Chương trình thạc sĩ Kế toán tại Trường Đại học Kinh tế – Luật 

Chương trình thạc sĩ Kế toán tại Trường Đại học Kinh tế – Luật cung cấp cho người học những kiến thức chuyên sâu, kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, giúp học viên nắm vững các nguyên tắc kế toán hiện đại.
chương trình thạc sĩ kế toán

Chương trình thạc sĩ Kế toán tại Trường Đại học Kinh tế – Luật cung cấp cho người học những kiến thức chuyên sâu, kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, giúp học viên nắm vững các nguyên tắc kế toán hiện đại. Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và cơ sở vật chất tiên tiến, học viên sẽ được trang bị những kỹ năng phân tích tài chính và quản trị hiệu quả. 

Chương trình thạc sĩ Kế toán cung cấp cho người học nhiều kiến thức chuyên sâu
Chương trình thạc sĩ Kế toán cung cấp cho người học nhiều kiến thức chuyên sâu

Mục tiêu đào tạo thạc sĩ Kế toán

Chương trình đào tạo thạc sĩ kế toán được xây dựng nhằm mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có năng lực tổ chức, nghiên cứu, phân tích, đánh giá các thông tin trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Học viên tốt nghiệp chương trình thạc sĩ kế toán theo định hướng nghiên cứu và ứng dụng đáp ứng được nhiều vị trí quan trọng trong lĩnh vực tại doanh nghiệp.

Học viên tốt nghiệp thạc sĩ kế toán đáp ứng nhiều vị trí công việc tại các doanh nghiệp
Học viên tốt nghiệp thạc sĩ kế toán đáp ứng nhiều vị trí công việc tại các doanh nghiệp

Xem thêm:

Điều kiện đăng ký dự tuyển chương trình thạc sĩ Kế toán 

Để tham gia chương trình thạc sĩ Kế toán, người học phải đáp ứng 02 điều kiện cơ bản như sau:

  • Điều kiện về bằng đại học: Người dự tuyển thạc sĩ Kế toán cần tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp Đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp theo quy định. Đối với người dự tuyển đăng ký dự tuyển vào chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu phải có học lực đạt loại khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu theo danh mục tạp chí khoa học được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận tại Quyết định số 25/QĐ-HĐGSNN ngày 05 tháng 7 năm 2024.  
  • Điều kiện và ngoại ngữ: Người dự tuyển cần có chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Phương thức xét tuyển: Năm 2024, Trường Đại học Kinh tế – Luật đang tổ chức xét tuyển theo phương thức xét tuyển kết hợp phỏng vấn.

Cấu trúc chương trình đào tạo thạc sĩ Kế toán

Chương trình đào tạo thạc nghĩ ngành Kế toán có tổng cộng 60 tín chỉ (không bao gồm tín chỉ ngoại ngữ). Bao gồm 3 phần chính

  • Khối kiến thức chung (bắt buộc): 7 tín chỉ
  • Phấn kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 38 tín chỉ 
  • Luận văn (đối với chương trình nghiên cứu): 15 tín chỉ
  • Thực tập – đề án (đối với chương trình ứng dụng): 15 tín chỉ

Danh mục các môn học 

Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Kế toán tại trường Đại học Kinh tế – Luật được chia thành 2 chương trình định hướng nghiên cứu và ứng dụng. Danh mục môn học của hai định hướng cụ thể như sau:

Các môn học chương trình định hướng nghiên cứu tham khảo:

STT Tên học phần Bắt buộc Số tín chỉ
1 Lý thuyết kế toán x 3
2 Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kế toán và kiểm toán x 3
3 Quản trị chiến lược 2
4 Kinh tế học quản lý 2
5 Phương pháp nghiên cứu khoa học x 3
6 Pháp luật về công ty 2
7 Triết học x 4
8 Kế toán công 2
9 Kế toán tài chính nâng cao x 2
10 Thuế và quản lý thuế nâng cao 2
11 Kiểm toán x 3
12 Hợp nhất báo cáo tài chính 2
13 Kế toán quốc tế 2
14 Tài chính quốc tế 2
15 Kinh tế lượng và ứng dụng x 3
16 Kế toán quản trị x 3
17 Kiểm soát và kiểm toán nội bộ 2
18 Phân tích báo cáo tài chính 2
19 Phân tích dữ liệu kế toán và kiểm toán nâng cao x 3
20 Quản trị rủi ro tài chính 2
21 Quản trị tài chính 2
22 Hệ thống thông tin kế toán 2
23 Luận văn thạc sĩ x 15

Các môn học chương trình định hướng ứng dụng tham khảo:

STT Tên học phần Bắt buộc Số tín chỉ
1 Lý thuyết kế toán x 3
2 Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kế toán và kiểm toán x 3
3 Quản trị chiến lược 2
4 Kinh tế học quản lý 2
5 Phương pháp nghiên cứu khoa học x 3
6 Pháp luật về công ty 2
7 Triết học x 4
8 Kế toán công 2
9 Kế toán tài chính nâng cao x 2
10 Thuế và quản lý thuế nâng cao 2
11 Kiểm toán x 3
12 Hợp nhất báo cáo tài chính 2
13 Kế toán quốc tế 2
14 Tài chính quốc tế 2
15 Kinh tế lượng và ứng dụng x 3
16 Kế toán quản trị x 3
17 Kiểm soát và kiểm toán nội bộ 2
18 Phân tích báo cáo tài chính 2
19 Phân tích dữ liệu kế toán và kiểm toán nâng cao x 3
20 Quản trị rủi ro tài chính 2
21 Quản trị tài chính 2
22 Hệ thống thông tin kế toán 2
23 Thực tập x 6
24 Đề án tốt nghiệp x 9

Những hồ sơ cần phải nộp khi tuyển sinh thạc sĩ Kế toán 

Danh mục hồ sơ cần nộp khi đăng ký thạc sĩ kế toán

Chuẩn đầu ra của thạc sĩ kế toán 

Người học chương trình thạc sĩ Kế toán cần đáp ứng chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm. Cụ thể:

Chuẩn đầu ra kiến thức: 

  • Đưa ra nhận định, phán quyết của bản thân trong việc lựa chọn thích hợp kiến thức ngành kinh tế và kinh doanh để hỗ trợ cho việc học tập, xử lý công việc và nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán.
  • Độc lập và quyết đoán trong việc vận dụng kiến thức chuyên ngành để xử lý các vấn đề trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán trong môi trường hội nhập quốc tế về kế toán.

Chuẩn đầu ra kỹ năng:

  • Thể hiện khả năng xác định vấn đề nghiên cứu, thiết kế và thực hiện công việc nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán.
  • Thể hiện khả năng nhận diện những yếu kém đối với công tác tổ chức và quản lý hoạt động trong nghề nghiệp kế toán và kiểm toán.
  • Lựa chọn công nghệ thông tin tiên tiến trong lĩnh vực kế toán kiểm toán phù hợp với đặc điểm và yêu cầu phát triển của đơn vị
  • Xét đoán trong việc vận dụng các kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm phù hợp để đưa ra quyết định nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.
  • Đánh giá và phản biện các quy định, chính sách  liên quan đến nghề nghiệp kế toán kiểm toán.

Mức tự chủ và trách nhiệm:

  • Thể hiện khả năng lập kế hoạch và thực hiện tự học, tự nghiên cứu  suốt đời, khả năng lũy kinh nghiệm phát triển nghề nghiệp cá nhân
  • Phát triển đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ luật pháp và tiêu chuẩn nghề nghiệp và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.

Cơ hội việc làm sau khi hoàn thành chương trình thạc sĩ Kế toán

Sau khi tốt nghiệp chương trình thạc sĩ kế toán, học viên có thể đảm nhận các vị trí công việc sau:

  • Giảng dạy kế toán, kiểm toán tại các trường đại học, cao đẳng;
  • Chuyên gia nghiên cứu có khả năng khám phá, công bố các kiến thức mới trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán tại các viện, trung tâm nghiên cứu;
  • Nhà quản lý có năng lực thiết kế, tổ chức, điều hành các công việc liên quan đến lĩnh vực kế toán, kiểm toán tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp, các công ty đa quốc gia, các tập đoàn.
học thạc sĩ kế toán xong làm gì
Sau khi tốt nghiệp người học có thể làm việc tại nhiều vị trí công việc trong doanh nghiệp

Thời gian học chương trình thạc sĩ Kế toán

Hiện tại, Trường Đại học Kinh tế – Luật đang triển khai các chương trình đào tạo thạc sĩ linh hoạt trong 18 tháng và 24 tháng. Sau khi trúng tuyển, học viên có thể lựa chọn và đăng ký thời gian đào tạo phù hợp tại Phòng Sau đại học và Khoa học công nghệ.

chương trình học thạc sĩ kế toán
chương trình đào tạo thạc sĩ kế toán
Kế hoạch học tập dự kiến khóa 2024 của phương án 18 tháng và 24 tháng 
Chia sẻ bài viết
Facebook
Twitter
LinkedIn
WhatsApp