Mức lương ngành Luật Kinh tế thời điểm hiện nay

Mức lương ngành Luật Kinh tế hiện nay ở từng vị trí và năm kinh nghiệm là bao nhiêu? Tham khảo thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây
Mức lương ngành Luật Kinh tế thời điểm hiện nay

Nhìn chung, ngành Luật Kinh tế có mức lương khá cao với nhiều cơ hội thăng tiến. Do đó, đây là một ngành học và nghề nghiệp có triển vọng đối với những bạn trẻ đam mê và yêu thích luật pháp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp chi tiết thông tin về mức lương ngành Luật Kinh tế thời điểm hiện nay.

Mức lương ngành Luật Kinh tế thời điểm hiện nay
Mức lương ngành Luật Kinh tế thời điểm hiện nay

Tổng quan về ngành Luật Kinh tế

Ngành Luật Kinh tế là ngành học nghiên cứu về các quy định pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, đầu tư,… Ngành học này cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cần thiết. Từ đó để giải quyết các vấn đề pháp lý trong hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả.

Xem thêm:

Luật Kinh tế là ngành học nghiên cứu các quy định pháp luật trong đầu tư, kinh doanh
Luật Kinh tế là ngành học nghiên cứu các quy định pháp luật trong đầu tư, kinh doanh

Học ngành Luật Kinh tế ra trường làm gì?

Cơ hội việc làm ngành Luật Kinh tế khá rộng mở. Sinh viên sau tốt nghiệp các trường có ngành luật kinh tế có thể làm việc ở các vị trí khác nhau. Dưới đây là một số công việc mà sinh viên Luật Kinh tế có thể ứng tuyển.

Chuyên viên pháp lý, pháp chế

Chuyên viên pháp lý, pháp chế là người chịu trách nhiệm tư vấn. Đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong các vấn đề pháp lý. Công việc của chuyên viên pháp lý hay pháp chế gồm có:

  • Tư vấn pháp luật: Tư vấn cho khách hàng về các vấn đề pháp lý trong hoạt động kinh doanh, thương mại, đầu tư,…
  • Soạn thảo hợp đồng, văn bản pháp lý: Soạn thảo các hợp đồng, văn bản pháp lý cho khách hàng.
  • Giải quyết tranh chấp pháp lý: Đại diện cho khách hàng giải quyết các tranh chấp pháp lý.
Chuyên viên pháp lý hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục hành chính 
Chuyên viên pháp lý hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục hành chính 

Luật sư kinh tế

Luật sư kinh tế là những người được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Và có chuyên môn về pháp luật kinh tế. Họ chịu trách nhiệm tư vấn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân, doanh nghiệp. Đây là một nghề có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển.

Luật sư kinh tế là công việc có nhiều tiềm năng phát triển 
Luật sư kinh tế là công việc có nhiều tiềm năng phát triển 

Tư vấn pháp lý

Các vị trí về tư vấn pháp lý sẽ cung cấp thông tin, giải thích pháp luật. Đồng thời hướng dẫn thực hiện các thủ tục pháp lý cho cá nhân, tổ chức. Tư vấn pháp lý có thể được thực hiện bởi các luật sư, chuyên viên pháp lý. Hoặc những cá nhân, tổ chức có kiến thức pháp luật.

Vị trí tư vấn pháp lý cung cấp thông tin, giải thích pháp luật
Vị trí tư vấn pháp lý cung cấp thông tin, giải thích pháp luật

Chuyên viên lập pháp, tư pháp, hành pháp

Đây là những vị trí sẽ làm việc trong các cơ quan lập pháp, tư pháp, hành pháp của nhà nước. Họ chịu trách nhiệm thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực pháp luật. Cụ thể:

Chuyên viên lập pháp: Người làm việc trong các cơ quan lập pháp như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. Chịu trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.

Chuyên viên hành pháp: Làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước. Bao gồm các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp. Họ phụ trách thực thi các văn bản quy phạm pháp luật. Và các quyết định của cơ quan nhà nước.

Chuyên viên tư pháp: Những người làm việc trong các cơ quan tư pháp. Gồm có Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân,… Đảm nhận giải quyết các vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật.

Chuyên viên lập pháp, tư pháp,... thực hiện chuyên môn, nghĩa vụ về pháp luật
Chuyên viên lập pháp, tư pháp,… thực hiện chuyên môn, nghĩa vụ về pháp luật

Giảng viên

Giảng viên ngành Luật Kinh tế truyền đạt kiến thức, kỹ năng pháp luật kinh tế cho sinh viên. Những yêu cầu đối với giảng viên ngành Luật Kinh tế như sau:

  • Trình độ học vấn: Tốt nghiệp Thạc sĩ trở lên về chuyên ngành Luật Kinh tế hoặc các chuyên ngành tương đương.
  • Kiến thức chuyên môn: Nắm vững kiến thức về pháp luật kinh tế, thương mại, đầu tư,…
  • Kỹ năng sư phạm: Có khả năng truyền đạt kiến thức, kỹ năng pháp luật kinh tế một cách hiệu quả.
  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình: Đây là những kỹ năng cần thiết để giảng dạy và tương tác với sinh viên.
Giảng viên ngành Luật Kinh tế cần có đầy đủ chuyên môn và kỹ năng cần thiết
Giảng viên ngành Luật Kinh tế cần có đầy đủ chuyên môn và kỹ năng cần thiết

Mức lương ngành Luật Kinh tế hiện nay như thế nào?

Mức lương ngành Luật Kinh tế hiện nay phụ thuộc vào vị trí công việc, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của từng người. Mức lương của ngành luật kinh tế sẽ từ 7.000.000 – 40.000.000 (VNĐ/THÁNG) Dưới đây là mức lương ngành Luật Kinh tế hiện nay mà bạn có thể tham khảo:

VỊ TRÍ CÔNG VIỆCMỨC LƯƠNG KHỞI ĐIỂM (VNĐ/THÁNG)MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH (VNĐ/THÁNG)
Chuyên viên pháp lý7.000.000 – 12.000.000 triệu15.000.000 – 20.000.000 triệu
Chuyên viên lập pháp, tư pháp, hành pháp7.000.000 – 12.000.000 triệu15.000.000 – 20.000.000 triệu
Luật sư kinh tế15.000.000 – 20.000.000 triệu30.000.000 – 50.000.000 triệu
Giảng viên ngành Luật Kinh tế15.000.000 – 20.000.000 triệu30.000.000 – 40.000.000 triệu

Nhìn chung, mức lương ngành Luật Kinh tế khá cao và có nhiều tiềm năng phát triển. Để có thể đạt được mức lương cao trong ngành Luật Kinh tế, bạn cần:

  • Tích lũy kinh nghiệm làm việc: Kinh nghiệm làm việc là yếu tố quan trọng nhất quyết định mức lương.
  • Nâng cao trình độ chuyên môn: Bạn có thể tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn.
  • Tìm kiếm cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức lớn: Mức lương tại các doanh nghiệp, tổ chức lớn thường cao hơn.
Tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn để có được mức lương tốt nhất
Tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn để có được mức lương tốt nhất

Nên học ngành Luật Kinh tế ở đâu hiệu quả?

Nên học ngành Luật Kinh tế ở đâu hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đó có thể là điều kiện kinh tế, vị trí địa lý hay chất lượng đào tạo,… Cụ thể:

  • Điều kiện kinh tế: Chi phí học tập là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi lựa chọn trường học.
  • Vị trí địa lý: Nếu bạn muốn học tập tại một thành phố lớn thì sẽ có nhiều lựa chọn hơn về trường học. Và cơ hội việc làm sau khi ra trường.
  • Chất lượng đào tạo: Bạn cần tìm hiểu thật kỹ về chất lượng đào tạo của các trường học. Từ đó giúp lựa chọn trường học phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình.
  • Thành tích học tập: Bạn cần có thành tích học tập tốt để được xét tuyển vào các trường Đại học top đầu.

Trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL) là một trong những đơn vị bạn có thể cân nhắc khi xét tuyển ngành Luật Kinh tế. Bởi UEL có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm thực tiễn, chuyên môn cao. Đồng thời chương trình đào tạo được xây dựng với tính ứng dụng cao, cập nhật các quy định pháp luật mới nhất. Ngoài ra, UEL còn có cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng tối ưu nhu cầu học tập của sinh viên. Đặc biệt là cơ hội nghề nghiệp rộng mở khi học tại UEL.

UEL có cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên
UEL có cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên

Thí sinh đăng ký xét tuyển ngành Luật Kinh tế của UEL bằng các phương thức tuyển sinh như sau:

  1. https://link.uel.edu.vn/TS2023-PT1
  2. https://link.uel.edu.vn/TS2023-PT2 
  3. https://link.uel.edu.vn/TS2023-PT3 
  4. https://link.uel.edu.vn/TS2023-PT4 
  5. https://link.uel.edu.vn/TS2023-PT5 

Bạn vừa xem xong các nội dung về mức lương ngành Luật Kinh tế và những thông tin có liên quan. Hy vọng bạn sẽ chọn được nơi uy tín để gửi gắm tương lai của mình với ngành Luật Kinh tế. Chúc bạn thành công với những dự định và hoài bão của mình.

Chia sẻ bài viết
Facebook
Twitter
LinkedIn
WhatsApp