Luật Kinh tế là ngành học nhận được sự quan tâm của nhiều thí sinh. Vậy hiện nay ngành Luật Kinh tế thi khối nào? Tổ hợp môn để xét tuyển ngành này ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết qua nội dung của bài viết này.

Xem thêm: Tuyển sinh Học Thạc Sĩ Luật Kinh Tế tại Trường đại học Kinh tế – Luật
Mục lục
ToggleThông tin cơ bản về Ngành Luật Kinh tế là gì?
Ngành Luật kinh tế chính là ngành học về cách thức nghiên cứu và áp dụng kiến thức luật pháp mà nhà nước quy định đối với lĩnh vực kinh tế, thương mại. Tham gia học ngành này, kỹ năng nghề nghiệp sinh viên cần đạt được sau khi tốt nghiệp đó là am hiểu các kiến thức về Luật pháp và áp dụng để giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách hợp pháp và thỏa đáng nhất.
Để đem đến cho sinh viên cơ hội nghề nghiệp tốt nhất khi tham gia học ngành Luật Kinh tế, các trường luôn chú trọng đào tạo cho sinh viên những kỹ năng cần thiết. Theo đó để trở thành một trong những ứng cử viên ưu tú cho ngành này, trong quá trình đào tạo sinh viên cần phải siêng năng, cần mẫn, ham học hỏi, quan sát, tìm hiểu để có thể nắm vững các kiến thức sau:
- Về chuyên môn luật pháp luật: Các kiến thức về Luật: Luật hiến pháp, Luật hành chính, luật thương mại, luật hình sự, Luật lao động, Luật tố tụng,…
- Về Kiến thức bổ trợ: Kỹ năng mềm: Kỹ năng đàm phán, Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng xử lý tình huống và Khả năng tiếng Anh: Sinh viên sẽ được học các học phần anh văn từ anh văn đại cương đến tiếp xúc với anh văn chuyên ngành để xử lý tài liệu, văn bản có yếu tố nước ngoài.
Xem thêm:
- Ngành luật kinh tế học trường nào? Danh sách 9 trường uy tín hiện nay
- Mức lương ngành Luật Kinh tế [Chi tiết cập nhật năm 2023]
- Ngành Quản trị kinh doanh thi khối nào? Học tổ hợp môn gì?
- Ngành Luật thi khối nào? Học tổ hợp môn gì? – Tuyển sinh
- Ngành Marketing thi khối nào? Học những tổ hợp môn gì
- Ngành Kế toán là gì? Thông tin chi tiết về ngành Kế toán

Ngành Luật Kinh tế thi khối nào?
Các tổ hợp môn xét tuyển ngành Luật kinh tế phổ biến tại các trường Đại học, Cao đẳng bao gồm:
- A00: Toán, Lý, Hóa
- A01: Toán, Lý, Anh
- C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý
- D01: Ngữ Văn, Toán, Anh
- D07: Toán, Hóa, Anh
Thí sinh cần tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh cũng như dựa trên khả năng của bản thân mà chọn khối thi phù hợp. Dưới đây là một số lưu ý khi lựa chọn tổ hợp môn xét tuyển ngành Luật kinh tế:
- Thí sinh cần cân nhắc sở trường, năng lực của bản thân để lựa chọn tổ hợp môn phù hợp.
- Tìm hiểu kỹ và lựa chọn tổ hợp môn có điểm chuẩn phù hợp với năng lực.
- Ôn luyện kỹ các môn thi trong tổ hợp đã lựa chọn để đạt được điểm cao trong kỳ thi THPT Quốc gia.
Tố chất và kỹ năng cần có để học ngành Luật Kinh tế
Để học tốt ngành Luật Kinh tế, sinh viên cần sở hữu hoặc trau dồi những tố chất sau đây:
- Trí tuệ và tư duy pháp lý: Sinh viên ngành Luật Kinh tế cần có năng lực tư duy logic, phân tích và tổng hợp vấn đề một cách hệ thống. Khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức chuyên sâu về pháp luật kinh tế, thương mại và doanh nghiệp là nền tảng để học tập hiệu quả và hành nghề chuyên nghiệp.
- Phẩm chất công bằng và trung thực: Tính chính trực là yêu cầu cốt lõi trong việc xử lý các quan hệ pháp lý kinh tế. Sinh viên cần giữ vững lập trường khách quan, công bằng và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp trong quá trình giải quyết tranh chấp hoặc đưa ra tư vấn pháp lý.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Các tình huống pháp lý trong lĩnh vực kinh tế thường mang tính liên ngành và phức tạp, đòi hỏi sự hợp tác giữa nhiều chuyên gia. Sinh viên cần rèn luyện kỹ năng phối hợp, chia sẻ thông tin và làm việc hiệu quả trong môi trường nhóm.
- Kỹ năng giao tiếp và thuyết phục: Làm việc trong lĩnh vực Luật Kinh tế đòi hỏi khả năng giao tiếp linh hoạt với nhiều đối tượng như khách hàng, đối tác, cơ quan hành chính – tư pháp. Kỹ năng diễn đạt mạch lạc và thuyết phục là công cụ quan trọng để truyền tải ý kiến chuyên môn và xây dựng niềm tin.
- Khả năng chịu áp lực và quản lý công việc: Môi trường nghề nghiệp đòi hỏi sinh viên phải xử lý nhiều công việc có tính chất pháp lý phức tạp và yêu cầu cao về độ chính xác. Khả năng chịu áp lực, giữ sự bình tĩnh và tập trung trong mọi hoàn cảnh là yếu tố then chốt để duy trì hiệu suất làm việc ổn định và hiệu quả.

Ngoài ra, sinh viên cần trang bị tiếng Anh và kiến thức xã hội vững chắc. Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến trong lĩnh vực Luật. Trau dồi tiếng Anh để tiếp cận với pháp luật quốc tế một cách dễ dàng.
Ra trường làm gì khi học ngành Luật Kinh tế?
Ngành Luật Kinh tế là ngành học có nhiều tiềm năng phát triển. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau với mức lương hấp dẫn. Một số cơ hội nghề nghiệp của ngành Luật Kinh tế như:
- Làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức kinh tế: Chuyên viên pháp lý tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế là một vị trí có nhu cầu tuyển dụng lớn. Vị trí này sẽ chịu trách nhiệm tư vấn pháp luật, giải quyết các vấn đề pháp lý trong doanh nghiệp, tổ chức kinh tế.
- Luật sư: Sau khi ra trường sinh viên phải theo học chứng chỉ hành nghề Luật sư. Đây là nghề nghiệp được xã hội tôn trọng. Luật sư có thể làm việc tại các văn phòng luật sư, công ty luật,… hoặc hành nghề tự do.
- Giảng viên luật: Là người chịu trách nhiệm giảng dạy các môn học liên quan đến luật tại các trường Đại học, Cao đẳng,…
- Nghiên cứu viên luật: Chịu trách nhiệm nghiên cứu, phát triển các kiến thức, học thuyết pháp luật.
- Các cơ hội nghề nghiệp khác: Sinh viên ngành Luật kinh tế cũng có thể tự khởi nghiệp. Hoặc làm việc trong các lĩnh vực khác như quản trị kinh doanh, tài chính, ngân hàng,…

Trường đào tạo ngành Luật Kinh tế uy tín hiện nay
Hiện nay, nhiều trường Đại học có đào tạo Cử nhân ngành Luật Kinh tế uy tín. Một số đơn vị tiêu biểu như:
- Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG-HCM
- Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Luật Hà Nội
- Đại học Kinh tế – Tài chính
- Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Trong đó, Trường Đại học Kinh tế – Luật là trường Đại học công lập có thế mạnh đào tạo ngành Luật kinh tế chất lượng. Ngành Luật kinh tế tại UEL được đào tạo theo chuẩn quốc tế với:
- Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, tận tâm và nhiệt huyết.
- UEL có nhiều mối quan hệ hợp tác với các trường Đại học, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tạo điều kiện cho sinh viên được thực tập, trải nghiệm thực tế và có cơ hội việc làm rộng mở sau khi ra trường.
- Cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu.
- Chương trình đào tạo được thiết kế linh hoạt, đa dạng và phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.
- Sinh viên được hỗ trợ về học phí, chỗ ở và các hoạt động ngoại khóa.

Năm 2025, UEL xét tuyển theo 3 phương thức vào các chương trình đào tạo Đại học chính quy. Bao gồm:
- Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng.
- Phương thức 2: Xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG-HCM 2025
- Phương thức 3: Xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Chi tiết TẠI ĐÂY
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Liên hệ tư vấn tại Phòng Tuyển sinh và Công tác Sinh viên:
- Địa chỉ: 669 Đỗ Mười, Khu phố 6, Linh Xuân, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (028) 3724 4555
- Group TVTS chính thức: https://www.facebook.com/groups/UEL.TVTS.DHCQ
- Email: tuvantuyensinh@uel.edu.vn
- Website: https://tuyensinh.uel.edu.vn
- Hotline: 028 37244550 | 0888 247 669
Để biết thêm chi tiết về ngành học này, bạn có thể truy cập vào website tuyển sinh chính thức của UEL. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải quyết thắc mắc ngành Luật Kinh tế thi khối nào. Và cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về ngành Luật Kinh tế. Hy vọng các nội dung vừa đề cập ở trên sẽ giúp bạn đưa ra quyết định tốt nhất cho ngành học mà bản thân theo đuổi.