Luật Kinh tế là ngành học nhận được sự quan tâm của nhiều thí sinh. Vậy hiện nay ngành Luật Kinh tế thi khối nào? Tổ hợp môn để xét tuyển ngành này ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết qua nội dung của bài viết này.
Mục lục
ToggleThông tin cơ bản về Ngành Luật Kinh tế là gì?
Luật Kinh tế là một ngành học thuộc lĩnh vực luật. Chuyên nghiên cứu về hệ thống các quy phạm pháp luật. Thông qua đó điều chỉnh những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động của các chủ thể kinh tế.
Ngành Luật kinh tế hiện nay đang có nhu cầu nhân lực cao. Ngành học này cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật kinh tế. Có thể kể đến như:
- Kiến thức về các quy phạm pháp luật kinh tế: Luật thương mại, Luật đầu tư,…
- Kiến thức liên quan đến các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính,…
- Kỹ năng tư vấn pháp luật kinh tế, giải quyết tranh chấp kinh tế,…
Xem thêm:
- Ngành luật kinh tế học trường nào? Danh sách 9 trường uy tín hiện nay
- Mức lương ngành Luật Kinh tế [Chi tiết cập nhật năm 2023]
- Ngành Quản trị kinh doanh thi khối nào? Học tổ hợp môn gì?
- Ngành Luật thi khối nào? Học tổ hợp môn gì? – Tuyển sinh
- Ngành Marketing thi khối nào? Học những tổ hợp môn gì
- Ngành Kế toán là gì? Thông tin chi tiết về ngành Kế toán
Ngành Luật Kinh tế thi khối nào?
Các tổ hợp môn xét tuyển ngành Luật kinh tế phổ biến tại các trường Đại học, Cao đẳng bao gồm:
- A00: Toán, Lý, Hóa
- A01: Toán, Lý, Anh
- C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý
- D01: Ngữ Văn, Toán, Anh
- D07: Toán, Hóa, Anh
Thí sinh cần tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh cũng như dựa trên khả năng của bản thân mà chọn khối thi phù hợp. Dưới đây là một số lưu ý khi lựa chọn tổ hợp môn xét tuyển ngành Luật kinh tế:
- Thí sinh cần cân nhắc sở trường, năng lực của bản thân để lựa chọn tổ hợp môn phù hợp.
- Tìm hiểu kỹ và lựa chọn tổ hợp môn có điểm chuẩn phù hợp với năng lực.
- Ôn luyện kỹ các môn thi trong tổ hợp đã lựa chọn để đạt được điểm cao trong kỳ thi THPT Quốc gia.
Tổ hợp xét tuyển ngành Luật Kinh tế
Tùy thuộc vào trường Đại học và địa phương, bạn có thể xét tuyển theo các tổ hợp môn sau đây:
- Tổ hợp môn A00: Toán, Vật Lý, Hóa
- Tổ hợp môn A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh
- Tổ hợp môn C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý
- Tổ hợp môn D01: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh
- Tổ hợp môn D07: Toán, Hóa, Tiếng Anh
- Tổ hợp môn D14: Ngữ Văn, Lịch Sử, Tiếng Anh
Điểm chuẩn ngành Luật Kinh tế thường dao động từ 20 – 25 điểm. Điểm này còn tùy thuộc vào từng trường và mỗi năm học.
Tố chất và kỹ năng cần có để học ngành Luật Kinh tế
Để học tốt ngành Luật kinh tế, sinh viên cần có những tố chất và kỹ năng nhất định. Đầu tiên, về tố chất, bạn cần:
- Yêu thích và có năng khiếu về lĩnh vực Luật,
- Có khả năng tư duy logic, phân tích, tổng hợp,
- Có khả năng giao tiếp, đàm phán,
- Có khả năng nghiên cứu, tìm hiểu thông tin,
- Luôn cẩn thận, công bằng, khách quan và trung thực,
- Có một trí nhớ tốt,
- Năng động, sáng tạo, bản lĩnh.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần sở hữu một số kỹ năng có liên quan đến ngành Luật. Có thể kể đến như:
- Kỹ năng đọc hiểu: Giúp sinh viên tiếp thu kiến thức tốt nhất từ các tài liệu, giảng viên,…
- Kỹ năng viết: Có thể viết các văn bản pháp luật, luận văn,…
- Kỹ năng thuyết trình: Trình bày vấn đề pháp lý một cách thuyết phục
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Giải quyết các vấn đề gặp phải một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Ngoài ra, sinh viên cần trang bị tiếng Anh và kiến thức xã hội vững chắc. Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến trong lĩnh vực Luật. Trau dồi tiếng Anh để tiếp cận với pháp luật quốc tế một cách dễ dàng.
Ra trường làm gì khi học ngành Luật Kinh tế?
Ngành Luật Kinh tế là ngành học có nhiều tiềm năng phát triển. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau với mức lương hấp dẫn. Một số cơ hội nghề nghiệp của ngành Luật Kinh tế như:
- Làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức kinh tế: Chuyên viên pháp lý tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế là một vị trí có nhu cầu tuyển dụng lớn. Vị trí này sẽ chịu trách nhiệm tư vấn pháp luật, giải quyết các vấn đề pháp lý trong doanh nghiệp, tổ chức kinh tế.
- Luật sư: Đây là nghề nghiệp được xã hội tôn trọng. Luật sư có thể làm việc tại các văn phòng luật sư, công ty luật,… hoặc hành nghề tự do.
- Giảng viên luật: Là người chịu trách nhiệm giảng dạy các môn học liên quan đến luật tại các trường Đại học, Cao đẳng,…
- Nghiên cứu viên luật: Chịu trách nhiệm nghiên cứu, phát triển các kiến thức, học thuyết pháp luật.
- Các cơ hội nghề nghiệp khác: Sinh viên ngành Luật kinh tế cũng có thể tự khởi nghiệp. Hoặc làm việc trong các lĩnh vực khác như quản trị kinh doanh, tài chính, ngân hàng,…
Trường đào tạo ngành Luật Kinh tế uy tín hiện nay
Hiện nay, nhiều trường Đại học có đào tạo Cử nhân ngành Luật Kinh tế uy tín. Một số đơn vị tiêu biểu như:
- Đại học Kinh tế – Luật trực thuộc Đại học Quốc gia TPHCM (UEL)
- Đại học Kinh tế – Tài chính (UEF)
- Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh,…
Trong đó, UEL là trường Đại học công lập có thế mạnh đào tạo ngành Luật kinh tế chất lượng. Ngành Luật kinh tế tại UEL được đào tạo theo chuẩn quốc tế với:
- Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, tận tâm và nhiệt huyết.
- UEL có nhiều mối quan hệ hợp tác với các trường Đại học, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tạo điều kiện cho sinh viên được thực tập, trải nghiệm thực tế và có cơ hội việc làm rộng mở sau khi ra trường.
- Cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu.
- Chương trình đào tạo được thiết kế linh hoạt, đa dạng và phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.
- Sinh viên được hỗ trợ về học phí, chỗ ở và các hoạt động ngoại khóa.
Hiện UEL có nhiều phương thức xét tuyển vào các chương trình đào tạo Đại học chính quy. Thí sinh có thể đăng ký một hoặc nhiều phương thức này để xét tuyển vào trường. Bao gồm:
- Phương thức 1: https://link.uel.edu.vn/TS2023-PT1
- Phương thức 2: https://link.uel.edu.vn/TS2023-PT2
- Phương thức 3: https://link.uel.edu.vn/TS2023-PT3
- Phương thức 4: https://link.uel.edu.vn/TS2023-PT4
- Phương thức 5: https://link.uel.edu.vn/TS2023-PT5
Để biết thêm chi tiết về ngành học này, bạn có thể truy cập vào website tuyển sinh chính thức của UEL. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải quyết thắc mắc ngành Luật Kinh tế thi khối nào. Và cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về ngành Luật Kinh tế. Hy vọng các nội dung vừa đề cập ở trên sẽ giúp bạn đưa ra quyết định tốt nhất cho ngành học mà bản thân theo đuổi.