Hiện nay, ngành Luật được đào tạo tại các trường Đại học trên cả nước với nhiều chuyên ngành đa dạng. Vì vậy, việc thí sinh chọn chuyên ngành Luật phù hợp khá khó khăn.

Hiện nay, ngành Luật được đào tạo tại các trường Đại học trên cả nước với nhiều chuyên ngành đa dạng. Vì vậy, việc thí sinh chọn chuyên ngành Luật phù hợp khá khó khăn. Không ít thí sinh vẫn cảm thấy mông lung khi đứng trước quyết định quan trọng này. Tìm hiểu ngay chi tiết các chuyên ngành Luật phổ biến nhằm giúp bạn có được sự chọn lựa phù hợp nhất.
Mục lục
ToggleChuyên ngành Luật Dân sự
Chuyên ngành Luật dân sự là một chuyên ngành thuộc hệ thống pháp luật, tổng hợp các quy phạm điều chỉnh các quan hệ tài sản và một số quan hệ nhân thân trong giao lưu dân sự trên cơ sở bình đẳng, tự chịu trách nhiệm và tự định đoạt của các chủ thể tham gia trong các quan hệ dân sự. Luật dân sự chuyên giải quyết các cuộc tranh chấp giữa những cá nhân và những tổ chức mà trong đó bên chịu thiệt hại có thể được nhận bồi thường.

Chuyên ngành Luật Dân sự cung cấp các kiến thức về:
- Kiến thức cơ bản và nền tảng: Lý luận chung về pháp luật dân sự: khái niệm, nguyên tắc, chủ thể, khách thể và nội dung của quan hệ dân sự. Nguồn luật dân sự: Bộ luật Dân sự, các văn bản hướng dẫn thi hành và các án lệ liên quan.
- Kiến thức chuyên sâu: Pháp luật về tài sản và quyền sở hữu, Pháp luật về nghĩa vụ và hợp đồng, Pháp luật về thừa kế, Pháp luật về hôn nhân và gia đình, Tranh chấp dân sự và giải quyết tranh chấp

Sinh viên tốt nghiệp Chuyên ngành Luật Dân sự có thể làm việc tại các vị trí sau:
- Luật sư: Tư vấn pháp luật, đại diện cho khách hàng trong các vụ kiện,…
- Tư vấn pháp lý: Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân,…
- Cán bộ, công chức nhà nước: Làm việc tại các cơ quan nhà nước. Như Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án,…
- Giảng viên Đại học, Cao đẳng: Giảng dạy các môn học về Luật dân sự tại các trường Cao đẳng, Đại học.
Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Luật Dân sự cũng có thể làm việc ở các tổ chức phi chính phủ, các công ty tư nhân,…
Xem thêm:
- Ngành luật thi khối nào? Thông tin các tổ hợp môn xét tuyển
- Ngành Luật học trường nào? Danh sách các trường đào tạo uy tín
- Tìm hiểu về những khó khăn khi học ngành Luật
- Ngành Kế toán học những môn gì? Học có khó không?
- Ngành Kế toán là gì? Thông tin chi tiết về ngành Kế toán
Chuyên ngành Luật Hình sự
Chuyên ngành Luật Hình sự là một nhánh chuyên sâu của ngành Luật, tập trung vào việc nghiên cứu, áp dụng và thực thi các quy định pháp luật liên quan đến tội phạm, trách nhiệm hình sự, và hình phạt. Đây là lĩnh vực đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ trật tự, an toàn xã hội và đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Trong quá trình đào tạo chuyên ngành Luật Hình sự, sinh viên sẽ được trang bị:
- Kiến thức chuyên môn: Kiến thức nền tảng về pháp luật hình sự, Pháp luật Tố tụng Hình sự, Tội phạm học & Phòng ngừa tội phạm,
- Kỹ năng nghề nghiệp: Kỹ năng phân tích tình huống pháp lý hình sự, Kỹ năng lập hồ sơ vụ án, Kỹ năng hỏi cung, thẩm vấn, tranh tụng tại phiên tòa hình sự, Kỹ năng sử dụng công nghệ trong phân tích dữ liệu hình sự
Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng mềm cần thiết cho nghề luật sư. Có thể kể đến như kỹ năng giao tiếp, đàm phán, viết văn bản pháp luật,…
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Luật Hình sự có thể làm việc tại các vị trí sau:
- Luật sư: Tư vấn pháp luật, đại diện cho khách hàng trong các vụ án hình sự,…
- Cán bộ, công chức nhà nước: Làm việc tại các cơ quan nhà nước như Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án,…
- Giảng viên: Giảng dạy các môn học về Luật Hình sự tại các trường Đại học, Cao đẳng.

Bên cạnh đó, sinh viên học chuyên ngành Luật Hình sự cũng có thể làm việc tại các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp tư nhân,…
Chuyên ngành Luật Thương mại
Chuyên ngành Luật Thương mại là một nhánh chuyên sâu của ngành Luật, tập trung đào tạo kiến thức và kỹ năng pháp lý liên quan đến các hoạt động kinh doanh – thương mại trong nước và quốc tế. Mục tiêu của chuyên ngành là giúp sinh viên hiểu rõ cơ chế vận hành pháp lý của thị trường, doanh nghiệp, và các giao dịch thương mại, từ đó có thể tư vấn, bảo vệ quyền lợi cho cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức trong môi trường kinh doanh cạnh tranh và phức tạp.

Các kiến thức sinh viên sẽ được đào tạo trong quá trình học tập gồm:
- Kiến thức cơ bản về pháp luật: Hiến pháp, Luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính, Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự,…
- Kiến thức chuyên sâu về pháp luật thương mại: Luật thương mại, Luật kinh doanh thương mại, Luật hợp đồng thương mại. Luật bảo hiểm thương mại, Luật cạnh tranh, Luật thương mại quốc tế,…
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Luật Thương mại có thể làm việc tại các vị trí:
- Luật sư: Tư vấn pháp luật, đại diện cho khách hàng trong các vụ tranh chấp thương mại,…
- Tư vấn pháp lý: Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân,…
- Cán bộ, công chức nhà nước: Làm việc tại các cơ quan nhà nước, như Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án,…
- Giảng viên: Giảng dạy những môn học về Luật thương mại.
- Nhân viên pháp lý tại các tổ chức, doanh nghiệp: Tư vấn pháp luật, giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.
- Nhân viên kinh doanh: Tư vấn pháp lý cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, đàm phán, ký kết hợp đồng,…
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Luật kinh tế là một tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế được phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau cũng như giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế.

Sinh viên sẽ được học các kiến thức khi theo chuyên ngành Luật Kinh tế như:
- Kiến thức cơ sở: Hiến pháp, Lý luận nhà nước và pháp luật, Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Pháp luật đại cương,…
- Kiến thức chuyên ngành: Luật kinh tế, Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư. Luật ngân hàng, Luật bảo hiểm, Luật cạnh tranh,…
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Luật Kinh tế có thể làm việc tại các vị trí sau:
- Luật sư: Tư vấn pháp luật, đại diện cho khách hàng trong các vụ tranh chấp kinh tế,…
- Tư vấn pháp lý: Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân,…
- Cán bộ, công chức nhà nước: Làm việc tại cơ quan nhà nước như Viện kiểm sát, Tòa án, Cơ quan thi hành án,…
- Giảng viên Đại học, Cao đẳng: Giảng dạy những môn học về Luật kinh tế tại các trường Đại học, Cao đẳng.
- Nhân viên pháp lý tại các doanh nghiệp, tổ chức: Tư vấn pháp luật, giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.
- Nhân viên kinh doanh: Tư vấn pháp lý cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, đàm phán, ký kết hợp đồng,…
Chuyên ngành Luật Hành chính
Chuyên ngành Luật Hành chính nghiên cứu và giải quyết các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực hành chính nhà nước. Bao gồm các hoạt động quản lý nhà nước những lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là chuyên ngành phổ biến hiện nay, có cơ hội việc làm cao ở Việt Nam.

Sinh viên học chuyên ngành Luật Hành chính sẽ được trang bị:
- Kiến thức cơ sở: Hiến pháp, Lý luận nhà nước và pháp luật, Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Pháp luật đại cương,…
- Kiến thức chuyên ngành: Luật hành chính, Luật hành chính nhà nước, Luật tổ chức nhà nước, Luật cán bộ, công chức,…
Một số vị trí sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Luật Hành chính bạn có thể tham khảo:
- Công chức, viên chức nhà nước: Làm việc tại các cơ quan nhà nước. Ví dụ như Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân các cấp,…
- Luật sư: Tư vấn pháp luật về hành chính nhà nước. Đại diện cho khách hàng trong các vụ án hành chính,…
- Tư vấn pháp lý: Tư vấn pháp luật về hành chính nhà nước cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân,…
- Giảng viên: Giảng dạy các môn học liên quan đến Luật hành chính tại các trường Cao đẳng, Đại học.
Chuyên ngành Quản trị – Luật
Chuyên ngành Quản trị – Luật kết hợp kiến thức về quản trị kinh doanh và luật học. Sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết. Điều này để tham gia vào những hoạt động quản trị kinh doanh trong các tổ chức, doanh nghiệp. Đồng thời có khả năng giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình quản trị.

Sinh viên chuyên ngành này sẽ được đào tạo những kiến thức như:
- Kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh: Nguyên tắc quản trị, chiến lược kinh doanh, Marketing, tài chính kế toán,…
- Kiến thức cơ bản về luật: Hiến pháp, Luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính, Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự,…
- Kiến thức chuyên sâu về Quản trị – luật: Pháp luật kinh doanh, pháp luật doanh nghiệp, pháp luật thương mại,…
Tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị – Luật, bạn có thể làm việc tại các vị trí sau:
- Quản trị viên trong các tổ chức, doanh nghiệp: Quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý marketing,…
- Tư vấn pháp lý trong các tổ chức, doanh nghiệp: Tư vấn pháp luật về quản trị kinh doanh. Giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình quản trị.
- Cán bộ, công chức nhà nước: Làm việc tại các cơ quan nhà nước, như Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp,…
- Giảng viên: Giảng dạy các môn học về Quản trị kinh doanh hoặc Luật kinh doanh ở các trường Đại học, Cao đẳng.
Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG-HCM đào tạo các chuyên ngành Luật uy tín
Trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL) là một trong những trường đại học hàng đầu Việt Nam về đào tạo luật. Các chuyên ngành luật của UEL được đào tạo theo chuẩn chất lượng. Đội ngũ giảng viên là các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực luật. Trường cũng có cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên.

Ngành Luật tại UEL được chia thành 2 ngành: Ngành Luật và Ngành Luật Kinh tế. Trong đó, bao gồm những chuyên ngành sau:
Gồm có Luật Dân sự, Luật Tài chính Ngân hàng, Luật và Chính sách công. Cùng với đó Luật Kinh doanh và Luật Thương mại quốc tế.

UEL đã đào tạo ra nhiều thế hệ luật sư, chuyên viên pháp lý có trình độ vượt bậc, được xã hội đánh giá cao. Chất lượng đào tạo của UEL đã được khẳng định qua các bảng xếp hạng uy tín. Trong đó có bảng xếp hạng của QS World University Rankings, Times Higher Education World University Rankings,…
Sau đây là các phương thức xét tuyển Đại học chính quy tại UEL mà bạn có thể tham khảo:
Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng.
Phương thức 2: Xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG-HCM 2025
Phương thức 3: Xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Chi tiết TẠI ĐÂY
Thông tin liên hệ tư vấn tuyển sinh:
- Số 669 Đỗ Mười, Khu phố 6, phường Linh Xuân, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: (028) 372.44.550 – 0888.247.669
- Trang web tuyển sinh chính thức của UEL: https://tuyensinh.uel.edu.vn
Trên đây là những thông tin về chuyên ngành Luật phổ biến hiện nay. Nếu bạn có mong muốn theo đuổi ngành Luật. Bạn có thể học tại nhiều cơ sở đào tạo với nhiều chương trình đa dạng. Trong đó, Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG-HCM là đơn vị mà bạn có thể cân nhắc. Hy vọng các nội dung trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm ngành học phù hợp với bản thân.