FAQ
- Trang chủ
- FAQ
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân chất lượng cao Hệ thống thông tin quản lý có thể làm
việc trong môi trường kinh doanh toàn cầu với sự cạnh tranh cao, khả năng thích ứng
với công việc nhanh chóng nhờ có kiến thức hiện đại về Kinh tế số, Phân tích dữ liệu
kinh doanh, toán và trí tuệ nhân tạo, trình độ Tiếng Anh thông thạo, kỹ năng đánh giá,
xử lý các vấn đề của nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh doanh hiện đại. Sinh viên tốt
nghiệp có thể làm việc trong các công sở của Nhà nước, các trường đại học và viện
nghiên cứu, doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh. Ngoài ra, sinh viên còn có thể tự tổ
chức các hoạt động kinh doanh, lập thân, lập nghiệp hoặc tiếp tục học tập ở những bậc
học cao hơnTận dụng hạ tầng CNTT, mối quan hệ doanh nghiệp và nguồn lực cán bộ nghiên
cứu của Khoa HTTT để triển khai các khóa đào tạo ngắn hạn về các lĩnh vực: BI (Business
Intelligence), BigData, Lập trình ứng dụng AI với Robot, Phân tích dữ liệu với Python
& R,… miễn phí. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia các khóa học và được cấp chứng chỉ quốc tế như SAP ERP, Power BI,…Theo thống kê sơ bộ từ các cựu sinh viên của Khoa, thì tỉ lệ sinh viên có được việc làm phù hợp với chuyên ngành và thậm chí được mời đi làm trước khi nhận bằng tốt nghiệp là rất cao. Hiện tại sinh viên Khoa HTTT đang làm việc tại hơn một trăm doanh nghiệp cả trong và ngoài nước, và nhiều sinh viên đang làm tại các công ty lớn, nằm trong Top các công ty có môi trường làm việc tốt nhất tại Việt Nam trong nhiều năm như: VNG, FPT, PricewaterhouseCoopers (PwC), Deloitte, Ernst and Young (EY), KPMG.
Bên cạnh đó, sau khi tốt nghiệp ngành Hệ thống thông tin quản lý, sinh viên hoàn toàn có thể làm một dự án khởi nghiệp kinh doanh như nhiều cựu sinh viên của ngành (tiêu biểu là anh Nguyễn Thành Hiếu, cựu sinh viên K05, là người sáng lập VELA Corporation). Nhiều cựu sinh viên của ngành hiện nay đang làm việc về quản trị kinh doanh tại các doanh nghiệp lớn. Chẳng hạn như anh Cao Quản Sang, cựu sinh viên khóa 5, đang là Phó Tổng giám đốc của Tập đoàn Hoa Sen Group; anh Nguyễn Trương Kiến Quốc, cựu sinh viên khóa 6, đang là Phó Tổng giám đốc của công ty Long Thành Golf,…
Sinh viên học chuyên ngành kế toán hoặc kiểm toán đều có thể làm các công việc qua lại lẫn nhau. Chuyên ngành kế toán sẽ học nhiều môn học kế toán đặc thù hơn so với kiểm toán và ngược lại.
Theo khảo sát của tập đoàn Navigos (2022), ngành Kế toán và Kiểm toán nằm trong top 10 ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất. Đối với ngành Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL), 98% sinh viên có việc làm phù hợp ngay khi vừa tốt nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp ngành Kiểm toán của UEL hiện đang giữ nhiều vị trí quan trọng tại Big 4, các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước.
Học chuyên ngành kế toán của Trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL) sinh viên có cơ hội để học tiếp các chương trình sau đại học tại UEL hoặc các trường khác trong và ngoài nước.
Do tất cả các tổ chức (doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp…) đều cần phải có kế toán viên hoặc kiểm toán do đó cơ hội tìm việc là rất nhiều. Ngoài ra, Kế toán là một trong những ngành nghề được có thể dịch chuyển tự do giữa các nước trong khu vực do Việt Nam đã tham gia hiệp định TPP và gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN, do vậy SV tốt nghiệp ngành kế toán không chỉ có thể làm việc trong nước mà còn có khả năng làm việc ở nước ngoài.
Sinh viên học chuyên ngành kế toán hoặc kiểm toán đều có thể làm các công việc qua lại lẫn nhau. Chuyên ngành kế toán sẽ học nhiều môn học kế toán đặc thù hơn so với kiểm toán và ngược lại. Tuy nhiên sự khác biệt là không quá lớn.
Cơ hội rất cao. Hiện nay trường đang triển khai chương trình 3+2 cho ngành Quản trị kinh doanh
Cơ hội việc làm trong lĩnh vực Du lịch và lữ hành rất cao, đặc biệt ngành du lịch và lữ hành đang dần phục hồi mạnh mẽ sau Covid-19. Sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL), được doanh nghiệp đánh giá rất cao về năng lực và kỹ năng nghề nghiệp. Nhiều sinh viên có việc làm từ khi còn ngồi trên giảng đường.
Cơ hội rất cao. Hiện nay trường đang triển khai chương trình 3+2
Cơ hội việc làm trong lĩnh vực Marketing rất cao vì hầu hết các doanh nghiệp đểu phải có hoạt động và bộ phận này. Sinh viên Marketing của Trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL), được doanh nghiệp đánh giá rất cao về năng lực và kỹ năng nghề nghiệp. Nhiều sinh viên có việc làm từ khi còn ngồi trên giảng đường.
Công nghệ nói chung và ngành công nghệ tài chính nói riêng thuộc nhóm ngành hot nhất hiện nay. Ngành này là sự kết hợp giữa hai lĩnh vực quan trọng là tài chính (giúp đưa ra các quyết định tài chính phù hợp cho bản thân, doanh nghiệp) và công nghệ (nhằm khai thác dữ liệu hiệu quả), do đó phạm vi áp dụng rất rộng và khó lỗi thời.
Chương trình đào tạo chuyên ngành Kinh tế và Quản lý công được thiết kế theo hướng tăng cơ hội nghề nghiệp trong tương lai, sinh viên tốt nghiệp từ ngành Kinh tế và Quản lý công hiện đang công tác tại nhiều vị trí, là kết quả học tập năng nỗ, chủ động của chính người học trên cơ sở từng bước hướng dẫn của Thầy Cô qua từng môn học. Bậc đại học là quá trình học tập nâng cao giúp người học tiếp cận và hình thành những định hướng nghề nghiệp rõ ràng trong tương lai. Do đó bạn chỉ cần học tốt và mang theo hành trang kiến thức tích lũy được ở bậc phổ thông cùng với sự cố gắng của mình thì bạn hoàn toàn có thể tham gia học tập ngành Kinh tế và Quản lý công, việc còn lại trang bị nghề nghiệp chuyên môn như thế nào sẽ được hướng dẫn, giảng dạy của đội ngũ Thầy Cô trong Chương trình
Chương trình đào tạo chuyên ngành Kinh tế học giúp sinh viên áp dụng được kiến thức kinh tế học vi mô trong giải quyết vấn đề của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, áp dụng kiến thức kinh tế học vĩ mô để phân tích, đánh giá và đề xuất chính sách kinh tế vĩ mô trong các cơ quan khu vực công, áp dụng kiến thức phân nhánh của kinh tế học trong việc lựa chọn phân bổ hiệu quả nguồn lực. Do đó dựa vào định hướng nghề nghiệp trong tương lai, sinh viên có thể chọn làm thêm trong các doanh nghiệp, cơ quan khu vực công và tư để trau dồi, học hỏi kinh nghiệm.
Trường Đại học Kinh tế-Luật đào tạo 3 lĩnh vực: Kinh tế, Kinh doan và Luật
Thí sinh có thể xem chi tiết các ngành của từng lĩnh vực TẠI ĐÂYTags: ngành tuyển sinhChuyên ngành Kinh tế học trang bị kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội và nhân văn để giải thích và giải quyết các vấn đề thực tiễn; kiến thức cơ sở ngành kinh tế học bao gồm tổng hợp kiến thức liên ngành tài chính, kế toán, đối ngoại, luật kinh tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, áp dụng kiến thức thống kê và định lượng trong việc nhận diện và lượng hóa các mối quan hệ kinh tế; kiến thức chuyên ngành kinh tế học, bao gồm áp dụng kiến thức kinh tế học vi mô trong giải quyết vấn đề của các chủ thể kinh tế và các cấu trúc thị trường; áp dụng kiến thức kinh tế học vĩ mô để phân tích, đánh giá và đề xuất chính sách kinh tế vĩ mô; áp dụng kiến thức phân nhánh của kinh tế học trong việc lựa chọn phân bổ hiệu quả nguồn lực.
Chuyên ngành Kinh tế & Quản lý công trang bị kiến thức nền tảng về tự nhiên, xã hội và nhân văn; kiến thức cơ sở ngành Kinh tế và quản lý công bao gồm tổng hợp kiến thức liên ngành kinh tế học, tài chính, kế toán, đối ngoại, quản trị, luật kinh tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, áp dụng kiến thức thống kê và định lượng trong việc nhận diện và lượng hóa các mối quan hệ kinh tế; kiến thức chuyên ngành kinh tế và quản lý bao gồm áp dụng phân nhánh của kinh tế học trong khu vực công để phân bổ hiệu quả nguồn lực xã hội; áp dụng kiến thức kinh tế và quản lý để phân tích, đánh giá, vận hành và đề xuất chính sách kinh tế, chương trình, dự án phát triển; áp dụng kiến thức về quản lý kinh tế để phân bổ hiệu quả nguồn lực trong các doanh nghiệp.
Sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng chuyên môn bao gồm kỳ năng phân tích, đánh giá, phản biện và sáng tạo, kỹ năng hoạch định, tư vấn chính sách, kỹ năng định lượng và dự báo. Ngoài ra sinh viên còn có kỹ năng mềm: kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập mối quan hệ, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ngoại ngữ nghe nói đọc hiểu tài liệu chuyên ngành bằng Tiếng Anh.