Việc tiếp tục theo học trình độ thạc sĩ luật là lựa chọn được nhiều người quan tâm và lựa chọn đầu tư cho tương lai. Trường Đại học Kinh tế – Luật chính là một trong số những ngôi trường có thâm niên đào tạo nhiều năm với hai ngành: Luật kinh tế, Luật dân sự và tố tụng dân sự. Cùng tìm hiểu rõ hơn về chương trình đào tạo thạc sĩ luật tại Trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL) trong bài viết này nhé!
Xem thêm: Tuyển sinh học Thạc Sĩ Luật Kinh Tế tại Trường đại học Kinh tế – Luật
Mục lục
ToggleChương trình đào tạo thạc sĩ Luật kinh tế tại UEL
Mục tiêu đào tạo
Chương trình thạc sĩ Luật kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế – Luật trang bị cho học viên kiến thức chuyên sâu về pháp luật kinh tế, thương mại. Nội dung đào tạo hướng đến việc định hướng cho người học nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề lý luận và thực tiễn phát sinh trong lĩnh vực xây dựng, thực thi và áp dụng pháp luật kinh tế. Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật kinh tế đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa kinh tế học và luật học theo trường phái Kinh tế học pháp luật đang trở thành xu hướng phổ biến trong đào tạo và nghiên cứu liên ngành trong nước và quốc tế ngày nay.
Chương trình đào tạo thạc sĩ Luật kinh tế nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng nghiên cứu và thực hành pháp luật thuần thục; có phẩm chất chính trị, đạo đức vững vàng; có trình độ và tư duy quản lý cao cho các cơ quan Nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng trong phạm vi cả nước, đặc biệt là khu vực miền Trung và miền Nam; các văn phòng luật sư, công ty, hãng luật trong nước và nước ngoài, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Cơ hội nghề nghiệp sau khi học xong thạc sĩ Luật kinh tế là gì?
Sau khi tốt nghiệp chương trình thạc sĩ Luật kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế – Luật, học viên có thể đảm nhận nhiều vị trí quan trọng tại các cơ quan nhà nước, tổ chức liên chính phủ, phi chính phủ, viện nghiên cứu, trường đại học và cao đẳng trên cả nước.
Ngoài ra, người học còn có các cơ hội việc làm tại văn phòng luật sư, hãng luật trong nước và quốc tế, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế với vai trò như giám đốc doanh nghiệp, giám đốc kinh doanh, marketing, chuyên gia phân tích thị trường, cố vấn pháp lý, thẩm phán, điều tra viện, kiểm sát viên, công chứng viên, luật sư, chuyên viên pháp chế, thừa phát lại, nghiên cứu viên, hoặc giảng viên pháp luật, đặc biệt trong lĩnh vực pháp luật kinh tế.
Chương trình đào tạo thạc sĩ Luật kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL)
Hình thức đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo: 18 tháng hoặc 24 tháng
Định hướng đào tạo: Định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng
Chương trình định hướng nghiên cứu tham khảo:
Stt | Tên học phần | Bắt buộc | Số tín chỉ |
1 | Luận văn thạc sĩ | x | 15 |
2 | Pháp luật thương mại quốc tế | x | 3 |
3 | Triết học | x | 4 |
4 | Phương pháp nghiên cứu khoa học | x | 3 |
5 | Pháp luật về thương mại | x | 3 |
6 | Pháp luật về tài sản | x | 3 |
7 | Pháp luật hợp đồng | x | 3 |
8 | Pháp luật thương mại điện tử | 2 | |
9 | Pháp luật kinh doanh quốc tế | 3 | |
10 | Pháp luật về quản lý ngoại hối và thị trường tiền tệ | 2 | |
11 | Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp | 2 | |
12 | Pháp luật về kinh doanh chứng khoán | 2 | |
13 | Pháp luật về đất đai và kinh doanh bất động sản | 3 | |
14 | Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng và trách nhiệm sản phẩm | 2 | |
15 | Pháp luật lao động và an sinh xã hội | 2 | |
16 | Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm | 2 | |
17 | Pháp luật về môi trường | 3 | |
18 | Pháp luật về thuế trong hoạt động kinh doanh | 3 | |
19 | Pháp luật về đấu thầu và đấu giá tài sản | 3 | |
20 | Pháp luật về đầu tư | 2 | |
21 | Pháp luật về công ty | 3 | |
22 | Pháp luật sở hữu trí tuệ | 3 | |
23 | Pháp luật ngân hàng | 2 | |
24 | Pháp luật cạnh tranh | 2 | |
25 | Kinh tế học pháp luật | 2 | |
26 | Giải quyết tranh chấp trong thương mại | 2 |
Chương trình định hướng ứng dụng tham khảo:
Stt | Tên học phần | Bắt buộc | Số tín chỉ |
1 | Thực tập | x | 6 |
2 | Đề án tốt nghiệp | x | 9 |
3 | Pháp luật thương mại quốc tế | x | 3 |
4 | Triết học | x | 4 |
5 | Phương pháp nghiên cứu khoa học | x | 3 |
6 | Pháp luật về thương mại | x | 3 |
7 | Pháp luật về tài sản | x | 3 |
8 | Pháp luật hợp đồng | x | 3 |
9 | Pháp luật thương mại điện tử | 2 | |
10 | Pháp luật kinh doanh quốc tế | 3 | |
11 | Pháp luật về quản lý ngoại hối và thị trường tiền tệ | 2 | |
12 | Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp | 2 | |
13 | Pháp luật về kinh doanh chứng khoán | 2 | |
14 | Pháp luật về đất đai và kinh doanh bất động sản | 3 | |
15 | Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng và trách nhiệm sản phẩm | 2 | |
16 | Pháp luật lao động và an sinh xã hội | 2 | |
17 | Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm | 2 | |
18 | Pháp luật về môi trường | 3 | |
19 | Pháp luật về thuế trong hoạt động kinh doanh | 3 | |
20 | Pháp luật về đấu thầu và đấu giá tài sản | 3 | |
21 | Pháp luật về đầu tư | 2 | |
22 | Pháp luật về công ty | 3 | |
23 | Pháp luật sở hữu trí tuệ | 3 | |
24 | Pháp luật ngân hàng | 2 | |
25 | Pháp luật cạnh tranh | 2 | |
26 | Kinh tế học pháp luật | 2 | |
27 | Giải quyết tranh chấp trong thương mại | 2 |
Chương trình đào tạo thạc sĩ Luật dân sự và tố tụng dân sự tại Trường Đại học Kinh tế – Luật
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo thạc sĩ Luật dân sự và tố tụng dân sự định hướng ứng dụng đào tạo người học có kiến thức chuyên môn sâu về pháp luật dân sự và tố tụng dân sự, có kỹ năng phân tích và áp dụng giải quyết các tình huống pháp lý về dân sự và tố tụng dân sự, đồng thời có trách nhiệm nghề nghiệp và năng lực tự chủ trong học tập và làm việc để có thể làm việc trong môi trường cơ quan hành chính nhà nước, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và viện nghiên cứu.
Cơ hội nghề nghiệp sau khi học xong thạc sĩ Luật dân sự và tố tụng dân sự là gì?
Học viên tốt nghiệp chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Luật dân sự và tố tụng dân sự có khả năng giảng dạy các môn học cơ bản thuộc lĩnh vực luật học nói chung và Luật dân sự và Tố tụng dân sự nói riêng ở các trường đại học, học viện.
Đồng thời, học viên có thể giữ các vị trí quản lý ở các cấp bậc khác nhau trong bộ máy tổ chức quản lý của các cơ quan Nhà nước, cơ quan tư pháp hoặc hành nghề luật sư hoặc làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
Chương trình đào tạo thạc sĩ Luật dân sự và tố tụng dân sự tại Trường Đại học Kinh tế – Luật
Hình thức đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo: 18 tháng đến 24 tháng
Định hướng đào tạo: Định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng
Chương trình định hướng nghiên cứu tham khảo:
Stt | Tên học phần | Bắt buộc | Số tín chỉ |
1 | Phương pháp nghiên cứu khoa học | x | 3 |
2 | Pháp luật về chủ thể quan hệ pháp luật dân sự | x | 2 |
3 | Pháp luật về hợp đồng | x | 3 |
4 | Pháp luật về quan hệ tài sản giữa vợ chồng | x | 2 |
5 | Pháp luật về tài sản và thừa kế | x | 3 |
6 | Triết học | x | 4 |
7 | Pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ | x | 2 |
8 | Áp dụng pháp luật trong giải quyết vụ việc dân sự | x | 2 |
9 | Luật dân sự so sánh | x | 2 |
10 | Pháp luật lao động | x | 2 |
11 | Pháp luật về hòa giải | x | 2 |
12 | Pháp luật về quyền tác giả | x | 2 |
13 | Pháp luật về tài sản tín thác (Trust law) | x | 2 |
14 | Pháp luật về tố tụng dân sự | x | 3 |
15 | Pháp luật về môi trường | 2 | |
16 | Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân | 2 | |
17 | Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự | 2 | |
18 | Nghĩa vụ ngoài hợp đồng | 2 | |
19 | Pháp luật về an sinh xã hội | 2 | |
20 | Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng | 2 | |
21 | Pháp luật về bất động sản | 2 | |
22 | Pháp luật về công chứng và thừa phát lại | 2 | |
23 | Pháp luật về đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai | 3 | |
24 | Pháp luật về đền bù giải phóng mặt bằng | 2 | |
25 | Pháp luật về thi hành án dân sự | 2 | |
26 | Quyền nhân thân trong pháp luật dân sự | 2 | |
27 | Luận văn thạc sĩ | x | 15 |
Chương trình định hướng ứng dụng tham khảo:
Stt | Tên học phần | Bắt buộc | Số tín chỉ |
1 | Phương pháp nghiên cứu khoa học | x | 3 |
2 | Pháp luật về chủ thể quan hệ pháp luật dân sự | x | 2 |
3 | Pháp luật về hợp đồng | x | 3 |
4 | Pháp luật về quan hệ tài sản giữa vợ chồng | x | 2 |
5 | Pháp luật về tài sản và thừa kế | x | 3 |
6 | Triết học | x | 4 |
7 | Pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ | x | 2 |
8 | Áp dụng pháp luật trong giải quyết vụ việc dân sự | x | 2 |
9 | Luật dân sự so sánh | x | 2 |
10 | Pháp luật lao động | x | 2 |
11 | Pháp luật về hòa giải | x | 2 |
12 | Pháp luật về quyền tác giả | x | 2 |
13 | Pháp luật về tài sản tín thác (Trust law) | x | 2 |
14 | Pháp luật về tố tụng dân sự | x | 3 |
15 | Pháp luật về môi trường | 2 | |
16 | Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân | 2 | |
17 | Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự | 2 | |
18 | Nghĩa vụ ngoài hợp đồng | 2 | |
19 | Pháp luật về an sinh xã hội | 2 | |
20 | Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng | 2 | |
21 | Pháp luật về bất động sản | 2 | |
22 | Pháp luật về công chứng và thừa phát lại | 2 | |
23 | Pháp luật về đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai | 3 | |
24 | Pháp luật về đền bù giải phóng mặt bằng | 2 | |
25 | Pháp luật về thi hành án dân sự | 2 | |
26 | Quyền nhân thân trong pháp luật dân sự | 2 | |
27 | Thực tập | x | 6 |
28 | Đề án tốt nghiệp | x | 9 |
Tuyển sinh các chương trình thạc sĩ luật tại UEL
Hàng năm, Trường Đại học Kinh tế – Luật thường tổ chức 2 đợt tuyển sinh trong năm đối với 2 ngành thạc sĩ luật. Năm 2024, với hình thức xét tuyển kết hợp phỏng vấn, Kỳ tuyển sinh Sau đại học trình độ thạc sĩ đã thu hút sự quan tâm của người dự tuyển.
Để đăng ký học Thạc sĩ luật, bạn cần đảm bảo hai yếu tố: bằng Đại học ngành phù hợp và chứng chỉ ngoại ngữ đạt điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục, cụ thể như sau:
- Điều kiện về bằng đại học: Người dự tuyển thạc sĩ Luật cần đáp ứng điều kiện đã tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp theo quy định. Đối với người dự tuyển đăng ký dự tuyển vào chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu phải có học lực đạt loại khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu theo danh mục tạp chí khoa học được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận tại Quyết định số 25/QĐ-HĐGSNN ngày 05 tháng 7 năm 2024.
- Điều kiện và ngoại ngữ: Người dự tuyển cần có chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Học phí đối với khối ngành luật học kỳ I năm học 2024 – 2025 đang được áp dụng tại Trường đại học Kinh tế – Luật là: 18.750.000 đồng/ học kỳ.
Vì sao nên học thạc sĩ Luật tại đại học Kinh tế – Luật?
Khi lựa chọn học thạc sĩ tại Trường Đại học Kinh tế – Luật, người học có cơ hội tiếp xúc với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, chương trình đào tạo đổi với kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn. Các học viên đến từ nhiều ngành nghề, đơn vị khác nhau giúp bạn mở rộng mạng lưới quan hệ nghề nghiệp, tham gia nghiên cứu và công bố học thuật có giá trị. Bằng cấp từ UEL giúp nâng cao cơ hội nghề nghiệp trong tư vấn pháp lý, quản trị doanh nghiệp, hoặc làm việc tại các tổ chức quốc tế. Đây là lựa chọn lý tưởng để phát triển sự nghiệp và đóng góp vào sự phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam.
Tham khảo thông tin tuyển sinh tại: https://link.uel.edu.vn/GFaJQZ
Với 2 ngành đào tạo thạc sĩ Luật kinh tế và thạc sĩ Luật dân sự và tố tụng dân sự, bạn có thể lựa chọn Trường Đại học Kinh tế – Luật với nhiều ưu điểm trong việc đào tạo để tiếp tục hành trình phát triển bản thân để có nền tảng vững chắc cho việc thăng tiến trong sự nghiệp tương lai.