Trong thời đại hiện nay, khi các quốc gia đang tiến hành quá trình hội nhập quốc tế rộng lớn, nhu cầu về giao thương toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ. Trong tình hình đó, ngành kinh tế đối ngoại trở thành một lĩnh vực học phổ biến và thu hút được nhiều nguồn nhân lực. Vậy kinh tế đối ngoại là gì? Mức lương của ngành kinh tế đối ngoại như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết về ngành kinh tế đối ngoại trong bài viết dưới đây.
Mục lục
ToggleNgành kinh tế đối ngoại là gì?
Kinh tế đối ngoại (International Economics) là ngành học nghiên cứu về hoạt động trao đổi, giao thương kinh tế giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau trên toàn thế giới.
Xem thêm:
- Mức lương ngành quản trị du lịch và lữ hành là bao nhiêu?
- Mức lương ngành trí tuệ nhân tạo theo mức độ và kinh nghiệm
- Giải đáp: Mức lương của ngành thương mại điện tử cao hay thấp?
- Giải đáp thắc mắc: Mức lương ngành Digital Marketing bao nhiêu?
- Mức lương ngành Luật Kinh tế [Chi tiết cập nhật năm 2023]
- Ngành toán kinh tế là gì? Cơ hội việc làm và mức lương
- 8 Trường đào tạo Ngành Kinh Tế Đối Ngoại tốt nhất
- Ngành kinh tế đối ngoại thi khối nào? Tổ hợp môn nào?
Cụ thể hơn thì kinh tế đối ngoại đề cập đến mối quan hệ tương tác kinh tế của các quốc gia và ảnh hưởng của các vấn đề quốc tế tới nền kinh tế thế giới nói chung. Ngành học này chủ yếu tập trung nghiên cứu các vấn đề kinh tế và chính trị liên quan đến thương mại quốc tế và tài chính quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Mức lương ngành Kinh Tế Đối Ngoại bao nhiêu con số?
So với các ngành nghề khác, ngành kinh tế đối ngoại được đánh giá là có mức lương của ngành Kinh Tế Đối Ngoại giao động từ 5.000.000 – 20.000.000 VND/ Tháng tương đối cao:
- Khởi điểm với sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm: 5.000.000 – 7.000.000 triệu đồng/tháng.
- Người làm từ 1 năm, đã nâng cao năng lực có thể kiếm được 7.000.000 – 10.000.000 triệu đồng.
- Đối với cấp độ quản lý, nhân sự ngành kinh tế đối ngoại có thể kiếm được 15.000.000 – 20.000.000 triệu mỗi tháng.
Cơ hội việc làm của Ngành kinh tế đối ngoại
Tùy theo sở thích và khả năng của từng người, các bạn có thể lựa chọn một trong những công việc sau:
- Chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy các lĩnh vực liên quan đến kinh tế đối ngoại (tại các trung tâm tư nhân hoặc các trường đại học, cao đẳng)
- Chuyên viên hoạch định chính sách (tại các bộ phận Kinh tế đối ngoại và hợp tác quốc tế của các đơn vị liên quan đến kinh doanh quốc tế)
- Chuyên viên phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu xử lý quá trình thanh toán, vận chuyển, bảo hiểm….(tại các doanh nghiệp nước ngoài)
- Chuyên viên phòng kinh doanh chịu trách nhiệm thương lượng và đàm phán
Sinh viên ngành kinh tế đối ngoại làm gì khi ra trường?
Nhờ có kiến thức chuyên sâu về kinh tế và hội nhập quốc tế, cùng với khả năng ngoại ngữ tốt, cơ hội việc làm trong lĩnh vực kinh tế quốc tế sau khi tốt nghiệp là rất lớn. Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên có thể làm việc tại các vị trí sau: Các cơ quan quản lý Nhà nước, Cơ quan nghiên cứu, đào tạo về lĩnh vực kinh tế đối ngoại, Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Các công ty và tổ chức quốc tế, Các ngân hàng thương mại
Các cơ quan quản lý Nhà nước
Một trong những lựa chọn cho sinh viên ngành kinh tế đối ngoại là làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước. Có rất nhiều vị trí khác nhau, từ chuyên gia kinh tế đối ngoại cho chính phủ trong mảng ngoại giao và quan hệ quốc tế, cho đến chuyên viên phân tích dữ liệu cho các doanh nghiệp. Đây là lựa chọn phù hợp cho những bạn định hướng làm việc trong môi trường của Nhà nước.
Cơ quan nghiên cứu, đào tạo về lĩnh vực kinh tế đối ngoại
Nếu bạn tích lũy được lượng kiến thức chuyên sâu và toàn diện trong suốt quá trình theo học ngành kinh tế đối ngoại, bạn có thể trở thành chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy về lĩnh vực này. Công việc này sẽ phù hợp với những ai có niềm đam mê với ngành học, đồng thời yêu thích việc truyền đạt, chia sẻ kiến thức cho mọi người.
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Những kiến thức về giao dịch thương mại quốc tế, vận tải và thanh toán quốc tế sẽ giúp ích rất nhiều cho những sinh viên có nguyện vọng làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Với lợi thế này, sinh viên ngành kinh tế đối ngoại luôn được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đánh giá cao.
Các công ty và tổ chức quốc tế
Các công ty và tổ chức quốc tế luôn luôn chào đón sinh viên ngành kinh tế đối ngoại với đa dạng vị trí công việc khác nhau, từ kinh doanh, kế toán đến hành chính – nhân sự. Môi trường làm việc này cực kỳ phù hợp với những ai yêu thích tính chất quốc tế, sự trao đổi, giao thoa giữa các nền văn hóa khác nhau.
Các ngân hàng thương mại
Với vốn kiến thức kinh tế – tài chính của mình, sinh viên ngành kinh tế đối ngoại hoàn toàn có thể hoàn thành tốt công việc tại các ngân hàng thương mại. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể đảm nhận các vị trí như chuyên viên tài chính, chuyên viên tín dụng quốc tế,…tại các ngân hàng thương mại.
Kỹ năng cần có để tạo cơ hội tăng bậc lương khi học ngành kinh tế đối ngoại
Kinh tế đối ngoại thường dành cho những người sáng tạo, tò mò, thích phân tích và suy nghĩ logic. Để góp phần tăng thu nhập khi học ngành kinh tế đối ngoại, sinh viên cần trạng bị có kỹ năng cần thiết sau đây:
Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp vốn là một kỹ năng hết sức quan trọng của một nhân sự ngành kinh tế đối ngoại. Nếu bạn sở hữu khả năng giao tiếp tốt bạn có thể dễ dàng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, bắt đầu từ những cá nhân, đến các nhóm nhỏ, và đến những đối tác quốc tế.
Thành thạo ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một kỹ năng hết sức quan trọng trong bất kỳ lĩnh vực nào, đặc biệt trong ngành kinh tế đối ngoại.
Bởi bạn sẽ phải làm việc với các đối tác quốc tế, việc thành thạo các ngôn ngữ sẽ giúp bạn thuận lợi trong việc giao tiếp và thương lượng, đàm phán.
Hiểu biết về thương mại quốc tế
Nếu bạn mong muốn trở thành một quản lý xuất nhập khẩu thì việc hiểu biết các quy tắc, tuân thủ thương mại quốc tế là trách nhiệm của bạn.
Điều này giúp bạn giúp doanh nghiệp của bạn hạn chế tối đa vấn đề giao hàng trễ, duy trì mối quan hệ đối tác lâu dài.
Xử lý căng thẳng
Trong nhiều trường hợp căng thẳng như: hàng hóa bị lỗi, lô hàng bị trì hoãn, các khoản thanh toán không được trả đúng hạn, v.v, các nhân viên kinh doanh quốc tế hay xuất nhập khẩu phải đưa ra quyết định nhanh chóng để giải quyết kịp thời các vấn đề này.
Do vậy, việc có khả năng xử lý căng thẳng tốt sẽ giúp họ đưa ra một quyết định vừa nhanh vừa đảm bảo tính hiệu quả tốt nhất.
Kinh tế đối ngoại học trường nào tốt?
Có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành kinh tế đối ngoại ở cả trong và ngoài nước. Bạn có thể thỏa sức xem xét và lựa chọn ngôi trường phù hợp nhất với năng lực và điều kiện của bản thân. Một số trường đào tạo được giới chuyên môn đánh giá cao về chất lượng giảng dạy ngành Kinh tế đối ngoại/Kinh tế quốc tế tại Việt Nam là:
- Học viện Chính sách và Phát triển
- Đại Học Ngoại Thương (3 cơ sở)
- Đại Học Kinh tế Luật – ĐH Quốc gia TP.HCM
- Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM
- Đại học Kinh tế quốc dân (Hà Nội)
Điểm chuẩn ngành kinh tế đối ngoại năm 2023
- Học viện Chính sách và Phát triển: Điểm chuẩn năm 2023: 24.8
- Đại học Ngoại Thương: Điểm chuẩn năm 2023: 27.6
- Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM): Năm 2023: 26.41 (điểm đánh giá năng lực ĐHQG TP HCM 884)
Các tổ hợp môn xét tuyển ngành kinh tế đối ngoại
Trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL) có nhiều tổ hợp xét tuyển ngành kinh tế đối ngoại, bao gồm:
- A00: Toán, Vật lí, Hóa học
- A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
Chương trình đào tạo ngành kinh tế đối ngoại ở Trường Kinh tế – Luật như thế nào?
Thời gian đào tạo ngành Kinh tế đối ngoại tại UEL kéo dài trong 4 năm, được chia làm 8 học kỳ.
Khối lượng kiến thức đào tạo toàn khóa của ngành là 130 tín chỉ (chưa kể phần kiến thức giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất và ngoại ngữ): trong đó khối kiến thức giáo dục cơ bản là 46 tín chỉ, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp là 84 tín chỉ (gồm 22 tín chỉ kiến thức cơ sở ngành, 52 tín chỉ kiến thức chuyên ngành, 10 tín chỉ thực tập cuối khóa và khóa luận tốt nghiệp hoặc các học phần chuyên môn).
Cụ thể, bạn có thể tham khảo cấu trúc chương trình đào tạo của ngành Kinh tế đối ngoại tại UEL trong bảng dưới đây:
Bên cạnh chương trình đào tạo chuẩn, tại UEL còn có chương trình đào tạo ngành Kinh tế đối ngoại chất lượng cao bằng tiếng Anh với nhiều lợi thế dành cho sinh viên khi theo học, cụ thể như:
- Sinh viên được tiếp cận chương trình học tiên tiến với nội dung chuyên sâu và nâng cao theo định hướng nghiên cứu gắn liền với thực tiễn;
- Sinh viên được nâng cao khả năng tiếng Anh thông qua môi trường học tập và giảng dạy sử – dụng bằng tiếng Anh;
- Sinh viên được tiếp cận với phương pháp giảng dạy và học tập hiện đại, lấy người học làm trung tâm, giúp người học hoàn thiện các kỹ năng phát triển bản thân;
- Sinh viên được tiếp cận với chương trình đào tạo được thiết kế rất linh hoạt, tạo sự chủ động cho sinh viên trong việc học vượt, học ngành chính, ngành phụ và học song ngành.
- Sinh viên được củng cố các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp thông qua các chương trình kiến tập, thực tập, tham quan tại các công ty, doanh nghiệp hàng đầu cả ở trong nước và quốc tế;
- Sinh viên được thường xuyên giao lưu, tiếp xúc với các nhà quản trị xuất sắc, các doanh nhân tiêu biểu, các nhà tuyển dụng hàng đầu và các cựu sinh viên thành đạt;
- Sinh viên được cung cấp nguồn học bổng đa dạng, được trao đổi với sinh viên quốc tế và có cơ hội được đi du học tại các trường đại học hàng đầu trên thế giới.
- Ngoài ra, sinh viên còn được tham gia các chương trình liên kết quốc tế, chuyển tiếp sang học tại các trường Đại học đối tác của UEL Mỹ, Pháp, Anh, Úc…
Trên đây là một số thông tin về ngành kinh tế đối ngoại, cơ hội nghề nghiệp và mức thu nhập ngành kinh tế đối ngoại. Mọi nhu cầu tư vấn về ngành kinh tế đối ngoại, vui lòng liên hệ với trường Đại học Kinh tế – Luật theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ:
Cơ sở chính:
Số 669 Đường Quốc lộ 1, Khu phố 3, Phường Linh Xuân, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: (028) 372 44550 hoặc 0888 247 669.
Website: tuyensinh.uel.edu.vn
{ “@context”: “https://schema.org/”, “@type”: “CreativeWorkSeries”, “name”: “MỨC LƯƠNG NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI BAO NHIÊU CON SỐ? “, “aggregateRating”: { “@type”: “AggregateRating”, “ratingValue”: “5”, “ratingCount”: “10”, “bestRating”: “5” }} { “@context”: “https://schema.org”, “@type”: “FAQPage”, “mainEntity”: [{ “@type”: “Question”, “name”: “Sinh viên ngành kinh tế đối ngoại làm gì khi ra trường?”, “acceptedAnswer”: { “@type”: “Answer”, “text”: “Nhờ có kiến thức chuyên sâu về kinh tế và hội nhập quốc tế, cùng với khả năng ngoại ngữ tốt, cơ hội việc làm trong lĩnh vực kinh tế quốc tế sau khi tốt nghiệp là rất lớn. Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên có thể làm việc tại các vị trí sau: Các cơ quan quản lý Nhà nước, Cơ quan nghiên cứu, đào tạo về lĩnh vực kinh tế đối ngoại, Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Các công ty và tổ chức quốc tế, Các ngân hàng thương mại” } },{ “@type”: “Question”, “name”: “Mức lương ngành Kinh Tế Đối Ngoại bao nhiêu con số?”, “acceptedAnswer”: { “@type”: “Answer”, “text”: “So với các ngành nghề khác, ngành kinh tế đối ngoại được đánh giá là có mức lương của ngành Kinh Tế Đối Ngoại giao động từ 5.000.000 – 20.000.000 VND/ Tháng tương đối cao:” } }] }