỹ năng thực tiễn, giúp học viên giải quyết các thách thức về quản lý kinh tế, hoạch định chính sách và phát triển xã hội.

Mục tiêu đào tạo thạc sĩ ngành Kinh tế chính trị

Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị của Khoa Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế – Luật nhằm trang bị cho người học những kiến thức chuyên sâu về kinh tế chính trị để có thể độc lập trong làm việc, nghiên cứu.

chương trình thạc sĩ kinh tế chính trị
Người học thạc sĩ Kinh tế chính trị có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực

Người học có năng lực phân tích, luận giải các vấn đề kinh tế – chính trị – xã hội, tích cực tham gia vào công tác phản biện xã hội và có khả năng vận dụng những kiến thức chuyên môn để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn công việc và cuộc sống.

Xem thêm:

Điều kiện tham gia chương trình thạc sĩ Kinh tế chính trị

Năm 2024, Để tham gia chương trình thạc sĩ Kinh tế chính trị, người học phải đáp ứng 02 điều kiện cơ bản như sau:

  • Điều kiện về bằng đại học: Người dự tuyển thạc sĩ Kinh tế chính trị cần tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp Đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp theo quy định hoặc đã hoàn thành chương trình học bổ sung kiến thức trước khi tham gia dự tuyển theo quy định. Đối với người dự tuyển đăng ký dự tuyển vào chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu phải có học lực đạt loại khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu theo danh mục tạp chí khoa học được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận tại Quyết định số 25/QĐ-HĐGSNN ngày 05 tháng 7 năm 2024.  
  • Điều kiện và ngoại ngữ: Người dự tuyển cần có chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Cấu trúc chương trình đào tạo Thạc sĩ Kinh tế chính trị

Chương trình đào tạo ngành Kinh tế chính trị được cấu trúc: tổng số tín chỉ là 60 tín chỉ (không bao gồm ngoại ngữ), trong đó:

STT NỘI DUNG SỐ TÍN CHỈ
1 Khối kiến thức chung (bắt buộc) 7 tín chỉ
2 Phần kiến thức cơ sở và ngành:   
  • Các học phần bắt buộc  
  • Các học phần tự chọn 
38 tín chỉ
3 Luận văn (đối với chương trình định hướng nghiên cứu) hoặc Thực tập, Đề án (đối với chương trình định hướng ứng dụng) 15 tín chỉ

Danh mục các môn học tham khảo

Chương trình đào tạo thạc sĩ Kinh tế chính trị được chia thành chương trình định hướng nghiên cứu và chương trình định hướng ứng dụng.

Danh mục môn học chương trình định hướng nghiên cứu (tham khảo):

STT TÊN HỌC PHẦN BẮT BUỘC SỐ TÍN CHỈ
1 Phương pháp nghiên cứu khoa học x 3
2 Các lý thuyết kinh tế hiện đại 3
3 Chính sách phát triển công nghiệp 2
4 Kinh tế hành vi 2
5 Kinh tế vi mô nâng cao x 3
6 Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2
7 Toàn cầu hóa và quan hệ kinh tế quốc tế 3
8 Triết học x 4
9 Kinh tế học các vấn đề xã hội x 3
10 Kinh tế chính trị nâng cao x 3
11 Kinh tế đổi mới sáng tạo 3
12 Kinh tế vĩ mô nâng cao x 3
13 Thẩm định dự án đầu tư 2
14 Chính trị học 2
15 Chính sách công 3
16 Chính sách đất đai 2
17 Kinh tế lao động nâng cao 2
18 Kinh tế phát triển nâng cao x 3
19 Pháp luật về đầu tư 2
20 Kinh tế chính trị thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam x 3
21 Kinh tế chính trị quốc tế 2
22 Kinh tế học thể chế x 3
23 Chính sách phát triển kinh tế vùng và địa phương x 3
24 Lãnh đạo trong khu vực công 2
25 Luận văn thạc sĩ x 15

Danh mục môn học chương trình định hướng ứng dụng (tham khảo):

STT TÊN HỌC PHẦN BẮT BUỘC SỐ TÍN CHỈ
1 Phương pháp nghiên cứu khoa học x 3
2 Các lý thuyết kinh tế hiện đại 3
3 Chính sách phát triển công nghiệp 2
4 Kinh tế hành vi 2
5 Kinh tế vi mô nâng cao x 3
6 Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2
7 Toàn cầu hóa và quan hệ kinh tế quốc tế 3
8 Triết học x 4
9 Kinh tế học các vấn đề xã hội x 3
10 Kinh tế chính trị nâng cao x 3
11 Kinh tế đổi mới sáng tạo 3
12 Kinh tế vĩ mô nâng cao x 3
13 Thẩm định dự án đầu tư 2
14 Chính trị học 2
15 Chính sách công 3
16 Chính sách đất đai 2
17 Kinh tế lao động nâng cao 2
18 Kinh tế phát triển nâng cao x 3
19 Pháp luật về đầu tư 2
20 Kinh tế chính trị thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam x 3
21 Kinh tế chính trị quốc tế 2
22 Kinh tế học thể chế x 3
23 Chính sách phát triển kinh tế vùng và địa phương x 3
24 Lãnh đạo trong khu vực công 2
25 Thực tập x 6
26 Đề án tốt nghiệp x 9

Phương thức tuyển sinh thạc sĩ Kinh tế chính trị

Năm 2024, Trường Đại học Kinh tế – Luật đang tổ chức xét tuyển trình độ thạc sĩ theo phương thức xét tuyển kết hợp phỏng vấn

Những hồ sơ cần phải nộp khi tuyển sinh thạc sĩ Kinh tế chính trị

Người dự tuyển cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ khi đăng ký tham gia dự tuyển trình độ thạc sĩ tại Trường Đại học Kinh tế – Luật

danh mục hồ sơ thạc sĩ kinh tế chính trị

Chuẩn đầu ra của thạc sĩ Kinh tế chính trị

Người học chương trình thạc sĩ Kinh tế chính trị cần đáp ứng chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm.

Chuẩn đầu ra kiến thức

  • Áp dụng kiến thức khoa học xã hội và liên ngành về kinh tế, luật để phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề thực tiễn.
  • Áp dụng kiến thức chuyên ngành kinh tế chính trị để phân tích và giải quyết các vấn đề về kinh tế; tư vấn, phản biện các chính sách kinh tế,  các chương trình, dự án của doanh nghiệp, địa phương, vùng, quốc gia và giải quyết các vấn đề tại cơ quan, đơn vị mình đang công tác.
chuẩn đầu ra thạc sĩ kinh tế chính trị
Người học cần đáp ứng chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm

Chuẩn đầu ra kỹ năng 

  • Tư vấn và phản biện tốt các vấn đề kinh tế của doanh nghiệp, địa phương, vùng, quốc gia.
  • Sử dụng thành thạo công cụ, phần mềm chuyên dụng vào công việc chuyên môn và kỹ năng ngoại ngữ tốt phục vụ học tập, nghiên cứu và hội nhập.
  • Lãnh đạo, làm việc nhóm hiệu quả. Trình bày mạch lạc, giao tiếp theo các chuẩn mực xã hội, thích ứng với các yêu cầu mới.

Chuẩn đầu ra mức độ tự chủ và trách nhiệm

  • Tự học tập, nghiên cứu và làm việc độc lập, linh hoạt và suốt đời
  • Tham gia tích cực vào các hoạt động cộng đồng và phụng sự xã hội. Tuân thủ chặt chẽ quy định nghề nghiệp, chuẩn mực xã hội, chính sách và pháp luật nhà nước, quốc tế.

Cơ hội việc làm sau khi hoàn thành chương trình thạc sĩ Kinh tế chính trị

  • Giảng viên giảng dạy môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Lịch sử các học thuyết kinh tế trong các trường Cao đẳng, trường Chính trị các tỉnh.
  • Đảm nhận các công việc trong các cơ quan chính quyền, cơ quan Đảng và các tổ chức đoàn thể trung ương đến địa phương.
  • Nhà nghiên cứu, tư vấn, phản biện chính sách kinh tế của doanh nghiệp, địa phương, vùng và quốc gia.
  • Đảm nhận công việc ở bộ phận chiến lược tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước. 
cơ hội việc làm sau học thạc sĩ kinh tế chính trị
Người học có nhiều cơ hội việc làm sau khi hoàn thành chương trình thạc sĩ Kinh tế chính trị

Thời gian học chương trình thạc sĩ Kinh tế chính trị

Năm 2024, Trường Đại học Kinh tế – Luật đang triển khai các chương trình đào tạo thạc sĩ linh hoạt trong 18 tháng và 24 tháng. Sau khi trúng tuyển, học viên có thể lựa chọn và đăng ký thời gian đào tạo phù hợp tại Phòng Sau đại học và Khoa học công nghệ.

chương trình đào tạo thạc sĩ kinh tế chính trị 1
chương trình đào tạo thạc sĩ kinh tế chính trị 2
Kế hoạch học tập dự kiến khóa 2024 của phương án 18 tháng và 24 tháng 
Chia sẻ bài viết
Facebook
Twitter
LinkedIn
WhatsApp